Cái chết phụ nữ Úc Justine Damond: Cảnh sát Mỹ “có tội”

Trong phiên xử hôm thứ Hai (29.4.2019) bồi thẩm đoàn 12 người của Tòa án tiểu bang Minneapolis đã đồng bỏ phiếu tán thành bản án sát nhân cấp độ ba và ngộ sát cấp độ hai với Mohamed Noor, nhân viên cảnh sát Mỹ đã bắn chết của nữ công dân Úc Justine Damond. Với bản án này, viên cảnh sát này có nguy cơ đối mặt với bản án 25 năm tù.

Vụ án diễn ra vào tối 15.7.2017 đã khơi động những phản ứng đầy phẩn nộ trên cả thế giới, sau một loạt các vụ nổ súng ở đó cảnh sát Mỹ đã lạm dụng vai trò của mình và sử dụng sức mạnh thái quá, không cần thiết.

Bà Justine Damond, 40 tuổi, xuất thân là một chuyên viên thú y nhưng chuyển sang nghề hướng dẫn viên yoga tại Sydney, đến Minneapolis (tiểu bang Minnesota) để chuẩn bị kết hôn với hôn phu Mỹ vào tháng Tám năm 2017. Hôn phu của bà là Don Damond, phó chủ tịch và là người quản lý sòng bài Little Six Casino ở Minnesota.

Sự việc xảy ra lúc 11 giờ 30 phút tối sau khi bà Damond nghe tiếng phụ nữ gào thét trên đường hẻm sau nhà mình. Tin rằng đó có thể là một vụ hãm hiếp, nên gọi điện thoại cấp báo cho cảnh sát và khi thấy cảnh sát đến, đậu xe bên ngoài, bà bước ra trình bày thì bị bắn một phát vào bụng, chết gục tại chỗ.

Viên cảnh sát này là Mohamed Noor, lúc đó 31 tuổi, một người Mỹ gốc Somalia, đã đến Mỹ từ nhỏ, gia đình theo đạo Hồi, mới gia nhập cảnh sát hai năm, đã có vợ và một con. Anh ta nổ súng giữa lúc đang ngồi ở ghế bên, viên đạn đã bay ngang ngực đồng nghiệp của anh ta, bay xuyên cửa sổ xe hơi và ghim vào bụng nạn nhân.

Điều lạ lùng là lúc này các camera gắn trên người anh ta và đồng nghiệp anh ta lại bị tắt, còn camera gắn trên “dash board” của xe thì không ghi lại hình ảnh nào.

Số là, sau các vụ nổ súng chết người trước đó của cảnh sát, cuối năm 2016 tiểu bang Minnesota đã ra lệnh các nhân viên và sĩ quan cảnh sát phải gắn máy quay phim giám sát trên người. Vấn đề đặt ra là tại sao máy quay của cả hai viên cảnh sát đều bị tắt và ngay sau khi xảy ra vụ nổ súng cũng không được mở ra. Trong khi đó máy quay phim gắn trên xe thì lại hướng về góc khác.

Các thông tin ban đầu cho hay có thể Noor nhầm rằng cái điện thoại bà Justine Damond cầm trên tay là một khẩu súng. Tuy nhiên kết quả điều tra sơ bộ của cảnh sát đã dẫn lời khai của Matthew Harrity thì khi nạn nhân bước ra thì cũng là lúc một âm thanh thật lớn nổ ra, nghe như tiếng pháo hoa và có thể họ lầm là tiếng súng.

Harrity khai là phát súng của Noor đã làm anh ta “đớ” người.

Trước đó Noor đã là mục tiêu của hai vụ điều tra nội bộ, trong đó có vụ bị một phụ nữ kiện vì hành động “quá tay” vào đầu năm 2017. Trong vụ này Noor cùng một đồng nghiệp bị một phụ nữ cáo buộc là đã đạp cửa xông vào nhà một phụ nữ mà “không có một lý do hợp lý và hợp pháp nào”, đồng thời bị cáo buộc là “sử dụng sức mạnh để khống chế để giam cầm và đưa bà đến bệnh viện một cách trái phép”.

Theo phía cảnh sát thì bà này đã gọi điện thoại cho số khẩn cấp 911 cả triệu lần, tuy nhiên bà ta bác bỏ. Thông tin về “thành tích” của Noor đã khiến ông Medaria Arradondo – Phó chỉ huy trưởng cảnh sát – bị chỉ trích dữ dội, vì ông ta không hề hay biết về chuyện này. Các phóng viên liên tục đặt câu hỏi, chất vấn tại sao lại có thể bố trí một nhân viên cảnh sát đầy nghi vấn, đang đối mặt với hai vụ điều tra.

Noor sau đó bị truy tố với tội sát nhân cấp độ ba và ngộ sát cấp độ hai. Ngay từ ngày bị truy tố, anh ta đã bị sa thải ra khỏi cảnh sát và xin tại ngoại với số tiền thế chân $541,000 và từ đó đến nay chưa hề nhận tội, luôn cãi rằng anh ta hành động để tự vệ.

Kết thúc bài bào chữa cho Noor, Luật sư Thomas Plunkett cho rằng thân chủ mình chỉ đơn thuần làm theo những gì đã được huấn luyện, đã thực sự sợ hãi cho tính mạng của mình khi nạn nhân chạy đến xe hơi của họ trong quần áo ngũ, đưa tay lên khiến ông ta tưởng là đưa súng,

Tuy nhiên công tố Amy Sweasy lập luận rằng Noor không hề đối phó với mối đe dọa nào đáng để biện minh cho việc nổ súng và anh ta biết rõ mình đang làm gì: anh ta rút súng ra, nhắm vào nạn nhân và siết cò.

https://cdn.newsapi.com.au/image/v1/91e687538db1922c0264a63094334891?width=650

Noor

Cần nhắc thêm là năm ngoái gia đình Justine Damond đang đâm đơn kiện tiểu bang Minneapolis đòi bồi thường $67 triệu vì đã vi phạm dân quyền trong vụ bắn chết con mình vô cớ.

Đơn kiện đúng tên cha cô Damond là ông John Ruszczyk, nộp lên Tòa án liên bang tại Minnesota, kiện tiểu bang Minnesotam kiện nhân viên cảnh sát Noor và Matthew Harrity, cho rằng cả hai đã thông đồng để che giấu sự thật trong vụ nổ súng qua viêc cố tình không thu hình.

Đại diện pháp lý của họ là Luật sư Bob Bennett, người đã thành công trong việc buộc tiểu bang Minnesota đồng ý giải quyết ngoài tòa, chấp nhận bồi thường gần $4.06 triệu cho gia đình của Philando Castile, người da đen bị cảnh sát bắn chết tại St. Paul trong một vụ kiểm soát gia thông vào tháng BẢy năm 2016.

Hiện tòa còn đang chờ xem xét vụ kiện dân sự này.

Related posts