Trung Quốc hút cát trái phép của Đài Loan và Philippines, quốc tế nên hợp tác ngăn chặn

Tâm Thanh

Bằng mắt thường có thể thấy rõ trên đảo Mã Tổ có ít nhất chục máy hút cát của Trung Quốc chưa bị bắt giữ, một số đang tạm trú trên biển, một số đang hoạt động và hầu hết đã đi vào vùng biển cấm dài 6.000 mét ngoài khơi bờ biển Đài Loan. (Ảnh: Lý Vấn).

Tình hình gây tổn hại nghiêm trọng cho Đài Loan, đến mức các tổ chức đã đề xuất chính phủ cho phép nổ tàu hút cát của Trung Quốc.

Lý Vấn (Li Wen), Chủ tịch Đảng bộ Đảng Dân tiến Đài Loan tại huyện Liên Giang đã có bài đăng trên “tạp chí nhà ngoại giao” (The Diplomat) với tiêu đề “Từ Đài Loan đến Philippines, các tàu bơm cát trái phép của Trung Quốc đã gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường – vào một ngày đẹp trời, có thể tìm thấy hàng trăm máy bơm cát Trung Quốc hút cát trái phép trên quần đảo Mã Tổ của Đài Loan”.

Nội dung chỉ ra rằng tại các vùng biển gần các đảo xa của Đài Loan như Mã Tổ, có một số lượng lớn tàu hút cát trái phép từ Trung Quốc đại lục gây tổn hại đến môi trường. Đồng thời, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau ngăn chặn việc bơm cát bất hợp pháp và yêu cầu chính quyền ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm.

Lý Vấn chỉ ra rằng, hoạt động bơm cát trái phép ĐCSTQ đang diễn ra tràn lan, không chỉ trải rộng qua eo biển Đài Loan, hoành hành ở các đảo Kim Môn, Mã Tổ, Bành Hồ và các vùng biển đảo xa xôi thuộc quyền quản lý của Đài Loan, mà còn hút cát đá trái phép khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, hủy hoại nghiêm trọng môi trường sinh thái biển. Đây là vấn đề môi trường xuyên biên giới, không chỉ giới hạn ở Đài Loan mà còn thu hút sự chú ý của Philippines, Mỹ và các nước khác.

Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ không loại trừ các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nghiệp bơm cát trái phép ở Biển Đông. Lý Vấn gợi ý rằng trong tương lai, Đài Loan nên tăng cường lệnh cấm của chính phủ, đồng thời liên kết dư luận quốc tế để gây sức ép, hai biện pháp này không thể thiếu một. Ông nói rằng mục đích của thư khởi kiện mà ông viết trên The Diplomat là kêu gọi cộng đồng quốc tế đối mặt với vấn nạn bơm cát trái phép ngày càng phổ biến của Trung Quốc đại lục và để bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về tình trạng đảo Mã Tổ đang bị bao vây bởi các tàu khai thác và bơm cát trái phép.

Việc hút cát bất hợp pháp khiến các đảo xa của Đài Loan bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Theo những bức ảnh do Li Wen cung cấp, có thể thấy rõ ràng bằng mắt thường, có ít nhất hơn chục máy bơm cát của Trung Quốc ở đảo Mã Tổ. Chúng vẫn chưa bị kiểm tra và ngăn cấm, một số đang tạm trú trên biển, một số đang hoạt động và hầu hết đã đi vào vùng biển giới hạn 6000m ngoài khơi bờ biển Mã Tổ.

Bài báo chỉ ra việc tàu Trung Quốc hút cát đã xâm hại nghiêm trọng môi trường biển, quá trình bơm cát đã bơm một lượng lớn nước biển và cát lên tàu, hủy hoại môi trường sinh vật đáy, cát biển bơm lên chứa đầy vỏ sò vỡ vụn và xác sinh vật biển.

Ngoài ra, các tàu hút cát trái phép cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khu vực đảo Mã Tổ, tiếng ồn ào vào ban đêm khiến người dân bị ô nhiễm tiếng ồn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn là, việc hút cát biển quá mức sẽ gây xói mòn bờ biển và đường ven biển sẽ ngày càng thu hẹp lại. Một số người cũng nói rằng việc bơm cát quá nhiều sẽ khiến cáp ngầm không đủ lực chống đỡ, dẫn đến đứt cáp, gây nguy hiểm cho an ninh đường truyền mạng ở đảo xa và liên qua điện thoại.

Không chỉ đảo Mã Tổ, Kim Môn, mà bãi cạn Đài Loan ở phía tây nam Bành Hồ cũng bị tàu bơm hút cát xâm chiếm, thậm chí còn có hàng nghìn tàu hút cát trái phép hút trộm cát sỏi ở nơi đây. Nhóm bảo vệ môi trường của Đài Loan hồi tháng 5 đã chỉ ra rằng, các tàu bơm cát trái phép của Trung Quốc đã lấy cắp tới 100.000 tấn cát biển mỗi ngày, gây ra một mối nguy hại vô cùng nghiêm trọng.

Chính phủ Đài Loan hiện đang cân nhắc các biện pháp quyết đoán hơn để ngăn chặn hoạt động nạo vét của Trung Quốc

Đầu tháng 8, nhà lập pháp Hong Shen Han đã tổ chức một cuộc họp phối hợp ở Mã Tổ. Ủy ban Hàng hải, Cơ quan Tuần tra Hàng hải, Cơ quan Bảo vệ Biển và các cơ quan chính phủ khác đã đạt được sự thống nhất rằng chính phủ nên đánh giá càng sớm càng tốt việc bắt giữ, thậm chí gây nổ làm chìm tàu ​​hút cát trái phép của Trung Quốc để làm rạn san hô nhân tạo, hoặc cung cấp cho quân đội như một tàu mục tiêu tập trận. Điều này thể hiện quyết tâm của chính phủ Đài Loan trong việc bảo vệ tài nguyên biển và ngăn chặn sự xâm nhập của các tàu bơm cát.

Lý Vấn nói với phóng viên NTD rằng, đội tuần tra biển thường phản ánh rằng: Thân tàu hút cát rất lớn, các tàu tuần tra đóng tại Mã Tổ chỉ nặng 100 tấn, 35 tấn là loại nhỏ. Tuy nhiên, do vẫn còn những lo ngại về an toàn trong khi cấm thi hành công vụ, vì vậy, trước mắt thì một tháng sẽ đưa tàu lớn đến hỗ trợ một lần, ít nhiều thì cũng khiến những con tàu trái phép kia biết sợ hãi mà thực thi pháp luật. Vì vậy, họ hy vọng sẽ tiếp tục phấn đấu để các tàu lớn có thể đến hỗ trợ vùng biển Mã Tổ thường xuyên hơn. Đồng thời, Cục tuần tra biển cũng được yêu cầu đánh giá xem có cần thiết phải tăng số lượng nhân lực hay tàu tới Mã Tổ hay không, đồng thời, sẽ phối hợp đầy đủ để có được nguồn lực cân đối trong tương lai.

Ông Lý cho biết, trước đây, việc bắt giữ tàu hút cát trái phép được xử lý bằng hình thức đấu giá, nhưng họ thường bị những người khai thác vô đạo đức mua lại, họ tiếp tục bơm cát để kiếm tiền nên không có tác dụng răn đe.

Philippines quan tâm sâu sắc, Mỹ không loại trừ các biện pháp trừng phạt

ĐCSTQ bơm cát trái phép, gây lo ngại nghiêm trọng cho Philippines, Hoa Kỳ và các nước khác. Dư luận Philippines lo lắng ĐCSTQ trộm cát đá ở bờ biển phía Bắc Philippines, cùng với kế hoạch lấp biển tạo đất liền ở kế cận phía trong bãi cạn Scarborough (đảo Hoàng Nham), nó có thể liên quan đến các đảo nhân tạo và rạn san hô để quân sự hóa.

Trong vài năm qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phản đối mạnh mẽ kế hoạch bơm cát và lấp biển tạo đất liền của ĐCSTQ ở biển Đông. Cảnh báo công khai đã được đưa ra vào đầu tháng 7 và các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nghiệp nhà nước của ĐCSTQ bơm cát trái phép sẽ không bị loại trừ trong tương lai.

Bài báo cũng chỉ ra rằng Trung Quốc đại lục có ngành công nghiệp bơm cát khổng lồ, ranh giới giữa kế hoạch bộ phận công và tư nhân thường bị xóa nhòa. Để đối phó với vấn đề này, đòi hỏi các quốc gia phải đầu tư thêm nhiều nguồn lực và cộng đồng quốc tế cùng hợp tác để giải quyết.

Theo Vương Du Duyệt, Epochtimes
Tâm Thanh biên dịch

Related posts