Vì sao Trung Quốc thay đổi, muốn tham gia chương trình COVAX?

  • Lê Tiểu Quỳ

Ngày 9/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đã chính thức tham gia chương trình nghiên cứu và phát triển vắc-xin COVAX trị giá 18 tỷ USD do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hỗ trợ. Trung Quốc hứa sẽ ưu tiên cho các nước đang phát triển sau khi vắc-xin này được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Dư luận đặt nghi vấn, phải chăng động thái này của Bắc Kinh được thúc đẩy bởi các cân nhắc về ngoại giao và chính trị, nhằm chuẩn bị cho vòng đấu tiếp theo với Hoa Kỳ?

Ngày 9-10/10, Phát ngôn viên Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Ánh đã đưa ra tuyên bố, ngay cả khi Trung Quốc dẫn đầu thế giới về nghiên cứu và phát triển một số loại vắc-xin và có đủ năng lực sản xuất, Trung Quốc vẫn quyết định tham gia Cơ chế bảo đảm tiếp cận Toàn cầu cho Vắc-xin COVID-19 (Cơ chế COVAX), “Để đảm bảo công bằng trong việc phân phối vắc-xin, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, chúng tôi thực hiện hành động cụ thể này và hy vọng rằng các nước có năng lực mạnh hơn cũng có thể tham gia kế hoạch COVAX.”

Tuy nhiên, trong tuyên bố, phía Trung Quốc không đưa ra chi tiết về việc ủng hộ kế hoạch COVAX như thế nào. 

Tại sao Bắc Kinh thay đổi?

Trên thực tế, vào tháng Năm năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói rằng vắc-xin do Trung Quốc phát triển sẽ được chia sẻ với thế giới, nhưng cho đến thời hạn cuối tháng Chín, Trung Quốc trên thực tế đã từ chối tham gia COVAX.

Cho đến gần đây, sau các cuộc đàm phán riêng với WHO, Bắc Kinh đã thay đổi quyết định. Ngoại giới phỏng đoán, điều này có thể liên quan đến các cuộc thăm dò gần đây do Trung tâm Nghiên cứu Pew ở Hoa Kỳ thực hiện.

(Trung tâm nghiên cứu Pew đã thực hiện một cuộc khảo sát với 14.276 người tại 14 quốc gia trên thế giới, trong thời gian từ ngày 10/6 đến ngày 3/8. Kết quả cho thấy, hơn một nửa số người ở mỗi quốc gia được khảo sát có nhận thức tiêu cực về Trung Quốc (ĐCSTQ).)

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc (LHQ), cơ chế COVAX do WHO, Liên minh Vắc-xin Toàn cầu (Gavi) và Liên minh Đổi mới Chuẩn bị sẵn sàng chống dịch (CEPI) phối hợp thực hiện, đã có khoảng 168 quốc gia tham gia, nhưng cần lưu ý rằng, trong đó chỉ có 76 quốc gia có điều kiện kinh tế tốt và có khả năng tự tài trợ.

Kênh BBC nước Anh chỉ ra, cơ chế COVAX đặt mục tiêu sản xuất 2 tỷ liều vắc-xin vào năm 2021, bao phủ 20% dân số địa phương. Hiện chưa biết mỗi người cần được tiêm một hay hai loại vắc-xin để tạo ra kháng thể. Tuy nhiên, người phụ trách Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc từng cho biết, để đạt được hiệu quả phòng chống dịch, mỗi người cần được tiêm hai loại vắc-xin do tập đoàn này nghiên cứu. Nếu thật sự là như vậy, thì 7,6 tỷ người trên toàn thế giới cần đến 15,2 tỷ vắc-xin, một con số đáng báo động.

Theo báo cáo của Đài Truyền hình Deutsche Welle của Đức, Trung Quốc hiện có 4 loại vắc-xin đang nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba, trong đó hai loại được phát triển bởi Tập đoàn Công nghệ Sinh học Quốc gia Trung Quốc (CNBG) do Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ, hai loại còn lại của Sinovac Biotech và CanSino Biologics phát triển.

Cơ chế đảm bảo vắc-xin đang gặp thách thức

Tuy nhiên, các nước lớn như Hoa Kỳ và Nga từ chối tham gia cơ chế COVAX.

Hãng tin AP Hoa Kỳ cho biết, một số nước giàu đã “đặt cọc” vắc-xin từ trước, trực tiếp ký thỏa thuận với các công ty dược phẩm và nhóm nghiên cứu phát triển vắc-xin. Các quốc gia này chiếm khoảng 13% dân số thế giới, nhưng phong tỏa đến 50% thị trường vắc-xin. Điều này có nghĩa là, sẽ không còn nhiều vắc-xin trên thị trường và cơ chế đảm bảo vắc-xin đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt để đặt hàng.

Ngoài ra, lỗ hổng kinh phí của cơ chế đảm bảo vắc-xin đã làm tăng thêm lo ngại liệu có thể đạt được sự công bằng trong công tác tiêm chủng?

Báo cáo chỉ ra, vào tháng Chín, cơ chế bảo đảm vắc-xin xác nhận vẫn còn khoảng trống tài trợ 400 triệu USD, cần được chính phủ hoặc các bên khác đáp ứng. Hãng tin AP cũng trích dẫn một tài liệu nội bộ cho biết, nếu không thể lấp đầy khoảng trống tài trợ, Liên minh vắc-xin toàn cầu sẽ không ký thỏa thuận mua vắc-xin.

Trước thời hạn công bố, Liên minh toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng không phản hồi.

Quốc tế không tin tưởng vào việc sẽ đảm bảo đủ vắc-xin

Ngoài ra, kênh BBC đưa tin, mặc dù EU đã đầu tư 400 triệu euro vào cơ chế đảm bảo vắc-xin, nhưng 27 quốc gia EU sẽ không mua vắc-xin thông qua cơ chế này. Đây là biểu hiện thiếu niềm tin vào khả năng cung cấp vắc-xin của cơ chế này.

Đối với vấn đề trên, thành viên Ủy ban điều hành WHO đồng thời là trưởng đoàn đàm phán vắc-xin của EU, ông Clemens Auer cho biết, tính minh bạch của COVAX là không đến mức nghiêm trọng. “Về giá cả, chất lượng, nền tảng kỹ thuật hay rủi ro của vắc-xin, chúng tôi đều không có quyền lên tiếng. Đây là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được”. Ông cũng cho biết WHO chưa bao giờ tham vấn các quốc gia về chiến lược vắc-xin của mình. Do đó, ông nhận xét rằng WHO thật sự rất ngây thơ về mặt chính trị.

Điều đáng nói là, vào tháng Tư năm nay, sau khi Tổng thống Mỹ Trump chỉ trích WHO là “con rối trong tay Trung Quốc” và đình chỉ tài trợ cho WHO. Tuy nhiên, Trung Quốc, lại tài trợ 20 triệu USD cho WHO, đồng thời hứa sẽ cung cấp 2 tỷ USD trong quỹ viện trợ cho các nước để chống lại dịch bệnh trong hai năm.

“Ngại giao vắc-xin” của ĐCSTQ khiến dân chúng trong nước bất bình

Hành động rải tiền ra nước ngoài nhưng lại tăng giá vắc-xin trong nước của ĐCSTQ đã gây ra sự bất mãn lớn cho người dân Đại Lục.

Một số cư dân mạng cho rằng, lương tháng của hàng trăm triệu công dân khoảng 1.000 tệ nhưng giá vắc-xin trong nước tăng vọt lên hàng ngàn tệ. “Bán ra nước ngoài chưa đến 30 tệ, chênh giá gấp 37 lần?!”, một số cư dân mạng chỉ trích. Với dân số 1,5 tỷ người, nguồn cung cấp vắc-xin của chính Trung Quốc đang thiếu hụt nhưng lại bán vắc-xin ra nước ngoài với giá bắp cải, rõ ràng là bán nước, hại dân.

Trước đó, giới truyền thông tiết lộ giá vắc-xin mà các công ty dược phẩm Trung Quốc xuất khẩu sang Brazil chỉ ở mức 4 USD. Lưu Kính Trinh (Liu Jingzhen), Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc, cũng tuyên bố rằng vắc-xin hai mũi trong nước cần đến 1.000 Nhân dân tệ (khoảng 149 USD).

Sau Brazil, Sinovac Biotech bắt đầu đưa vắc-xin vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III tại Indonesia vào ngày 1/8 và tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 16/9. Nếu được thông qua, dự kiến ​​một số vắc-xin sẽ được cung cấp cho hai nước này với giá hữu nghị.

Tháng trước, tờ Nam Hoa Tảo Báo của Hồng Kông cũng tiết lộ, hai loại vắc-xin ở Trung Quốc đang xin phê duyệt từ cơ quan quản lý dược phẩm. Nếu được chấp thuận, giá tối đa cho hai loại vắc-xin này sẽ là 600 Nhân dân tệ (khoảng 89 USD).

Related posts