Trình Văn
Năm 2024 dự kiến có gần 100 cuộc bầu cử diễn ra trên khoảng 70 nước, những kết quả bỏ phiếu sẽ ảnh hưởng đến xu hướng địa chính trị thế giới ngày càng bất ổn. Dưới đây là 5 cuộc bầu cử quan trọng nhất.
1. Bầu cử Tổng thống Mỹ có thể sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị và quan hệ địa chính trị toàn cầu;
2. Bầu cử Nghị viện châu Âu sẽ ảnh hưởng đến chính sách và quan điểm tổng thể của Liên minh châu Âu (EU) trong tương lai sẽ chuyển sang cánh tả hay cánh hữu;
3. Cuộc bầu cử ở Nga sẽ xem liệu Tổng thống đương nhiệm Putin có có thể tiếp tục nắm quyền và thái độ của ông đối với việc chiến trường Ukraine kết thúc như thế nào;
4. Cuộc bầu cử ở Ấn Độ sẽ xem liệu nước dân chủ lớn của châu Á trong bàn cờ giữa Trung Quốc và Nga có tiếp tục chọn con đường thân Mỹ hay không;
Cuộc bầu cử ở Đài Loan sẽ cho thấy đảo quốc này lựa chọn như thế nào giữa thân Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và thân Mỹ, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng quan hệ Trung-Mỹ và cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan.
Tổng tuyển cử Đài Loan (13/1)
Bầu cử tổng thống Đài Loan năm 2024 có 3 nhóm ứng viên (tổng thống và phó tổng thống). Ứng viên do Đảng Dân chủ Tiến bộ cầm quyền (thường gọi là “phe lục”) đề xuất là Phó Tổng thống Lại Thanh Đức (Lai Qingde) và người phối hợp là Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim) – cựu Đại diện tại Mỹ; phe đối lập Quốc dân đảng Trung Quốc (phe lam) có các ứng viên là Hầu Hữu Nghi (Thị trưởng mới của Đài Bắc) và Triệu Thiếu Khang (Chao Shao-kang) – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Phát thanh truyền hình Trung Quốc (Broadcasting Corporation of China); nhóm thứ ba là Đảng Nhân dân Đài Loan (phe trắng) có ứng viên là Chủ tịch đảng Kha Văn Triết (Ke Wenzhe) và nhà lập pháp Ngô Hân Doanh (Cynthia Wu).
Các cuộc thăm dò cho thấy Đảng Dân chủ Tiến bộ vẫn là đảng chính trị lớn nhất trong cuộc tổng tuyển cử năm 2024, điều này cũng phản ánh những thành tựu chính trị đáng khen ngợi của Tổng thống Thái Anh Văn, tuy nhiên do bà Thái đã tại nhiệm đủ hai nhiệm kỳ nên không thể tiếp tục tranh cử.
Mối quan hệ với ĐCSTQ là chủ đề chính trong cuộc tổng tuyển cử ở Đài Loan năm 2024. Do bài học của chính sách “một quốc gia, hai chế độ” ở Hồng Kông và cuộc chiến Nga – Ukraine, Đảng Dân chủ Tiến bộ chủ trương bảo vệ nền dân chủ và tự do của Đài Loan bằng cách tăng cường quan hệ với Mỹ ngăn chặn ĐCSTQ xâm chiếm Đài Loan. Còn Quốc dân Đảng và Đảng Nhân dân có xu hướng đạt được một loại thỏa thuận hòa bình nào đó với ĐCSTQ để ngăn chặn chiến tranh.
Cử tri Đài Loan có thể có xu hướng duy trì hiện trạng eo biển Đài Loan hơn. Kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy rằng khi ĐCSTQ dùng thủ đoạn mở các cuộc tập trận quân sự hung hãn hoặc công khai thiện chí cùng Quốc Dân Đảng nhằm cố gắng cảnh báo cử tri Đài Loan tránh xa Đảng Dân chủ Tiến bộ, điều đó có thể gây ra tác dụng ngược.
Trước cuộc tổng tuyển cử năm 2024, việc ĐCSTQ sẽ có thủ đoạn nào để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Đài Loan là điều đáng chú ý. Phản ứng của ĐCSTQ sẽ ra sao nếu nhóm ông Lại Thanh Đức của Đảng Dân chủ Tiến bộ giành chiến thắng? Điều này cũng có thể ảnh hưởng tới việc điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đài Loan và Trung Quốc.
Bầu cử ở Nga (17/3)
Tỷ lệ ủng hộ ở Nga đối với ông Tổng thống Nga Putin hiện tại là khoảng 70%, cử tri trung thành của ông Putin chủ yếu là giới thượng lưu giàu có và những người trên 55 tuổi dựa vào truyền thông nhà nước để biết tin tức.
Hiện nay ông Putin (71 tuổi) vẫn chưa tuyên bố tranh cử. Theo sửa đổi Hiến pháp Nga năm 2020, các nhiệm kỳ tổng thống trước đây của ông đã được xóa bỏ, ông Putin có thể tranh cử lại nhưng chỉ được tái đắc cử hai lần với mỗi nhiệm kỳ tổng thống là 6 năm.
Việc sửa đổi Hiến pháp cũng đã nâng cao các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với các ứng viên tổng thống Nga, chẳng hạn như cần phải sống ở Nga ít nhất 25 năm (yêu cầu trước đó là 10 năm); ngoài ra hiện có yêu cầu mới là chưa từng có quốc tịch và thường trú ở một quốc gia khác.
Trọng tâm chính trong thời gian bầu cử sẽ là quá trình, chi phí và hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine, cũng như tác động đối với nền kinh tế Nga và cuộc sống hàng ngày của người dân bình thường do các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào cuộc chiến Nga – Ukraine.
Một điều quan trọng cần theo dõi là liệu ông Putin có kết thúc chiến tranh trước tháng 3/2024 hay không.
Tổng tuyển cử ở Ấn Độ (giữa tháng 4 và tháng 5)
Kể từ khi đắc cử vào năm 2014 và tái đắc cử vào năm 2019, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhận được ủng hộ tương đối cao trong cử tri Ấn Độ. Mặc dù số ghế đa số của Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) đã giảm đi, tuy nhiên vẫn còn đủ để ông tiến đến nhiệm kỳ thứ ba.
Phe đối lập Ấn Độ đã thành lập liên minh gồm 26 đảng chính trị (viết tắt là INDIA), nhưng các nhà lãnh đạo của INDIA chưa đủ mạnh để cạnh tranh thắng được phe của ông Modi.
Ấn Độ thời chính quyền Modi đã cạnh tranh với Trung Quốc để giành vị thế là trung tâm sản xuất quốc tế, tăng trưởng GDP của Ấn Độ vào năm 2023 dự kiến là 5,9%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán điều này có thể đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất vào năm 2023.
Đồng thời, ông Modi cũng đã nâng cao vị thế địa chính trị và quyền tự chủ chiến lược ở nước ngoài của Ấn Độ. Thuận theo chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ, cả Ấn Độ và Mỹ đều sẵn sàng tăng cường hợp tác song phương, Mỹ coi Ấn Độ là đồng minh có thể kiểm soát và cân bằng mối đe dọa của ĐCSTQ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ông Modi đã thiết lập mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với cả Tổng thống Mỹ đương nhiệm Biden và cựu Tổng thống Trump. Bất kể kết quả của cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 như thế nào, điều đó khó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của quan hệ Mỹ-Ấn.
Vấn đề khó khăn hiện nay đối với chiến dịch tranh cử của ông Modi là giá lương thực Ấn Độ tăng mạnh. Tuy nhiên xu hướng đồng thuận lạc quan về triển vọng kinh tế của Ấn Độ. Dưới lãnh đạo của ông Modi, vai trò của Ấn Độ trong nền kinh tế, địa chính trị và trật tự thế giới ngày càng gia tăng, là điều kiện thuận lợi cho khả năng chiến thắng thứ ba của ông.
Điều cần quan tâm hơn là bối cảnh bên ngoài Ấn Độ: Liệu ĐCSTQ có tạo ra xung đột biên giới trong thời gian bầu cử ở Ấn Độ không, hay có dùng thủ đoạn nào đó can thiệp vào bầu cử ở Ấn Độ không.
Bầu cử Nghị viện châu Âu (từ 6 – 9/6)
Đây là cuộc bầu cử có tham gia từ nhiều quốc gia nhất: Hơn 400 triệu cử tri ở 27 nước thành viên EU bỏ phiếu cho đại diện đảng của nước họ trong Nghị viện châu Âu (có 705 nghị sĩ).
Các quan điểm về chính sách khí hậu, nhập cư và kinh tế sẽ là trọng tâm của các cuộc thảo luận bầu cử trong Nghị viện châu Âu. Trước thực tế là phe cánh hữu phản đối nhập cư bất hợp pháp và chống EU đã có chiến thắng lớn trong cuộc tổng tuyển cử ở Hà Lan vừa kết thúc vào tháng 11, tạo khích lệ lớn cho các đảng cánh hữu ở các nước EU khác. Vì vậy kỳ vọng hiện nay đối với cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu năm 2024 là các đảng phản đối tị nạn kinh tế, nhập cư bất hợp pháp, năng lượng xanh khử cacbon và biến đổi khí hậu sẽ giành được nhiều ghế hơn, điều đó sẽ cho thấy trọng tâm chính sách đối nội của EU trong tương lai có xu hướng chuyển cánh hữu.
Nếu như vậy, Nghị viện châu Âu nhiệm kỳ 2024 – 2029 có thể chấm dứt kế hoạch mới về năng lượng xanh khử cacbon đầy tham vọng hiện nay, cũng như thắt chặt hệ thống nhập cư và tị nạn của EU.
Tình hình chiến tranh ở Ukraine và mối quan hệ trong tương lai giữa EU và Nga cũng sẽ ảnh hưởng đến quan điểm của cử tri, ngoài ra vấn đề tâm điểm khác là hậu quả kinh tế và chính trị trong việc mở rộng EU khi cho Ukraine và Bán đảo Balkan gia nhập, đây cũng sẽ là vấn đề lập pháp quan trọng trong Nghị viện châu Âu khóa tới.
Tỷ lệ cử tri tham gia cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đã tăng vào năm 2019 do tỷ lệ tham gia của giới trẻ cao hơn, xu hướng đó có tiếp tục vào năm 2024? Điều thúc đẩy cử tri tham gia là vấn đề họ dung hợp tình cảm đối với đất nước và đối với EU, qua đó họ mới sẵn lòng tận dụng cơ hội này bày tỏ chính kiến về chính sách của chính phủ trong nước, báo tín hiệu cho các cuộc bầu cử cấp quốc gia tiếp theo của đất nước họ.
Đối với Nghị viện châu Âu dự kiến chuyển sang cánh hữu, việc các đảng thiên tả ở nhiều nước sẽ bảo vệ lợi ích của họ như thế nào và cạnh tranh với các lực lượng bảo thủ thiên hữu đang gia tăng cũng sẽ là một trọng tâm khác.
Bầu cử Mỹ (5/11)
Mặc dù cựu Tổng thống Trump phải đối mặt với nhiều thách thức pháp lý, còn Tổng thống Joe Biden đương nhiệm bị nhiều cử tri cho là quá già, nhưng cả hai ông đều duy trì vị thế thống trị không thể thách thức trong các đảng của họ, do đó có thể nước Mỹ sẽ lại có một cuộc bầu cử tổng thống thứ ba liên tiếp sít sao và khó đoán.
Trong hai năm qua, mặc dù thị trường lao động phát triển mạnh mẽ, tiền lương tăng và lạm phát giảm bớt, nhưng hơn 2/3 số cử tri vẫn tin rằng nước Mỹ đang đi sai hướng, điều này lý giải tỷ lệ ủng hộ suy giảm trong các cuộc thăm dò đối với Tổng thống Biden.
Nhưng giới lãnh đạo Dân chủ vẫn đặt hy vọng lạc quan vào Tổng thống Biden, đặc biệt là sau khi Đảng Dân chủ bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 và bầu cử địa phương năm 2023, họ tin rằng chỉ có Tổng thống Biden mới có thể đánh bại ông Trump.
Trong năm qua, nhiều vụ truy tố khác nhau chống lại cựu Tổng thống Trump trái lại giúp nâng cao ủng hộ đối với ông Trump trong bỏ phiếu sơ tuyển của Đảng Cộng hòa, nhưng điều này cũng có thể là rủi ro nhất định cho ông Trump trong cuộc đối đầu tổng tuyển cử cuối cùng, vấn đề thách thức đối với ông Trump khi đó là liệu có được ủng hộ từ những cử tri trung gian và độc lập?
Sự phân cực chính trị và cuộc chiến văn hóa hiện nay giữa cánh tả và cánh hữu ở Mỹ cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cách cử tri bỏ phiếu, đặc biệt là khi đề cập đến các vấn đề như chủng tộc, tình dục, phá thai, giáo dục học đường và luật kiểm soát súng, đó là cơ sở để kích thích cử tri của cả hai đảng đi bỏ phiếu. Điều đáng chú ý là liệu những vấn đề đó có biến động như thế nào trong nhóm cử tri dao động, qua đó quyết định người chiến thắng cuối cùng.
Ngoài ra, kết quả bầu cử ở Mỹ thường do một số bang chủ chốt quyết định. Các bang như Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, New Hampshire, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin là 8 bang xoay vòng cạnh tranh nhất trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. Do đó, thậm chí vấn đề đáng chú ý hàng đầu là ý nguyện của cử tri những bang này thay đổi như thế nào.
Theo Trình Văn, Epoch Times