Giới chức cao tầng Trung Quốc có thể đang tranh cãi kịch liệt ở hội nghị Bắc Đới Hà

Hương Thảo

Giới chức cao tầng Trung Quốc có thể đang tranh cãi kịch liệt ở hội nghị Bắc Đới Hà
(Ảnh thumbnail Youtube/ChinaForbiddenNews)

Reuters đưa tin, vào ngày 14/8 cuộc họp đánh giá giai đoạn đầu Hiệp định thương mại Trung-Mỹ dự kiến ​​vào ngày 15/8 đã bị hoãn lại, vì hội nghị Bắc Đới Hà của giới cao tầng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn chưa kết thúc. 

Hội nghị Bắc Đới Hà, với sự tham dự của các quan chức cấp cao đương nhiệm và cựu quan chức cấp cao của ĐCSTQ, thường được tổ chức vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8 và kéo dài trong khoảng hai tuần. Cuộc họp bí mật này luôn có truyền thống đấu đá mạnh mẽ. Năm nay là thời điểm ĐCSTQ đang phải chống đỡ tứ bề,và chính quyền phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng cả trong và ngoài nước. Do đó cuộc tranh giành quyền lực tại Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay đã thu hút sự chú ý của dư luận.

Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay, ông Tập Cận Bình, ủy viên thường vụ thứ bảy, đã ẩn thân từ ngày 31/7. Cho đến ngày 8/8, ông Lật Chiến Thư chủ trì cuộc họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội ở Bắc Kinh, nhưng sáu thành viên thường vụ khác không xuất hiện công khai. Ngày 11/8, các phương tiện truyền thông chính thức lớn của ĐCSTQ đưa tin ông Tập Cận Bình đã ra “chỉ thị quan trọng” để ngăn chặn tình trạng lãng phí thực phẩm, nhưng ông Tập không lộ diện.

Trong tình hình quan hệ Mỹ-Trung hiện nay đang xấu đi nhanh chóng, nếu ĐCSTQ sử dụng cuộc họp ở Bắc Đới Hà làm cái cớ để hoãn hội nghị qua truyền hình với Mỹ, ngoại giới tin rằng điều đó cho thấy giới cao tầng của ĐCSTQ có thể đang tranh luận không ngừng về nhiều vấn đề.

Hội nghị Bắc Đới Hà quyết định chuyển hướng “ngoại giao chiến lang”?

Gần đây, dịch bệnh viêm phổi ở Vũ Hán lại bùng phát, lũ lụt tàn phá miền bắc và miền nam Trung Quốc, và nền kinh tế Trung Quốc lâm vào khủng hoảng; “Phiên bản Hồng Kông của Luật An ninh Quốc gia” do ĐCSTQ áp đặt đã dẫn đến các chế tài quốc tế, và mối quan hệ giữa ĐCSTQ và Hoa Kỳ đã xuống mức thấp nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1979.  Hoa Kỳ bắt đầu đoàn kết các đồng minh của mình để bao vây và chế tài ĐCSTQ.

Gần đây, Mỹ đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston. Hoa Kỳ cũng đã trừng phạt 11 quan chức Trung Quốc và Hồng Kông; chế tài TikTok và WeChat; loại trừ các doanh nghiệp Trung Quốc khỏi mạng lưới của Hoa Kỳ; và xác định hệ thống Viện Khổng Tử tại Hoa Kỳ là phái đoàn ngoại giao. Ngoài ra, quan hệ Trung-Ấn tiếp tục căng thẳng, tranh chấp ở Biển Đông leo thang, dẫn đến những xu thế khó lường ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và nguy cơ chiến tranh bùng phát. Trong bối cảnh quốc tế phong bế, nhà cầm quyền ĐCSTQ đã nhiều lần đề cập đến “tuần hoàn nội địa” kinh tế Trung Quốc.

Trước đó, có thông tin cho rằng cao tầng của ĐCSTQ có thể sẽ xem xét lại chính sách ngoại giao “chiến lang” trước đây tại Bắc Đới Hà.

Theo nguồn tin được Đài Á Châu Tự Do trích dẫn ngày 10/8, trong cuộc họp tại Bắc Đới Hà, giới cao tầng của ĐCSTQ chủ yếu thảo luận về tình hình kinh tế trong nước và sự phát triển của quan hệ Trung – Mỹ. Họ cho rằng quan hệ Trung-Mỹ là chìa khóa thành công trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc: “Quyết định cuối cùng của Hội nghị Bắc Đới Hà là nghiêm túc duy hộ nó, duy trì quan hệ với Hoa Kỳ và đưa nó trở về ‘đúng quỹ đạo’”.

Tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng, ngày 12/8 dẫn lời một nguồn tin tiết lộ, cả Trung Quốc và Mỹ đều đang tăng cường hoạt động ở vùng biển tranh chấp, làm tăng nguy cơ ‘khai hỏa’ xung đột. Nhưng Bắc Kinh không muốn để căng thẳng leo thang. Tập Cận Bình đã phát lệnh cho quân đội “Không được nổ súng trước”.

Vào ngày 12/8, các phương tiện truyền thông xã hội ở nước ngoài đưa tin rằng ĐCSTQ sẽ xây dựng chính sách “ba mềm và ba rắn”. Ba mềm là: mềm mỏng với Hoa Kỳ, mềm mỏng với phương Tây, và mềm mỏng trong hành động; Ba rắn là: Với quốc nội phải cứng rắn, với tuyên truyền phải cứng rắn, với Hồng Kông phải cứng rắn. Nói một cách đơn giản, nó có nghĩa là thực hiện chính sách “đối ngoại khuất tất, đối nội trấn áp”. Nói một cách đơn giản, nó có nghĩa là khom lưng với nước ngoài và gia tăng đàn áp trong nước.

Tuy nhiên những nguồn tin này vẫn chưa thể được chứng thực.

Cuộc họp Bắc Đới Hà này có thể quyết định liệu Tập Cận Bình sẽ bị buộc từ chức hay tiếp tục nắm quyền trong 15 năm nữa?

Vì Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 sẽ diễn ra 2 năm nữa, nên theo thông lệ của ĐCSTQ, mùa hè năm nay sẽ là thời điểm then chốt, có thể ảnh hưởng đến tương lai của thời đại Tập. Cuộc họp bí mật này ở Bắc Đới Hà, nơi luôn là đỉnh điểm của cuộc tranh giành quyền lực, cũng sẽ liên quan đến vấn đề nhân sự trong nội bộ Đảng.

Năm nay, tiếng nói chống ông Tập trong ĐCSTQ rất nóng. Ngoài một bài báo trực tiếp chỉ trích Tập Cận Bình của Nhậm Chí Cường, thế hệ Đỏ thứ hai, thì vào tháng 3, Trần Bình, chủ tịch thế hệ thứ hai của Tập đoàn TV Dương Quang Vệ, cũng đã chuyển một “Kiến nghị thư” yêu cầu một cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng để thảo luận về vấn đề từ chức của Tập Cận Bình. Vào đêm trước của hai phiên họp, một bức thư ngỏ viết cho đại diện hai phiên họp của Đặng Phác Phương, con trai Đặng Tiểu Bình, đã được đăng trên Internet. Nó nêu ra 15 câu hỏi và chĩa mũi dùi vào Tập Cận Bình.

Trước cuộc họp ở Bắc Đới Hà, trên Internet có thông tin chưa xác nhận rằng, các nguyên lão của ĐCSTQ đã gặp các phái đoàn Mỹ để thảo luận về vấn đề đi và ở của Tập Cận Bình, về quan hệ Trung-Mỹ và các vấn đề khác. Nguồn tin cũng cho biết, những hoạt động thường xuyên của Lý Khắc Cường gần đây đều nhận được sự đồng tình của các đàn anh chính trị. Cách tiếp cận của Lý Khắc Cường thường mâu thuẫn với Tập Cận Bình. Có tiếng nói trong đảng kêu gọi Lý Khắc Cường thay thế địa vị của Tập Cận Bình, kêu gọi Tập Cận Bình rút lui khỏi vị trí nguyên thủ quốc gia, và thậm chí cả Chủ tịch Quân ủy.

Nguồn tin này cũng nói rằng cuộc họp Bắc Đới Hà này có khả năng sẽ hoàn tất vấn đề về người kế nhiệm của ĐCSTQ. Hồ Xuân Hoa sẽ trở thành tổng bí thư ĐCSTQ.

Nhưng các thông tin khác cho thấy Tập Cận Bình có thể đang mở đường cho nhiệm kỳ tiếp theo của ông ta.

Tân Hoa Xã đưa tin vào cuối tháng trước rằng Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ đã quyết định tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương vào tháng 10 để thảo luận về “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14” từ 2021 đến 2025 và cái gọi là “Tầm nhìn mục tiêu 2035”.

Ngoại giới tin rằng, ngoài cái gọi là “chuyển hướng ngoại giao chiến lang”, hội nghị Bắc Đới Hà cũng sẽ thảo luận về các vấn đề hoạch định chính sách lớn liên quan đến cao tầng của ĐCSTQ. Liệu nhân sự cấp cao của ĐCSTQ có thay đổi hay không và liệu ĐCSTQ có xác định được người lãnh đạo tiếp theo hay không cũng là một vấn đề cần quan tâm. Một khi ĐCSTQ xác định được nhà lãnh đạo tiếp theo tại cuộc họp Bắc Đới Hà này, nó sẽ gửi một tín hiệu lớn cho thế giới bên ngoài rằng liệu Tập Cận Bình có thể được bầu lại hay không.

Biên tập viên cấp cao Katsuji Nakazawa của tờ “Nikkei Asian Review” (Nikkei Asian Review) đã viết hôm 6/8 rằng báo cáo của Tân Hoa Xã về các vấn đề của Phiên họp toàn thể lần thứ năm của Ủy ban Trung ương khóa 19 tiết lộ ông Tập Cận Bình muốn tiếp tục nắm quyền theo dự tính đến năm 2035. Khi đó ông ta sẽ 82 tuổi, và Mao Trạch Đông, người trị vì Trung Quốc cho đến khi qua đời vì bệnh tật, cũng đã ở tuổi 82.

Katsuji Nakazawa chỉ ra rằng phần nửa sau của báo cáo này chứa đựng những thông tin rất dễ bị bỏ qua. Một cơ quan chính trị của ĐCSTQ cho biết, “Chủ tịch Tập Cận Bình thực sự có ý định nắm quyền lâu dài. Đây thực chất là tuyên bố về 15 năm cầm quyền nữa”.

Katsuji Nakazawa tin rằng vì trước đại hội toàn quốc năm 2022 của ĐCSTQ (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20), các nhân sự chủ chốt sẽ được thảo luận trong năm nay, một cuộc đấu đá chính trị toàn diện đã thực sự bắt đầu.

Bài báo cũng chỉ ra rằng kế hoạch siêu dài hạn 2035 là cốt lõi trong chính trị của ông Tập. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện tại, liệu kế hoạch của ông ta còn có thể được chấp nhận hay không; Sau Phiên họp toàn thể lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương khóa 19 vào tháng 10, câu trả lời sẽ trở nên rõ ràng.

Tuy nhiên, bài báo cho rằng trước tình hình thế giới ngày càng bất ổn định, đặc biệt là khi đại dịch viêm phổi ở Vũ Hán đang hoành hành, việc ĐCSTQ trông đợi vào 15 năm nữa là điều quá xa vời. Một số chuyên gia chính trị đã mỉa mai khi nghe về kế hoạch siêu dài hạn tới năm 2035. Một quan chức ĐCSTQ nói, “Sự tình tiến triển quá nhanh”. Mới tháng Bảy, mà người ta đã quyết định thảo luận những gì tại cuộc họp tháng Mười.

Một số nhà quan sát đã chỉ ra trước đó rằng ĐCSTQ đang gặp nguy hiểm và có thể còn không tồn tại tới Đại hội toàn quốc lần thứ 20 sắp tới.

Theo Secret China
Hương Thảo dịch & biên tập

Related posts