Sau khi ngưng mua thịt, Trung Quốc hăm dọa ngưng mua $63 tỉ quặng sắt của Úc

Trung Quốc hăm dọa sẽ ngưng nhập cảng quặng sắt của Úc trị giá 63 tỉ Úc kim sau khi Úc yêu cầu mở cuộc điều tra về nguồn gốc của vi khuẩn corona.

Chinese import bans fuel trade war fears
Trung Quốc hăm dọa cắt nguồn xuất cảng quặng sắt trị giá $63 tỉ sau khi chính phủ Morrison yêu cầu mở cuộc điều tra về nguồn gốc của vi khuẩn corona.

Tờ Global Times, một cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc, vừa đăng một bài viết trong đó nói rằng Trung Quốc có thể không cần nhập cảng khoảng sản của Trung Quốc vì Brazil dễ dàng thay thế Úc để cung cấp những nguồn nguyên liệu đó cho họ.

“Sau khi cắt nguồn nhập cảnh thịt và có thể sẽ áp tăng thuế lên lúa mạch, điều này không nhất thiết là sự trừng phạt kinh tế của Trung Quốc đối với Úc, mặc dầu có thể hiểu như một lời cảnh cáo đối đối Úc trong mối giao thương giữa hai nước,” tờ báo viết.

“Trong lúc Trung Quốc là chọn lựa duy nhất của Úc trong nguồn xuất cảng nguyên liệu, Úc không là chọn lựa duy nhất của Trung Quốc. Có những quốc gia khác có thể thay thế Úc, như Brazil có thể cung cấp một số lượng lớn về quặng sắt, than đá hay LNG cho Trung Quốc.”

Chinese authorities suggested they could easily turn to Brazil for iron ore and other commodities. Picture: Noel Celis – Pool/ Getty Images
Chính quyền Trung Quốc nói rằng họ có thể dễ dàng chuyển từ Úc sang Brazil cho nguồn cung cấp quặng sắt và các nguyên liệu khác. Source:Supplied

Trung Quốc đã ngưng nhập cảnh thịt từ Úc vào tuần rồi sau khi có sự căng thẳng ngoại giao giữa hai nước.

Bốn hãng thịt: Kilcoy plant, Beef City ở Toowoomba, Dinmore ở Brisbane và Northern Co-operative Meat Company ở Casino, NSW đã bị Trung Quốc ngưng mua thịt.

Trung Quốc là khách hàng mua thịt bò lớn nhất của Úc, chiếm đến 30% nguồn xuất cảng.

CÔNG ĐOÀN ÚC ỦNG HỘ THỦ TƯỚNG MORRISON

Công đoàn Công nhân Úc (The Australian Workers’ Union) đã gởi một lá thư ủng hộ Thủ tướng Morrion, nói rằng Thủ tướng phải cứng rắn đối với chính phủ Trung Quốc.   .

“Nước Úc không chấp nhận những hành động hăm dọa,” Tổng thư ký của AWU, ông Daniel Walton đã nói trong lá thư.

“Đây là thời điểm quan trọng của nước Úc đối phó với áp lực từ bên ngoài. Tất cả các thành viên của AWU mong đợi chính phủ giữ vững lập trường và bảo vệ quyền lợi quốc gia,” ông nói.

Ông Daniel kêu gọi chính phủ Úc tiếp xúc với khối NATO, một tổ chức đủ mạnh để nêu ra vấn đề Úc bị Trung Quốc hăm dọa chỉ vì đưa ra những yêu cầu có lợi ích cho mọi quốc gia.

TRUNG QUỐC NÉ TRÁNH CÂU HỎI VỀ ĐỘNG CƠ

Một phần nguồn xuất cảng của Úc – bao gồm quặng sắt, than đá, gas và thực phẩm – được xuất cảng sang Trung Quốc, mang lại lợi tức trị giá $135 tỉ mỗi năm.

Chính quyền Trung Quốc tiếp tục né tránh câu hỏi có phải những hành động trả đũa giao thương phát xuất từ động cơ chính trị.

Hôm thứ Ba vừa qua, phát ngôn viên của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Zhao Lijian nói rằng những trở ngại về giao thương là do sự kiểm duyệt và tiêu chuẩn quan thuế do Úc nêu ra về nguồn gốc của vi khuẩn corona trong đó có liên quan đến yếu tố vệ sinh và y tế.

“Như Úc yêu cầu điều tra về nguồn gốc của vi khuẩn, như tất cả đều biết, nguồn gốc của vi khuẩn cần phải có sự đánh giá của các chuyên viên và các nhà khoa học,” ông Mr Zhao nói như thế.

“Dùng vi khuẩn cho động cơ chính trị chỉ gây trở ngại cho sự hợp tác để ngăn chận vi khuẩn. Đó không phải là động cơ của Trung Quốc. Trung Quốc luôn luôn tin tưởng vào sự tương kính và bình đẳng trong tất cả các mối quan hệ quốc tế,” ông nói.

Australian relations with China have been heavily strained since Scott Morrison – among other world leaders – began pushing for a global inquiry into coronavirus. Picture: Sam Mooy/Getty Images
Mối bang giao giữa Úc và Trung Quốc căng thẳng sau khi Morrison và một số lãnh tụ khác trên thế giới – đòi hỏi mở một cuộc điều tra về nguồn gốc của vi khuẩn corona. Picture: Sam Mooy/Getty ImagesSource:Getty Images

Bộ trưởng Thương mại Liên bang, Simon Birmingham xác nhận là phía Trung Quốc đã không trả lời về yêu cầu có những cuộc thảo luận để giải quyết những bất đồng ngoại giao hiện nay.

Ông nói rằng cách tốt nhất là các công ty trực tiếp giải quyết vấn đề với phía Trung Quốc.

Thủ tướng Morrison có ý kiến về vấn đề này như sau: “Thỉnh thoảng có những sự bất đồng quan điểm giữa hai nước, và chúng tôi sẽ làm việc một cách tích cực để giải quyết vấn đế vựa trên quyền lợi của quốc gia, luôn luôn trên quyền lợi quốc gia.”

‘CÓ TÍCH CÁCH HĂM DỌA HƠN LÀ HÀNH ĐỘNG THẬT SỰ’

Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc có lẽ không nhắm tới nguồn sản xuất quặng mỏ.

Đại sứ của Trung Quốc tại Úc, Cheng Jingye, cảnh báo là nước Úc phải gánh chịu sự tẩy chay toàn diện nếu tiếp tục yêu cầu cuộc điều tra về vi khuẩn corona.

Ông Jingye nói với tờ The Australian Financial Review vào tháng rồi nước Úc có thể đối phó với sự tẩy chay về ngành du lịch và rượu vang nếu chính phủ Úc tiếp tục đòi hỏi một cuộc điều tra.

China’s ambassador to Australia, Cheng Jingye, warned the nation could face an all-out boycott if the COVID-19 inquiry continues. Picture: AAP Image/Lukas Coch

Đại sứ Trung Quốc ở Úc, ông Cheng Jingye, hăm dọa là nước Úc có thể đối diện với một cuộc tẩy chay toàn diện nếu tiếp tục yêu cầu điều tra về vi khuẩn corona. Picture: AAP Image/Lukas CochSource:AAP

Nhưng ông Peter Jennings, giám đốc học viện “Nghiên cứu Chiến lược của Úc” (the Australian Strategic Policy Institute) nói rằng:

“Giao thương với Trung Quốc luôn luôn gắn liền với chính trị. Đó là chiến thuật mà đảng CS Trung Quốc luôn luôn sử dụng để đạt mục tiêu chính trị lẫn kinh tế,” ông phát biểu như thế trên đài ABC World Radio.

Ông nói thêm rằng chính phủ Úc có quyền chính đáng để tiếp tục yêu cầu mở cuộc điều tra về Covid-19.

“Tôi có thể nói rằng tôi sẽ ngừng mua chuối của Philippines… nhưng nếu bạn đụng chạm đến nước Úc, bạn sẽ đụng chạm đến một thành viên của khối G20. Điều đó sẽ vang dội đi khắp thế giới – và chắc chắn sẽ không có lợi cho Trung Quốc.”

Việt Luận tổng hợp

Related posts