Một bài nhận định của hãng thông tấn Reuters về cuộc họp của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa diễn ra tại Bang Kok (Thái Lan) đã cho rằng “giới cầm quyền những nước này ngày nay đã cấu kết với nhau thành một “liên minh tội lỗi – unholy alliance”!
Bài viết dẫn chứng những lời tố cáo và chỉ trích của giới vận động nhân quyền thế giới về tình trạng “sự tăng cường hợp tác của các nước ASEAN trong việc bắt bớ và giao hoàn người tị nạn và người tầm trúcho chính quyền những nước họ đã trốn chạy”.
Tính từ năm ngoái tới nay đã có ít nhất tám trường hợp nhà cầm quyền một số nước vùng Đông Nam Á bị cáo buộc đã chính thức bắt giữ hoặc hợp tácvới chính phủ nước khác trong khối ASEAN bắt cóc những người tị nạn chính trị.
Giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế vùng Đông và Đông Nam Á, Nicholas Bequelin, mạnh mẽ tố cáo một số quốc gia trong khu vực đang buôn bán những người bất đồng chính kiến và cá nhân chạy trốn khỏi sự đàn áp theo cách của một liên minh tội ác cấu kết để củng cố chế độ của nhau.
Đích danh nhà cầm quyền CS Việt Nam, Campuchia, Mã Lai và Thái Lan bị cáo buộc đã bắt giam những người bất đồng chính kiếnvà giao trả họ các chính phủ láng giềng, thậm chí có một số trường hợp ngay cả khi họ đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ chấp nhận là người tỵ nạn chính trị!
Đặc biệt trong danhs ách được nêu là Thái Lan, nước chủ nhà tổ chức cuộc họp mặt ASEAN vào cuối tuần qua, trước đây một thời gian dài từng được xem là thiên đường cho các nhà hoạt động, tranh đấu chạy trốn sự đàn áp của các chế độ độc tài. Thế nhưngtừ sau cuộc đảo chính quân sự vào năm 2014, Thái Lan đã yêu cầu một số lân bang đòi trả lại các đối thủ chính trị của mình – và vì thế cũng bắt buộc phải đáp ứng những yêu cầu tương tự.
Hồi tháng trước, Mã Lai bắt giữ và gửi trả về Thái Lan một nhà vận động chống nền quân chủ Thái Lan sau khi người này đã nộp đơn xin quy chế tỵ nạn với Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ. Nhà cầm quyền Thái yêu cầu Mã Lai cho dẫn độ cô Praphan Pipithnamporn, bị chính phủ Thái truy tố buộc tội “nổi loạn và tội phạm có tổ chức”.
Hồi năm ngoái, Thái Lanđã bắt giữ hai người Campuchia giao trả cho nhà cầm quyền Nam Vang, khiến cả hai đều bị đưa ra Tòa và đều bị án tù.
Cô Sam Sokha, một nhà hoạt động nghiệp đoàn vì ném chiếc giày vào một tấm bích chương quảng bá cho Thủ Tướng Cam Bốt Hun Sen đã bị truy tố tội “xúc phạm viên chứccông quyền”, và nay đang phải thụ án hai năm.
Một phóng viên nhiếp ảnh Campuchia tên Rath Rott Mony, đã bị bắt tại Bangkok hồi tháng 12/2018 và bị Thái Lan giao trả về nước. Anh bị nhà cầm quyền Cam Bốt buộc tội “kích động gây ra tình trạng phân biệt đối xử” chỉ vì thu xếp giúp một đoàn làm phim của hãng thông tấn RT quay bộ phim về tệ nạn ấu dâm hoành hành ở xứ Chùa Tháp. Trong phiên xử ngày 26/6 vừa qua, anh bị tuyên án 2 năm tù và còn phải bồi thường tiền bạc cho 2 phụ nữ Campuchia, những người đã có mặt trong phim tài liệu này kể rằng “họ là mẹ của 2 bé gái đã bán con để có tiền trả nợ” nhưng nay –có lẽ vì áp lực của nhà cầm quyền – đã phản bác cuốn phim, tố ngược là bị anh lường gạt, trả cho một khoản tiền nhỏ để ‘dựng lên câu chuyện mang ý nghĩa bôi xấu đất nước, và hậu quả đã bị chòm xóm chê bai, kỳ thị”!
Một trường hợp khác, theo Liên minh Nhân quyền Thái Lan có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết hồi tháng Hai, ba nhà hoạt động người Thái chống chính quyền đang sống lưu vong ở Lào đã bị nhà cầm quyền CSVN bắt giữ khi họ đang quá cảnh trên đường bay sang nước khác rồi bị bàn giao cho Thái Lan.
Trước đó vào tháng 1/2019, hai người Thái khác sống lưu vong ở Lào đột nhiên mất tích và sau đó không lâu, thi thể của họ được tìm thấyở bờ sông Mê Kông phía bên đất Thái trong tình trạng bị băm nhỏ và bị dìm xuống nước bằng những khối bê tông cột chặt. Hoàn toàn không một ai biết – hoặc nói được những gì thực sự đã xảy ra với hai người này.
Nói về chuyện bị bắt cóc rồi bị giải về nước thì với người Việt, cụ thể nhất là trường hợp của nhà hoạt động, cựu nhà báo Trương Duy Nhất, người từng bị tù hai năm về tội đả kích chế độ, chạy sang Thái Lan ẩn náu có thể với ý định xin tỵ nạn, nhưng chưa kịp thì đã ‘đột ngột’ mất tích rồi sau đó chính thức xuất hiện trong trại giam của nhà nước CSVN!.
Theo lời kể của một nhân chứng là người tỵ nạn Việt Nam tại Thái thì đã từng bị 3 nhân viên Cảnh sát sắc phục Thái Lan tra hỏi về chuyện có liên lạc hay biết về người có tên Trương Duy Nhất hay không. Đáng ngạc nhiên theo lời nhân chứng là sự có mặt của 1 viên chức Việt Nam cùng các Cảnh sát Thái trong buổi lấy lời khai. Ngay giới chức Thái cũng xác nhận với nhân chứng đó là 1 viên chức chính quyền CSVN!
Các tổ chức nhân quyền quốc tế và khu vực đã đồng thanh bày tỏ mối lo lắng và lên án điều họ gọi là một ‘hình thức liên minh đầy tội lỗi – unholy alliance- (trái ngược với danh từ liên minh thần thánh – hiện nay của các nước ASEAN. Thế nhưng bất chấp mối lo ngại và quan tâm của cộng đồng thế giới, các chế độ cầm quyền ở Đông Nam Á ngày càng công khai bênh vực cho hành động đi ngược đạo lý, vi phạm những nguyên tắc phổ quát về nhân quyền với lập luận vì ‘quyền lợi quốc gia’ để bênh vực cho chủ trương “bất can thiệp vào nội bộ của nhau”.
Phải chăng chúng ta đang chứng kiến sự bắt đầu một thời kỳ tối tăm mới của lương tâm nhân loại?
Việt Luận