Aung San Suu Kyi đại diện cho dân chủ? ĐCSTQ có thể đặt cược cho cả hai bên

Vũ Dương

Ảnh chụp màn hình Youtube/CCTV

Bài phân tích của tác giả Triệu Bồi trên Epoch Times.

Hôm thứ Ba (ngày 9/2), cảnh sát Myanmar đã đụng độ với những người biểu tình khiến ít nhất 4 người bị thương. Theo một bác sĩ, một phụ nữ trung niên đã bị bắn vào đầu và phải vào phòng chăm sóc đặc biệt. Đây là cuộc bạo động lớn nhất kể từ sau cuộc đảo chính quân sự phát sinh từ đầu tháng Hai đến nay.

Nhưng sau cuộc bầu cử Mỹ năm 2020, mức độ nhận thức vấn đề của chúng ta hẳn cũng đã cải thiện phần nào. Tổng tuyển cử vốn không phải nhìn xem ai biểu tình hoặc ai bạo lực, mà quan trọng hơn là liệu có gian lận trong cuộc bầu cử hay không.

Chính quyền quân sự đã đặt nghi vấn về việc Chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Aung San Suu Kyi gian lận trong cuộc tổng tuyển cử và yêu cầu Ủy ban bầu cử bàn giao danh sách bầu cử để đối chiếu chéo. Như vậy, nếu chính quyền quân sự đã kiểm soát chính quyền, họ chỉ việc yêu cầu các thành viên ủy ban bầu cử đưa ra danh sách, sau đó đối chiếu để làm rõ vấn đề căn bản rốt cuộc có gian lận trong cuộc tổng tuyển cử hay không là được rồi. Nếu bà Aung San Suu Kyi không có hành vi gian lận thì chính quyền sẽ được trả lại cho bà ấy, còn nếu tra ra được bằng chứng gian lận trực tiếp thì cứ xử lý theo pháp luật.

Một vấn đề đơn giản như vậy lại được phức tạp hóa bởi các phương tiện truyền thông và chính trị gia. Dưới con mắt của các hãng truyền thông lớn, bà Aung San Suu Kyi phải được đắc cử thì đó mới là chính quyền dân chủ. Nhưng nếu chúng ta hỏi các phương tiện truyền thông này rằng vấn đề gian lận bầu cử  đã được làm rõ hay chưa? Họ sẽ nói với bạn rằng điều đó không quan trọng vì giới truyền thông đã xác nhận rằng bà Aung San Suu Kyi đã đắc cử.

Lối nói này thật sự nghe rất quen tai. Trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2020, nhóm luật sư trong chiến dịch của Tổng thống Trump đã chứng minh lượng lớn các lá phiếu gửi qua đường bưu điện của hầu hết các tiểu bang dao động đều có vấn đề, nhưng các phương tiện truyền thông lớn đã không đưa tin và Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã không xét xử vụ việc. Chính trong cuộc bầu cử có nhiều bằng chứng gian lận như vậy, các phương tiện truyền thông lớn đã dám tự ý  tuyên bố rằng ông Biden đã được bầu, chỉ có như vậy mới được coi là dân chủ. Thế thì không đúng rồi, tổng thống Mỹ chỉ có sau khi kiểm đếm lại số phiếu của các tiểu bang dựa trên số phiếu hợp pháp mới là tổng thống đắc cử.

Giờ đây, giới truyền thông định nghĩa bà Aung San Suu Kyi tương đương với dân chủ. Điều tôi muốn nói là sau cuộc bầu cử Mỹ, chúng ta hẳn đã trưởng thành rồi. Dân chủ hay không chúng ta hãy tạm gác sang một bên, trước tiên hãy làm rõ số phiếu bầu hợp pháp rồi hãy nói đến cái khác, bởi chính nghĩa và lương tri mới là tiêu chuẩn đạo đức đúng sai, dân ý và dân chủ đều không phải.

Sau khi các phương tiện truyền thông lớn xác định bà Aung San Suu Kyi là lãnh đạo dân chủ, liền bắt đầu suy đoán rằng ĐCSTQ đã dàn xếp hành động trong chính phủ quân sự, cho rằng đây là một thử thách cho chính quyền Biden. Có hai sai sót trong cách nói này.

Đầu tiên, ĐCSTQ liệu có nhất định phải đưa ra lựa chọn giữa bà Aung San Suu Kyi và chính phủ quân sự không? ĐCSTQ không thể đặt cược cho cả hai bên sao? Trong chính phủ quân sự có người có thể câu kết với ĐCSTQ, vậy còn trong chính phủ của bà Aung San Suu Kyi thì không có sao? Vào năm 2020, chính phủ của bà Aung San Suu Kyi đã bán cảng  Kyaukphyu cho ĐCSTQ, điều này đã giúp ĐCSTQ mở rộng ảnh hưởng của nó đến Ấn Độ Dương.

Vì vậy, trong vụ việc Myanmar ĐCSTQ không cần đứng ở bên nào cả, mà nó trực tiếp thu mua cả chính quyền quân sự và chính phủ của bà Aung San Suu Kyi là được rồi.

Thứ hai, chúng ta có cần thông qua sự kiện Myanmar để đánh giá chính quyền Biden không? Trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2020, chính sách của ông Biden chính là chủ nghĩa xã hội toàn cầu hóa. Sau khi nhậm chức, lệnh hành chính do ông Biden đưa ra cũng có thể cho thấy đường hướng trong các chính sách của ông ta. Những điều này đủ để đánh giá chính quyền Biden, không nhất thiết phải thông qua sự cố Myanmar.

Có một số lượng lớn những người tôn sùng xã hội chủ nghĩa trong chính quyền Biden, nếu buộc phải chọn giữa chính quyền Biden và ĐCSTQ, riêng cá nhân tôi không chọn bên nào cả. Tôi chỉ chọn đứng bên Tổng thống Trump, vì chỉ có chính phủ của ông ấy mới  dám thách thức ĐCSTQ.

Chúng ta đều đã trưởng thành cả rồi, thế giới này đen trắng rạch ròi, nhưng phần nhiều đều là màu xám. Chúng ta có thể các định rằng màu đen chính là ĐCSTQ, gồm cả chủ nghĩa xã hội ở cả phương Đông và phương Tây. (Ở phương Tây chủ nghĩa xã hội được đặt dưới cái tên mỹ miều là chủ nghĩa xã hội dân chủ, chủ nghĩa tự do (liberal) hay chủ nghĩa cấp tiến (progressive), là một dạng chủ nghĩa xã hội phi bạo lực không bao hàm cách mạng vũ trang). Chống lại ĐCSTQ thì chính là màu trắng, và chú ý là chống lại ĐCSTQ chứ không phải chống độc tài. Thế lực các bên ở Myanmar có thể chọn ra ai là màu đen ai là màu trắng hay không? Không chọn ra được, họ đều là màu xám, và có thể cả hai đều đã thông đồng với ĐCSTQ.

Cũng không thể nói “Ủy ban khôi phục trật tự và luật pháp quốc gia” trong chính phủ quân sự là màu đen, vì họ đã từng chấm dứt đường lối chủ nghĩa xã hội của chính phủ Ne Win. Nhưng đối mặt với ĐCSTQ, họ có thể đã không đủ cứng rắn và mạnh mẽ, vậy nên cũng là màu xám. Đây có thể là sự trưởng thành mà cuộc bầu cử Mỹ năm 2020 mang lại cho chúng ta: chống lại chủ nghĩa xã hội mới là tiêu chuẩn để phán đoán tốt xấu của một chính phủ, chứ không thể lấy dân chủ làm tiêu chuẩn để đánh giá.

Related posts