Khi tình báo Trung Quốc xâm nhập các công ty Úc

Hà Trường Giang

Ngày 14.12.2020 tờ The Australian cho biết đã thu thập danh sách gần hai triệu đảng viên, thu thập từ hệ thống dữ liệu Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CCP), cho thấy đảng viên cộng sản Trung Quốc đang hiện diện khắp nơi, trong các đại công ty hay chính quyền của Tây phương, trong đó có Úc.

Hệ thống dữ liệu này được những thành phần bất đồng chính kiến Trung Quốc thu thập từ một hệ thống quản trị mạng ở Thượng Hải năm 2016 với mục đích phản gián, dò tìm trong tổ chức mình có ai là đảng viên hay không. Danh sách này sau đó được trao cho tổ chức Liên minh Liên nghị viện Trung Quốc (Inter-Parliamentary Alliance on China) và giữa tháng 9 và sau được trao cho một số tờ báo, bao gồm tờ The Australian của Úc, tờ Mail on Sunday ở Anh, tờ De Standaard ở Bĩ và một chủ bút Thụy Điễn.

Danh sách này kê khai đầy đủ thông tin cá nhân như ngày sinh, thẻ căn cước, vị trí trong đảng, sắc tội và chi bộ sinh hoạt, Danh sách cũng cho thấy rất nhiều đảng viên đã chui sâu vào các công ty như Boeing và Volkswagen, hãng bào chế dược phẩm lớn như Pfizer và AstraZeneca, ha các ngân hàng như ANZ và and HSBC.

Cũng theo danh sách này thì có nhiều đảng viên đang làm việc tại 10 lãnh sự quán Tây phương tại Thượng Hải, trong đó có lãnh sự quán trong đó có Anh, Đức, Thụy Sĩ, Ấn Độ, New Zealand, Ý, Nam Phi, Úc, Mỹ. Những đảng viên này đảm nhiệm các vai trò như chuyên gia chính trị cấp cao và chuyên gia các vấn đề về chính phủ, cố vấn kinh tế, thư ký, [, theo tờ báo Úc. Theo tờ The Australian thì trong vòng hơn 10 năm qua Trung Quốc được cho đã sử dụng một công ty tuyển mộ nhân sự để âm thầm cài người vào nhiều lãnh sự quán nước ngoài.

Rõ ràng đây là một hành vi gián điệp và mới đây, ngày 30.9.2020 Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã kết luận rằng tình báo Mỹ trong thình trạng “thiếu chuẩn bị” để đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc. Theo đó thì trong hai thập niên qua tình báo Mỹ – do tập trung tài nguyên vào khủng bố Hồi giáo – đã không chú ý đúng mức đến Trung Quốc và không kịp nắm những bước tiến về kỹ thuật và chính trị của Trung Quốc. Sự yếu kém này dẫn đến nguy cơ là giới hoạch định chính sách bị mù, không biết gì về mối nguy đang đe dọa nước Mỹ.

Báo cáo bí mật, gồm 37 trang, chỉ được tiế lộ một phần, là thành quả hai năm nghiên cứu của ủy ban, cảnh báo rằng cần phải có “sự sắp xếp lại đáng kể các tài nguyên ” để giúp Mỹ tiếp tục cạnh tranh với Trung Quốc Đây là kết quả của một cuộc “điều tra chi tiết” về những gì họ coi là các hoạt động gây rắc rối của Trung Quốc trên toàn cầu, bao gồm các nỗ lực mạng độc hại và các chiến dịch thông tin sai lệch của Bắc Kinh; xuất cảng kỹ thuật giám sát; và mối đe dọa mà dịch vụ tình báo Trung Quốc tiếp tục đặt ra đối với an ninh của người Mỹ và an toàn thông tin quốc gia.

Báo cáo bao gồm 136 đề nghị, tuy nhiê n chỉ công khai 36, còn lại là 100 đề nghị mật.

Nhân chuyện này, chúng ta hãy tìm hiểu về nhũng thủ đọan của tình báo Trung Quốc.

Nhiệm vụ của tình báo là nghe trộm, lấy trộm thông tin. Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào kỹ thuật và con người để đạt mục đích này.

Ngòai việc do thám điện tử thông qua vệ tinh, trạm bắt sóng hay đài kiểm thính, Trung Quốc vẫn tiếp tục đầu tư vào các mạng lưới điệp viên. Cộng đồng Hoa kiều ở nhiều quốc gia Tây phương là một nguồi tài nguyên dồi dào: so với ý đồ thâm nhập xã hội Trung Quốc để thu thập thông tin, tình báo Anh – Mỹ thua xa, dẫn đến nhiều sai lầm.

Tình báo biển người

Cũng là cộng sản như nhau, cũng để thu thập tin tức, các giới chức phản gián Mỹ nhận xét rằng Liên Xô sử dụng rất ít người để thu thập trong khi Trung Quốc thì khác: người người làm tình báo, nhà nhà làm tình báo. Liên Xô thì cao sâu, tinh vi còn cách thu thập tin tức của Trung Quốc không có gì tinh vi, phức tạp, nhưng những yếu điểm này đã được bù đắp bằng số lượng đông đảo của các điệp viên.

Phần lớn nỗ lực gián điệp Trung Quốc tại các nước phát triển như Mỹ là gián điệp kỹ nghệ, ăn cắp các kỹ thuật tân tiến, thứ nhất là trách việc tốn tiền nghiên cứu và phát triển, có khi bị Mỹ giữ kín để độc quyền.

Trong khi đó những thông tin này này lại ít được cơ quan pháo luật Mỹ chú ý bằng các vụ ăn cắm bí mật an ninh hay kỹ thuật quân sự cao cấp. Ông Harry J. Godfrey III, một giới chứ cao cấp của FBI Mỹ nhận định: “Với các mục tiêu nhắm tới, họ đã thu lượm một cách riêng rẽ, gặm nhấm dần dà lúc này, lúc khác và qúy vị sẽ không có chứng cứ rõ ràng để lên tiếng rằng chúng ta phải truy tố những vụ gián điệp này.”

Phương pháp hữu hiệu nhất là khai tác các chương trình trao đổi kỹ thuật. Mỗi năm có hàng ngàn công dân Trung Quốc đến Mỹ để buôn bán, hợp tác khoa học và những chuyện tương tự. Bộ máy tình báo Trung Quốc chiêu mộ những người này làm “cộng tác viên” cho mình.

Cộng tác viên tình báo

Vào giữa thập niên 80, sau khi quan hệ Mỹ – Trung khởi sắc các phái đoàn trên đến Mỹ ào ào thì nội quy bảo mật các cơ sở khoa học Mỹ khá lỏng lẽo: các phái đoàn khoa học Trung Quốc thoải mái đến đây “tham quan” mà không có biện pháp kiểm tra và theo dõi thỏa đáng. Sau này FBI đã khám phá nhiều nhà khoa học Trung Quốc hoặc có quan hệ chặt chẽ với Bộ An ninh quốc gia, hoặc chính họ là các sỹ quan tình báo.

Lấy thí dụ, tại một hội chợ thương mại ở Paris những chuyên viên phản gián Pháp đã theo dõi và phát hiện thành viên một phái đoàn khoa học Trung Quốc lén lút nhúng cà vạt vào một bình dựng dung dịch rửa ảnh do hãng AGFA của Đức sản xuất.

Mục tiêu của trò ăn cắp vụng về này là công thức hóa chất rửa ảnh. Nếu việc thu tin kiểu này qua các chuyến đi nói trên chỉ là trò gián điệp cấp thấp và dễ phát hiện nhưng có cái lợi là số đông. Người này lộ thì có người khác: cả trăm cộng tác viên như vậy thì cũng có vài người ăn cắp trót lọt.

Lén lút… mua lòng vòng

Trung Quốc còn tung tiền ra cách để mua khi các kỹ thuật hay sản phẩm bị cấm chuyển nhượng. Để làm vậy, họ tung tiền góp vốn vào các công ty Mỹ, Anh, Pháp. Tháng 2 năm 1990, Mỹ đã ra lệnh Công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật hàng không Trung Quốc (CATIC) phải tách khỏi công ty cổ phần chế tạo máy Mamco, chuyên sản xuất phụ tùng máy bay ở Seattle. Chính quyền Bush công khai giải thích rằng CATIC đã có một “lịch sử hiềm nghi”, đã tìm kiếm kỹ thuật hàng không để giúp không quân Trung Quốc tăng khả năng tiếp nhiên liệu trên không.

Vì những lý do như vậy, Trung Quốc đã sử dụng đầu cầu Hồng Kông. Theo cách thức này thì tình báo Trung Quốc chiêu mộ một thương nhân tại đây đứng tên tạo một vỏ bọc bằng cách thành lập một công ty, sau đó tiếp xúc với các công ty Mỹ để mua các sản phẩm kỹ thuật cao cấp. Các công ty này phải trải qua qúa trình làm ăn và giữ chữ tín với các bạn hàng Mỹ cho đến khi đạt đến mục tiêu cuối cùng: mua sản phẩm bị cấm bán cho Trung Quốc.

Năm 1984 FBI đã khám phá một vụ do Da Chuan Zheng cầm đầu. Giữa lúc làm thủ tục chuẩn bị đưa những thiết bị rada, những thiết bị theo dõi điện tử tổng trị giá trên 25 triệu Mỹ kim về Hồng Kông thì bị lộ.

Tuy nhiên nhiều khi các điệp viên này lại ẩu một cách khó hiểu. Năm 1984 FBI khám phá vụ mua của thuộc công ty Dual System Control Corp, ở Berkeley, California, 70 máy điện toán nhưng vi phạm luật kiểm tra xuất cảng. Cùng lúc FBI phát hiện việc bán ra một cách bất hợp pháp nhiều máy điện toán qua tay một người trung gian Hongkong tên là Hon Kwan Yu với danh nghĩa công ty TNHH Seed.

Điều đáng nói là cả hai công ty này ở cùng một địa chỉ. Tháng 3 năm 1992, Phòng Thương mại Mỹ lập danh sách 33 công ty ở Hong Kông bị khước từ việc chuyển nhượng kỹ thuật cao cấp cho Trung Quốc, trong số này có hai hoặc nhiều công ty cùng một địa chỉ.

Theo luật Mỹ thì việc chuyển nhượng bất hợp pháp kỹ thuật cao này không phải mà một tội hình sự nặng, và tòa ánh chỉ phạt những khoản tiền phạt nhẹ hay án tù ngắn, đo đó đây cũng là cách làm gián điệp an toàn.

Chui sâu, bám lâu dài

Nhưng không phải Trung Quốc không tiến hành những họat động gián điệp cao sâu, tinh vi, Việc cài người thâm nhập các cơ quan của chính phủ Mỹ cũng được đầu tư và chú trọng đặc biệt, trong đó trường hợp làm Mỹ đau nhất là Larry Wu – Tai Chin (Jin Wudai).

Lin đã làm việc cho chính phủ Mỹ từ năm 1944 đến năm 1981, từ một thông dịch viên tại Tòa Lãnh sự ở Trung Quốc đến vai trò một thông dịch viên và chuyên viên phân tích tin tức Hoa ngữ của CIA.

Chin bị lộ sau khi Yu Zhensan, nguyên là Trưởng ban hải ngọai của Bộ An ninh quốc gia Trung Cộng, đào thoát sang Tây phương. Từ thông tin này tháng 4 năm 1983 FBI khởi động “Chiến dịch vuốt chim ưng” (Operation Eagle Claw), bàng hoàng phát hiện những vụ lộ bí mật nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ đều liên quan đến Chin. Tháng 11 năm 1985, Chin bị FBI bắt, bị truy tố 6 tội danh hoạt động gián điệp, 11 tội danh lừa đảo và trốn thuế.

Kết quả điều tra cho thấy Trung Cộng đã tuyển mộ Chin vào năm 1944, giữa lúc làm việc cho Phòng liên lạc của phái bộ quân sự Mỹ ở Phúc Châu (Fuzhou) Trung Quốc.

Từ năm 1945 đến năm 1952, Chin làm thông dịch viên cho Tòa lãnh sự Mỹ ở Thượng Hải. Năm 1952, sau khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ và Trung Quốc can thiệp, Chin được điều sang Busan để giúp các cuộc thẩm vấn tù binh Trung Cộng. Nhiều tù binh không ưa gì cộng sản và có đến hai phần ba trong số họ muốn sang Đài Loan, lại có một số nhận hợp tác với Mỹ để trở về Hoa Lục cấp tin cho CIA. Nhưng sau này CIA phát hiện những tù binh nhận cộng tác này khi về nước thường bị bắt.

Sau 1952, Chin được điều về Đài phát sóng của CIA ở Okinawa. Sau nhiều nhiệm sở khác, chuyến đển tổng hành dinh CIA tại Virginia từ năm 1971 đến 1981.

Trong gần 40 năm làm việc cho CIA, Chin đã cung cấp cho Trung Quốc rất nhiều thông tin về nhu cầu tình báo của Mỹ và những chính sách đối ngoại trực tiếp liên quan đến Trung Quốc. Đặc biệt nhất như Chin đã thú nhận là tháng 10.1970 đã chuyển đến Trung Quốc tài liệu bí mật xác định mong muốn của Tổng thống Richard Nixon bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Đậy là tổn thất chính trị của Mỹ: Bắc Kinh đã biết rõ ý đồ của Nixon khi hai bên tiến hành thương lượng ngoại giao và do đó đã đạt cơ trên.

Một tổn thất khác là Chin đã báo cho Trung Quốc thông tin về mạng lưới các điệp viên mà CIA đã cài hay tuyển mộ ở Trung Quốc. Vì những nguyên tắc bảo mật Chin không chắc tên gọi, và vỏ bọc của các điệp viên đó mà chỉ dựa vào nhiều nguồn tin mà để suy ra địa chỉ, chủ nhân và mức độ đánh giá của sự kiện, sự vật này. Từ thông tin của Chin, tình báo Trung Quốc sẽ tìm cách xác minh. Khi phát hiện điệp viên của CIA, Trung Quốc khống chế và mớm tin giả để những người này chuyển về cho CIA.

Hai ngày sau khi Chin bị bắt, chính phủ Mỹ đã lên án ĐCSTQ. Ngay lập tức, Lý Triệu Tinh (Li Zhaoxing) Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc khẳng định chính quyền Trung Quốc không liên quan gì đến Chin.

Tháng 2 năm 1986 Bồi thẩm đoàn tuyên bố Chin phạm 17 tội danh. Giữa lúc đang chờ tòa tuyên bố bản án cho mình, dự trù vào ngày 4.3.1986, ngày 21/2/1986 Chin tự tử trong tù bằng cách dùng bao nylon trùm đầu để gây ngạt thở, để lại bà vợ và ba đứa con.

Chin qua đời tức tưởi ở tuổi 63. Thọat đầu Chin cố sống vì tin rằng Trung Quốc sẽ cứu mình nhưng khi bị bắt thì phủi tay, qua cầu rút ván. Trước đó Chin từng tuyên bố với báo chí là sẽ cầu cứu Đặng Tiểu Bình thương thảo với Mỹ để trao đổi gián điệp. Tuy nhiên sau khi gặp gỡ ký giả đến phỏng vấn mình trong tù, Chin mất hết hy vọng và chọn con đường chết.

Chin thú nhận là được Trung Cộng trả công khỏang 180,000 Mỹ kim, số tiền lớn thời đó. Số tiền này được ông ta sử dụng để mua đến 29 căn nhà cho thuê. Bên cạnh đó, là một người nghiện cờ bạc, ông ta đã thua tại Las Vegas hơn 90,000 Mỹ kim.

Mua chuộc công dân Mỹ gốc Hoa

Một phương sách khác của Trung Cộng là mua chuộc chuyên viên kỹ thuật cao cấp Mỹ có gốc Hoa. Bằng cách này Trung Cộng đã ăn cắp các thành tựu về hoả tiễn của Mỹ.

Nhân vật này là Tiền Tiết Tân (Qian Xuesen) năm 1911, tốt nghiệp kỹ sư cơ khí tại Thượng Hải năm 1934 và được cấp học bổng tại Mỹ. Tốt nghiệp cao học tại MIT, Tiền tiếp tục theo học tại CalTech, một trường nổi tiếng về kỹ thuật, có nhiều khoa học gia nhận được giải Nobel. Tại đây, Tiền nhận được học vị tiến sĩ về toán và khoa học không gian năm 1939 và được giữ lại giảng dạy và nghiên cứu.

Tiền chuyên chú vào lĩnh vực siêu khí động học và lý thuyết hỏa tiễn, làm việc với các toán nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hàng không Guggenheim (Guggenheim Aeronautical Laboratory) và phòng thí nghiệm phản lực (Jet Propulsion Lab). Tại đây, Tiền đã góp phần chế tạo thành công hỏa tiễn Private A, loại hỏa tiễn dùng nhiên liệu rắn đầu tiên của Mỹ.

Sau dự án này Tiền được Không quân Mỹ tuyển dụng và gắn ngay cấp bậc đại tá để tham gia phát triển các hỏa tiễn tầm xa, sau đó chuyển sang làm việc với toán nghiên cứu hỏa tiễn đạn đạo Titan ICBM (Tian ICBM: Titan InterContinental Ballistic Missile), loại hỏa tiễn sau này thành vũ khí chiến lược của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

Đến giữa thập niên 50, giữa đỉnh cao của phong trào tố cộng MaCarthy, Tiền bị tình nghi là làm gián điệp cho Trung Cộng. Sau đó bị sa thải khỏi các chương trình nghiên cứu của không quân và bị FBI theo dõi sít sao. Trong tình cảnh như vậy, Trung Cộng đã cho điệp viên tiếp xúc, ve vãn và kêu gọi hồi hương. Chán nản với không khí chính trị tại Mỹ, Tiền đã gật đầu. Tháng 12.1955 Tiền cùng 4 đồng nghiệp gốc Hoa khác trở về.

Ngay sau khi về nước, đầu năm 1956 Tiền đã trình cho nguyên Thủ tướng Chu Ân Lai bản “Kiến nghị về việc phát triển kỹ nghệ hàng không cho mục đích quốc phòng”. Tháng 10.1956, chính quyền Trung Quốc chính thức thành lập Viện Nghiên cứu số năm, trực thuộc Bộ quốc phòng, thường được gọi tắt là Viện Năm, giao cho Tiền làm viện trưởng. Từ đó trở về sau, Tiền Tiết Tân là người phác thảo, chủ trì và hướng dẫn những dự án phát triển hoả tiễn, phi đạn và phi thuyền của Trung Quốc.

Năm 1970 – một năm sau khi phi thuyền Apollo của Mỹ đưa người đổ bộ lên mặt trăng (1969) –Tiền đã có thể lập công dân đảng: dùng hỏa tiễn Trường Chinh phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của mình, mang tên bài hát của Cách mạng Văn hóa là “Đông phương hồng”.

Tiền lên nhanh, lọt vào trung ương đảng và nghỉ hưu năm 1991, sống lặng lẽ tại Bắc Kinh và từ chối không nói chuyện với người phương Tây. Tiền qua đời năm 2009.

Năm 1999 khi nước Mỹ sôi lên vì “mối đe dọa Trung Quốc” sau vụ FBI bắt giam nhà khoa học nguyên tử gốc Đài Loan Lee Wenho, Hạ nghị viện đã thành lập uỷ ban điều tra về tình trạng các cơ quan tình báo Trung Quốc nhắm vào các phòng thí nghiệm cao cấp Mỹ.

Ủy ban này do Hạ nghị sĩ Christopher Cox lãnh đạo và trong bản phúc trình dày 909 trang, ủy ban đã đặt vấn đề về sự khờ khạo của cơ quan an ninh Mỹ lúc đó. Tại sao họ lại khoanh tay để yên cho Tiền Tiết Tân, một nhà khoa học đã tham gia chế tạo 20 loại hỏa tiễn đạn đạo trở về Trung Quốc?

Nhưng đến lúc đó mới đặt câu hỏi thì đã muộn quá rồi.

Related posts