Dân Bắc Kinh phát khóc khi mất điện trong thời tiết -17 độ C

Vũ Dương

Bắc Kinh lạnh -17 độ C (ảnh chụp màn hình video: https://youtu.be/tiXfBaMxuaA).

Theo Vision Times, vào ngày 6/1, nhiều khu vực ở Bắc Kinh nhiệt độ giảm xuống -17 độ C. Vào sáng ngày 7/1, nhiệt độ lại giảm xuống -19,6 độ C, phá vỡ kỷ lục thời tiết lạnh giá nhất từng được thiết lập trước đó vào năm 1969. Nhiệt độ ngày 7/1 được coi là mức nhiệt thấp nhất tại Bắc Kinh kể từ năm 1966, khi nhiệt độ trong thành phố giảm xuống -27,4 độ C.

Tuy nhiên, một số khu vực xuất hiện tình trạng ngắt điện không báo trước, hệ thống sưởi cũng bị gián đoạn sau sự cố, người dân địa phương không ngừng kêu khổ trên mạng xã hội. Về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc không hề thiếu điện, kêu gọi nước ngoài “đừng lo lắng”.

Theo Đài quan sát khí tượng Bắc Kinh, thời tiết rét đậm, rét hại sẽ tiếp tục xảy ra ở Bắc Kinh trong vài ngày tới.

Hàng nghìn người đã lên mạng xã hội để phàn nàn về tình trạng thời tiết hiện nay của thành phố, với các hashtag đính kèm ”Bắc Kinh cực kỳ lạnh!”, “Nhiệt độ Bắc Kinh xuống thấp nhất kể từ năm 1966”, đều là những chủ đề thịnh hành trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, thu hút 240 triệu lượt xem.

Trong điều kiện thời tiết lạnh giá khắc nghiệt như vậy, quận Hải Điến, quận Triều Dương, quận Bình Cốc và các khu vực khác còn bị ngắt điện không báo trước. Theo báo cáo của “Thời báo Kinh tế Hồng Kông” (Hong Kong Economic Times), sáng ngày 6/1, một số khu vực ở Bắc Kinh đã bị mất điện, sau đó đã được khôi phục nhưng đến 6 giờ tối lại gián đoạn lần nữa.

Mặc dù các phương tiện truyền thông Trung Quốc không đưa tin về sự cố mất điện trên, nhưng nhiều cư dân mạng đã đăng tải trên Weibo, kể về nỗi khổ khi phải chịu cảnh mất điện ngay trong thời tiết khắc nghiệt này: “Đi taxi một tiếng rưỡi, về đến nhà đã thấy cúp điện… Thật đúng là đêm mùa đông vừa tối vừa lạnh lẽo”, ” Liệu tôi có chết cóng không đây? “…

Đây không phải là lần mất điện quy mô đầu tiên ở Bắc Kinh trong những ngày gần đây, một cư dân ở quận Triều Dương cho biết trên Weibo rằng đây đã là lần thứ ba ngắt điện trong năm 2021.

Sự cố mất điện trên khắp cả nước Trung Quốc đã diễn ra từ đầu tháng 12 năm ngoái. Trang web của Tập đoàn lưới điện Trung Quốc (State Grid) ngày 19/12/2020 đã thông báo rằng để ứng phó với sự gia tăng tiêu thụ điện năng, Tập đoàn lưới điện tỉnh Hồ Nam đã chính thức bước vào “trạng thái thời chiến toàn diện” và sẽ tiến hành điều phối điện lực, hạn chế tiêu thụ điện. 

Việc cắt điện đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của cư dân. Không chỉ tỉnh Hồ Nam, mà một loạt các tỉnh thành như: Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Bắc, Quảng Tây, Hà Bắc, Trùng Khánh,… sau đó cũng đã chính thức hạn chế tiêu thụ điện. Bất ngờ hơn cả là Bắc Kinh và Thượng Hải – hai thành phố lớn nhất Trung Quốc cũng xảy ra tình trạng ngắt điện không báo trước. 

Hoa Xuân Oánh vẫn còn nói: ‘Nguồn cung cấp điện tổng thể của Trung Quốc vẫn được bảo đảm

Tại một số thị trấn ở thành phố Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, gần đây xuất hiện tình trạng mất nước, người dân không thể nấu ăn, tắm gội, thậm chí đi vệ sinh cũng đã trở thành vấn đề lớn, theo “Thời báo Kinh tế Hồng Kông“.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Tư (6/1), có phóng viên của Tân Hoa xã đưa ra câu hỏi: “Chúng tôi nhận thấy rằng một số chuyên gia và phương tiện truyền thông nước ngoài ngày trước có nói rằng các thành phố lớn ở Trung Quốc đã thực hiện phương án ngắt điện và cắt điện trên diện rộng, nhưng thế giới bên ngoài không thể biết được tình hình bên trong, sự mờ mịt này sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của thế giới bên ngoài đối với sự phát triển của Trung Quốc. Về các tuyên bố liên quan, bà có nhìn nhận thế nào?”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng đây không phải là vấn đề ngoại giao, bà tiếp tục khẳng định rằng khả năng cung cấp điện tổng thể của Trung Quốc luôn được bảo đảm, hơn nữa các bộ phận liên quan cũng đã nhiều lần công bố tình hình cung cầu điện và các biện pháp được áp dụng với người dân.

Bà nhấn mạnh: “Vấn đề này cần phải rất rõ ràng. Có những người và các kênh truyền thông  nước ngoài có thể không nắm rõ được tình hình. Sau khi hiểu rõ tình hình, họ không phải lo lắng về tình hình cung cầu điện của Trung Quốc nữa”.

Related posts