Dịch bệnh nghiêm trọng khiến phẫn nộ của người dân Trung Quốc dâng cao. Thân là người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Tập Cận Bình đang đứng trước nguy cơ tứ bề, tiếng sóng “phản Tập, lật đổ Tập” không ngừng vang lên.
Trong thời gian diễn ra “Lưỡng hội” của ĐCSTQ, bà Vương Thụy Cầm, cựu Ủy viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tỉnh Thanh Hải, đã gửi thư ngỏ công khai đến Lưỡng hội ĐCSTQ trên Internet, kêu gọi tất cả đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và ủy viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc cùng đứng lên bãi miễn Tập Cận Bình, ký tên buộc Tập Cận Bình phải từ chức.
Trong thư nói rằng sau khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, chính quyền đã bưng bít sự thật, khiến virus này lan rộng và tàn phá thế giới, khiến vô số gia đình tan vỡ, gây thiệt hại to lớn về người và của.
Khi mà dịch bệnh lây lan, đối ngoại thì lãnh đạo ĐCSTQ không ngừng rũ bỏ trách nhiệm, dung túng ngoại giao theo kiểu lưu manh, gây hấn khắp nơi, khiến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc rớt xuống đáy vực, uy tín quốc gia không còn sót lại chút gì, khiến vô số người Hoa ở hải ngoại cũng chịu vạ lây.
Đối nội thì lãnh đạo ĐCSTQ tiến hành thanh trừng chính trị, cấm tiếng nói bất mãn với ĐCSTQ, bao gồm “bảy điều không được phép nói” và không được “nói xấu” Trung ương do người lãnh đạo đề xuất, lại phát sinh sự kiện bắt bớ các luật sư trong “cuộc đàn áp 709” (một cuộc đàn áp toàn quốc đối với các luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc vào ngày 9/7/2015), cùng với chính sách “quốc tiến dân lùi” (tức là tài sản nhà nước nhập vốn, tư nhân buộc phải rút về), đàn áp người dân, phá hủy nhà thờ, xây dựng trại tập trung và giám sát công nghệ cao… phát sinh liên tục trong 8 năm qua.
Trong thư cũng nói rằng lãnh đạo ĐCSTQ tiếp tục gây rối Hồng Kông và “Ngoại giao sói chiến” đã khiến Trung Quốc bị quốc tế cô lập trước nay chưa từng có. Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đã khiến lượng lớn các công ty nước ngoài rút khỏi Trung Quốc, thất nghiệp tăng vọt, xí nghiệp đóng cửa, khiến cho nền kinh tế không gượng dậy nổi. Do sự đàn áp không ngừng của chính quyền, giới trí thức, doanh nhân… đều phải phiêu bạt lưu vong, bốn biển làm nhà.
Nguồn tin từ đài Á Châu Tự do cho biết, ông Thành Danh, phó giáo sư Khoa học Xã hội tại trường đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông cho rằng, việc kêu gọi ký tên phế truất Tập Cận Bình cơ bản là điều không thể. Điều này tương đương với việc thực hiện một cuộc cách mạng trong giai tầng lãnh đạo ĐCSTQ, vậy nên đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và các ủy viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc sẽ không tiến hành ký tên chung như vậy.
Tuy nhiên, ông Thành Danh tin rằng sự việc này đã phản ánh sự bất mãn của bộ phận người dân Trung Quốc. Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, một tay viện đến thủ đoạn đàn áp, một tay lấy phát triển kinh tế để trấn an lòng người, nhưng trong tình hình dịch bệnh, người dân thất nghiệp trầm trọng, dưới sự đàn áp chính trị và thiệt hại nặng về kinh tế, người dân tự nhiên sẽ đứng lên phản kháng. Nếu nền kinh tế không thực thi tốt, sự phẫn nộ của người dân sẽ ngày càng lớn hơn, điều này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị.
Cho đến nay, đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã lan rộng gần 5 tháng với hơn 5 triệu người lây nhiễm và hơn 330.000 người tử vong trên khắp thế giới. (Do ĐCSTQ giả mạo số liệu, vậy nên số người bị lây nhiễm và tử vong thực tế có thể cao hơn rất nhiều).
Trước mắt, trong số 193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đã có 116 quốc giá ủng hộ điều tra nguồn gốc virus viêm phổi Vũ Hán. Gần 40 quốc gia đã kêu gọi truy cứu trách nhiệm ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và yêu cầu ĐCSTQ bồi thường thiệt hại. Ngay cả các nước đồng minh của ĐCSTQ và các nước châu Phi được ĐCSTQ “hào phóng rải tiền” trong những năm qua cũng tham gia vào vụ kiện yêu cầu ĐCSTQ bồi thường thiệt hại.
Còn ở Trung Quốc, tình hình dịch bệnh “nơi này chưa qua, nơi khác đã đến”, khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng chưa từng có, làn sóng đóng cửa doanh nghiệp và làn sóng thất nghiệp nổi lên không ngừng khiến phẫn nộ của người dân dâng cao. Sóng ngầm nơi Trung Nam Hải ngày càng mãnh liệt, tiếng nói “phản Tập, lật đổ Tập” vang lên không ngớt.
Ngoài bức thư trực tuyến được ký tên thật của bà Vương Thụy Cầm yêu cầu Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc phế truất ông Tập Cận Bình ra, một bức thư ngỏ ký tên Đặng Phác Phương viết cho các đại diện của “Lưỡng hội” đã được lưu truyền trên Internet, trước khi “Lưỡng hội” diễn ra. Bức thư ngỏ nêu ra 15 câu hỏi, tất cả đều là những câu chất vấn và cảnh báo nhằm vào ông Tập Cận Bình.
Phần mở đầu của bức thư ngỏ nói rằng: “Lưỡng hội” sắp được mở ra. Tại thời điểm đặc thù này, mọi người có lời mà không dám nói, có vấn đề mà không dám hỏi, và thậm chí đến Bắc Kinh tham gia “Lưỡng hội” đều phải nơm nớp lo sợ. Tuy nhiên, đã có rất nhiều những sự kiện lớn ở Trung Quốc trong mấy năm qua, một số trong đó thậm chí liên quan đến an nguy của cả đất nước. Nếu không có ai dám đứng ra phát biểu vào thời điểm này, có thể sau này dẫu có muốn nói cũng không có cơ hội nữa.
Sau đó, lá thư đưa ra một loạt các câu hỏi: Đại biểu của “Lưỡng hội” là bảo vệ quyền lợi của người dân hay quyền lực của một kẻ chuyên quyền nào đó? Vị trí đầu não mà người đương quyền quyết định đó là vị vị trí đầu não của ai? Dịch bệnh lần này chính phủ Trung ương có che giấu không? Ai là người phải chịu trách nhiệm? Mối quan hệ Trung-Mỹ trở nên xấu đi, các công ty nước ngoài rút vốn ồ ạt, Hồng Kông hỗn loạn, Đài Loan ngày càng tách xa, đầu tư phi lý vào sáng kiến ‘một vành đai một con đường’, các vấn đề này ai là người sẽ phải chịu trách nhiệm? Để ngăn các thế hệ lãnh đạo cũ đưa ra kiến nghị tập thể, Trung ương đã sử dụng quân cảnh để “bảo vệ đặc biệt” cho lượng lớn thế hệ lãnh đạo cũ và các quan to trong đảng phái, chính phủ và quân đội đương nhiệm, thực tế là vì để hạn chế tự do, thử hỏi đây là quyền lực ai đã cho “ông ta”, v.v.
Cuối thư ngỏ nói rằng đại biểu của “Lưỡng hội” không nên gánh chịu trách nhiệm cho kẻ đương quyền nào đó, nếu không sẽ trở thành tội nhân thiên cổ.
Tuy nhiên, bức thư ngỏ này đến nay cũng chưa được xác nhận có phải do chính tay Đặng Phác Phương viết không? Nhưng vào ngày 12/4, có nhân sĩ đầu tư ở hải ngoại nắm rõ các vấn đề nội bộ của ĐCSTQ nói rằng gia tộc họ Đặng đang tham gia lật đổ Tập. Nếu bức thư này là sự thật, nó có thể chứng thực cho những tin đồn trước đó.
Ông Thạch Sơn, một nhà phân tích bình luận thời sự chính trị có thâm niên, cho rằng bức thư được ký tên Đặng Phác Phương này kỳ thực là sự phối hợp chặt chẽ với bức thư ngỏ của Trần Bình, chủ tịch của Tập đoàn Ánh Dương, bởi đều là ‘Thái tử đảng’. Trong thư, Trần Bình kêu gọi Cục Chính trị ĐCSTQ triệu khai một cuộc họp mở rộng khẩn cấp, do các nguyên lão và cán bộ cao cấp còn tại vị thảo luận xem liệu ông Tập Cận Bình có còn thích hợp để tiếp tục làm người lãnh đạo quốc gia hay không.
Tuy nhiên, lá thư ép Tập thoái vị do Trần Bình đăng tải đến này vẫn không có ai nhận lãnh, nhưng ngoại giới tin rằng bức thư này cũng có nền tảng vững chắc. Trước Trần Bình, ông Nhậm Chí Cường, một ông trùm trong giới bất động sản cũng thuộc thế hệ đỏ thứ hai của ĐCSTQ, do đăng tải một bài viết chỉ trích ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và bưng bít sự thật nên bị phía chính phủ thông báo điều tra.
Ngày 12/4, có thêm ba nguồn tin chưa được xác nhận, tiết lộ rằng phe chống Tập và Tập Cận Bình đang chọi nhau rất quyết liệt. Theo tình báo nội bộ, lực lượng trong gia tộc Đặng Tiểu Bình muốn Tập Cận Bình “ra đi”. Để dập tắt sự bất bình của tất cả các bên, Hồ Cẩm Đào đã đích thân ra mặt giúp Tập Cận Bình làm dịu cuộc khủng hoảng “thay người” lần này. Tập không phải từ chức, lui về tuyến thứ hai là được, công việc sẽ do Lý Khắc Cường và Vương Kỳ Sơn chủ trì.
Được biết, phương án này được cho là có lợi nhất cho Tập trong tình thế hiện tại. Nếu ông Tập khăng khăng không chịu, có thể sẽ phải đối diện với kết cục tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, có những quan điểm cho rằng đứng sau “lật đổ Tập” có thể liên quan đến tranh chấp giữa các phe phái. Ngay cả khi Tập Cận Bình từ chức thì các vấn đề cơ bản cũng không thể giải quyết, cần phải giải thể ĐCSTQ thì Trung Quốc mới có được đường ra. Bởi thể chế độc tài mới là nguyên nhân gốc rễ của mọi vấn đề.
Chuyên gia lịch sử Trung Quốc Lý Nguyên Hoa nhắc nhở: Bất cứ ai cũng không thể ôm giữ bất kỳ hy vọng nào với chính đảng này, lối thoát duy nhất chính là giải thể nó. Sau khi giải thể sẽ giống như các xã hội khác, đó là một xã hội bình thường. Các quốc gia khác nói một cách tương đối thì đều có một hệ thống chính trị hoàn thiện, bao gồm dân chủ, đức trị và tuyên dương các giá trị phổ quát… Chỉ cần ĐCSTQ còn tồn tại, những điều này căn bản không thể thực hiện. Chừng nào còn là chế độ ĐCSTQ, dẫu là ai lên nắm quyền cũng đều là “bình mới rượu cũ” cả thôi.
Theo Li Quan, Epochtimes.com
Vũ Dương dịch và biên tập