- Trịnh Trung Nguyên
Một nữ chuyên gia virus Trung Quốc đã đào thoát thành công từ Hồng Kông đến Mỹ – Li-Meng Yan (Diêm Lệ Mộng), hôm 10/7 đã công khai phơi bày sự thật, tiết lộ chi tiết về thời kỳ đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấu kết với nhau che giấu tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán. Sự kiện này đã gây chấn động Trung Nam Hải, ông Tập Cận Bình đã đích thân “ra trận”, gọi 4 cuộc điện thoại đến Nhà Trắng, để cố gắng ngăn chặn Fox News công bố bài phỏng vấn đặc biệt. Vì sao ông Tập Cận Bình lại làm thế? Bởi vì, trong vấn đề ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, ông Tập đã trở thành nhân vật quan trọng mà rất nhiều người đang tập trung để ý. Li-Meng Yan giống như bác sĩ quân y ở Bắc Kinh Tưởng Ngạn Vĩnh (Jiang Yanyong) trong thời kỳ dịch SARS, trở thành anh hùng mạo hiểm sinh mạng tiết lộ chân tướng dịch bệnh. Còn tất cả cơ quan chức năng Bắc Kinh đẩy trách nhiệm che giấu dịch bệnh ra bên ngoài đều bị hồi ngược lại, mà toàn bộ đều hướng đến chỗ của ông Tập Cận Bình.
Cô Li-Meng Yan nghiên cứu virus tại Học viện Y tế Cộng đồng – Đại học Hồng Kông, là một người trong những chuyên viên nghiên cứu về virus corona mới (còn gọi là virus Trung Cộng) sớm nhất trên trên giới. Được biết cô đã đem lượng lớn tài liệu chứng cứ đến Mỹ, đều là tài liệu chuyên ngành y học, sự làm chứng của cô có độ khả tín rất mạnh, khiến cho ĐCSTQ phải căng thẳng một cách lạ thường.
Theo cuộc phỏng vấn đặc biệt của Fox News, Li-Meng Yan làm chứng ĐCSTQ và WHO bắt tay nhau che giấu tình hình dịch bệnh, trong đó chi tiết quan trọng là: Ngày 31/12/2019, cô đã hỏi riêng một người bạn làm ở Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Trung Quốc và người bạn này đã nói với cô rằng virus Vũ Hán có thể lây truyền từ người sang người. Nhưng ngày 9/1, WHO vẫn theo cách nói của ĐCSTQ để nói rằng dịch bệnh sẽ không dễ dàng lây truyền từ người sang người. Đến ngày 20/1, ông Tập Cận Bình phát đi chỉ thị, chuyên gia của chính quyền ĐCSTQ mới xác nhận dịch bệnh lây truyền từ người qua người, đây là sự trì hoãn che giấu trong thời gian dài lên đến 20 ngày, là thời gian quan trọng để dịch bệnh từ Vũ Hán lan rộng ra ngoài.
Cô Li-Meng Yan còn nói đến một chi tiết quan trọng khác, đó là lệnh bịt miệng của chính quyền. Cô nói, những bác sĩ hoặc nhà nghiên cứu Trung Quốc từng công khai thảo luận về virus này, về sau toàn bộ đều bị bịt miệng, bao gồm phòng thí nghiệm của Đại học Hồng Kông và WHO mà cô đang làm việc.
Li-Meng Yan nói, truyền thông Đại Lục từng công bố nội dung phỏng vấn với bà Ngải Phân (Ai Fen) – Chủ nhiệm Khoa cấp cứu Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, về thời gian là có thể kiểm chứng, nhưng sau khi nội dung phỏng vấn được công bố thì đã lập tức bị chặn, bà Ngải Phân cũng được cho là đã bị chính quyền hạn chế tự do. Chi tiết của báo cáo này cho thấy, tầng lãnh đạo bệnh viện Vũ Hán ban đầu cho giấu dịch bệnh là bắt nguồn từ chỉ thị của Ủy ban Y tế Sức khỏe Vũ Hán, Ủy ban này lại nghe mệnh lệnh của Thị ủy Vũ Hán và Tỉnh ủy Hồ Bắc. Theo báo cáo của Caixin, dù sau khi Ủy ban Y tế Sức khỏe quốc gia Trung Quốc đã sớm biết về tình hình dịch bệnh, nhưng lại vẫn yêu cầu không được công khai cho công chúng. Điều này hiển nhiên là chịu sự khống chế của nhà quyết sách cao nhất của Trung Nam Hải. Trong toàn bộ mắt xích che giấu dịch bệnh của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình xác thực là đã đóng vai trò hạt nhân.
Còn nội bộ ĐCSTQ trong lần dịch này, từng có thời điểm đẩy trách nhiệm cho nhau. Ví dụ, ngày 27/1, Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng đã nói với CCTV rằng, dịch bệnh được tiết lộ không kịp thời là “sau khi được trao quyền, tôi mới có thể tiết lộ”, đây là “đổ trách nhiệm cho Trung ương”. Tối ngày 31/1, đương nhiệm Phó Bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc, Thị trưởng Vũ Hán Mã Quốc Cường cũng nói khi được phỏng vấn rằng thành phố Vũ Hán năm ngoái sau khi vừa mới xuất hiện vài người nhiễm, cơ quan y tế đã báo cáo tình hình lên Ủy ban Y tế Sức khỏe quốc gia. Ngày 13/2, ông Mã Quốc Cường bị miễn nhiệm chức vụ.
Còn về ông Tập Cận Bình, ngày 20/1 ông mới lần đầu tiên công khai đưa ra “chỉ thị quan trọng” đối với tình hình dịch bệnh, nhưng tạp chí Cầu thị của ĐCSTQ hôm 15/2 đã tiết lộ, ông Tập Cận Bình đã nói trong cuộc họp nội bộ cấp cao, từ ngày 7/1 đã đưa ra yêu cầu đối với công tác phòng chống dịch. Điều này được cho là ông Tập Cận Bình đang đẩy trách nhiệm xuống bên dưới.
Tuy nhiên, ngày 28/1, ông Tập Cận Bình tiếp kiến Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại Bắc Kinh, đã đích thân nói rằng trong phòng và kiểm soát dịch bệnh, “vẫn luôn đích thân chỉ huy, đích thân bố trí”. Sau đó, truyền thông Hồng Kông là Minh Báo (Mingpao) bị cho là giúp đỡ Chủ nhiệm Trung tâm Phòng ngừa Bệnh tật Trung quốc Cao Phúc đẩy trách nhiệm, báo cáo trích dẫn thông tin từ Bắc Kinh nói, ngày 6/1 Trung tâm Phòng ngừa bệnh tật đã báo cáo tình hình dịch bệnh lên Trung Nam Hải, nhưng trong cuộc họp ngày 7/6, ông Tập Cận Bình yêu cầu “không được làm ảnh hưởng đến không khí đón năm mới” nên dẫn đến lỡ thời cơ chống dịch. Trong nội bộ đảng đẩy trách nhiệm cho nhau, cuối cùng lại đẩy lên người ông Tập Cận Bình.
Ngày 27/2, chuyên gia Chung Nam Sơn của Trung tâm Phòng ngừa Bệnh tật Trung Quốc nói “nguồn gốc virus không nhất định là đến từ Trung Quốc”, chính quyền Trung Quốc bắt đầu sao chép phát ngôn này, đem trách nhiệm đổ cho nước ngoài, từng có thời điểm chuyển dịch góc nhìn ra nước ngoài. Mặc dù vậy, tiếng nói đòi truy cứu trách nhiệm và bồi thường trên quốc tế vẫn không ngớt, ĐCSTQ vẫn mặt dày nhấn mạnh sự công khai và minh bạch trong thông báo của mình, rằng nguồn gốc dịch bệnh không thể xác định là tại Trung Quốc.
Hiện nay, cô Li-Meng Yan đã mạo hiểm từ bỏ ĐCSTQ đứng ra làm chứng việc ĐCSTQ bắt tay với WHO che giấu dịch bệnh, khiến lãnh đạo cấp cao nhất của Bắc Kinh tức giận, nhưng không giải quyết được vấn đề. Tin rằng các thông tin tiếp theo của cô Li-Meng Yan, vẫn sẽ khiến cho chính quyền Trung Quốc đứng ngồi không yên.
Tôi đã từng xem một đoạn video hài chị ba Lưu (Liu Sanjie) “ném nồi” được nghệ sĩ trường phái tự do Lý Kim Sơn đăng tải. Vai diễn chị ba Lưu trong điện ảnh Đại Lục những năm 1960, trên người đeo nhiều xâu xoong nồi, vừa hát vừa xoay người quăng toàn bộ nồi trên người ra xung quanh. Tuy nhiên, do tất cả những xoong nồi đều bị dây buộc lại trên người, khi dừng lại, thì nồi lại trở lại trên người, cảnh quay vô cùng hài hước. Điều này cũng giống như tình huống hiện nay mà ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ đối mặt, tức là đẩy trách nhiệm ra bên ngoài không thành, cuối cùng lại quay trở lại. (Quăng nồi được hiểu như đẩy trách nhiệm, bản thân không có liên quan đến sự việc).
Ông Tập Cận Bình gần đây chỉ thị chính quyền thành lập một cơ cấu lãnh đạo cơ quan cảnh sát – Tổ An ninh chính trị. Hành động này dường như hô ứng với việc đầu năm nay ông Tập chỉ thị Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Quách Thanh Côn rằng năm nay việc quan trọng là đảm bảo an ninh chính trị.
Nếu hiện tại chúng ta xem lại, tháng 5 năm nay, Nhân đại ĐCSTQ thông qua quyết định khởi thảo Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông, cuối tháng 6 Ban thường ủy Nhân đại nhanh chóng thông qua Dự thảo Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông, do ông Tập Cận Bình ký và chính thức có hiệu lực, chính quyền ĐCSTQ đẩy nhanh hành động kiểm soát Hồng Kông, đúng lúc sau khi Li-Meng Yan đào thoát từ Hồng Kông ra nước ngoài, việc này cũng khiến cho người ta có cảm giác bỗng nhiên bừng tỉnh.
Còn về việc WHO trở thành vai phụ và đồng lõa giúp ĐCSTQ che giấu tình hình dịch bệnh, tổ chức này vẫn luôn bị lên án. Chúng ta thấy được, trước khi cô Li-Meng Yan lên tiếng công khai, WHO một mặt âm thầm sửa đổi dòng thời gian sự kiện virus, một mặt bố trí nhóm chuyên gia đến Trung Quốc tiến hành cái gọi là điều tra, nhưng không loại trừ khả năng thương thảo cùng ĐCSTQ để làm thế nào che lấp những lời dối trá, điều này cần cộng đồng quốc tế duy trì sự chú ý.
Nói cho cùng, ông Tập Cận Bình vẫn luôn nhấn mạnh lối tư duy thấp nhất chính là tư duy bảo vệ đảng, bảo vệ chính quyền, phương diện này và sự lo lắng vong đảng của cựu lãnh đạo đảng trong quá khứ là có sự kế thừa. Nếu cơ điểm suy xét tất cả các vấn đề của người cầm quyền, đều đặt trên việc bảo vệ đảng, bảo vệ chính quyền, chứ không phải là an nguy của nhân dân, vậy thì dù khẩu hiệu bề ngoài có đường hoàng tốt đẹp đến đâu, thì việc gì cũng không thể làm tốt, hễ làm thì là việc xấu, là việc thất bại. Chính vì thế, ông Tập Cận Bình càng “nỗ lực” duy trì cho ĐCSTQ đi tiếp, chính là càng đẩy nhanh tốc độ bại vong của ĐCSTQ. Cuối cùng, ông Tập cũng sẽ giống như rơi tự do, bị hủy hoại cùng với ĐCSTQ.
Trịnh Trung Nguyên