Hắc Bạch Công Tử Nam Kỳ và Những Giai Thoại

Trúc Giang  

image.png

1* Mở bài

Nói đến tỉnh Bạc Liêu thì đa số người hiểu biết không thể quên hai nhân vật điển hình, là ông Cao Văn Lầu và công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.

Ông Cao Văn Lầu là tác giả của bài Dạ Cổ Hoài Lang, được gọi chung là vọng cổ mà đào kép cải lương phải ca trên sân khấu.

Ở Mỹ Tho cũng có một công tử, cũng nổi tiếng ăn chơi, tên là Lê Công Phước, được là Phước George. Người trắng trẻo, đẹp trai nên được gọi là Bạch công tử, để phân biệt với Hắc công tử Bạc Liêu.

Hai đại thiếu gia Hắc Bạch nầy khét tiếng ăn chơi xa hoa phung phí như ném tiền qua cửa sổ. Có tiền rồi thì cũng muốn nổi tiếng, lừng danh trong thiên hạ. Hai tay công tử nầy tranh đua nhau đốt tiền để nổi danh, tạo ra những giai thoại như thi nhau đốt tiền nấu chè, đốt tờ giấy 100$ để tìm tờ 5$.…

Giai thoại là những câu chuyện có liên quan đến con người thật, được lưu truyền bằng miệng trong dân gian. Thường do người kể chuyện, thêm mắm dậm muối cho câu chuyện thêm hấp dẫn, hơn nữa « tam sao thất bản » (nghĩa là ba lần sao chép lại thì làm mất bản gốc) cho nên thường thì không đúng sự thật.

2* Xuất thân của Công Tử Bạc Liêu

Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy sinh ngày 22-6-1900, còn có tên là Ba Huy, là một tay ăn chơi nổi tiếng ở Saigòn và miền Nam Việt Nam vào thời đó.
Tên thật là Trần Trinh Quy, nhưng cho rằng cái tên Quy không sang trọng, cho nên đổi lại là Trần Trinh Huy.
Ba Huy là con trai của ông Trần Trinh Trạch, ông Trạch xuất thân là một thư ký vườn, nhà nghèo, được ông bá hộ Phan Văn Bì, một đại địa chủ “Vua lúa gạo Nam Kỳ”, gả con gái cho, trở nên giàu có.

Nhờ cha vợ cho đất và cấp vốn, cộng thêm chút đỉnh chữ nghĩa và biết làm ăn, chẳng bao lâu Trần Trinh Trạch trở nên một địa chủ, xếp vào hạng nhất ở Nam Kỳ.
Trần Trinh Trạch sở hữu 74 sở điền với 145,000 hecta (1 hecta bằng 1 mẫu=10,000m2) đất trồng lúa, và 100,000 hecta ruộng muối. Ông Trạch có 7 người con. Ba Huy là con trai thứ hai, miền Nam gọi là cậu Ba.

Ông Trần Trinh Trạch qua đời năm 1942.

Ngày 8-10-1965, chính phủ VNCH cấp quyền sở hữu thiệt thọ đất của địa chủ mà nông dân đang canh tác. Đến ngày 26-3-1970, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ký Luật Người Cày Có Ruộng, truất hữu ruộng đất của địa chủ.

Như vậy đất đai nhà họ Trần Trinh bị truất hữu rất nhiều. Không còn được như trước kia.

3* Con người của Trần Trinh Huy

Trần Trinh Huy, (Ba Huy, Hắc Công Tử) lên Sài Gòn học trường Pháp, rồi du học Pháp 3 năm. Về nước không có mảnh bằng nào, để lại một người vợ Pháp và đứa con ở Paris.
Người của Huy cao lớn, khoảng 1.7 mét, lực lưỡng nhưng không cục mịch. Dáng người thanh thoát, sang trọng và đầy sinh lực. Ba Huy rất hào phóng, rộng rãi, dễ dãi. Người ăn kẻ ở trong nhà lầm lỗi cũng ít la rầy, bà con ở xa đến thăm cũng được cho tiền. Tá điền nghèo được giúp đỡ.
Giao thiệp với người Pháp thì không khúm núm, nịnh bợ như nhiều người khác. Giới giang hồ tứ chiếng xem Ba Huy như là tay nghĩa khí ngon lành nhất Nam Kỳ. Ba Huy cũng ủng hộ, giúp Việt Minh một lần 13,000 giạ lúa (1 giạ=40 lít). Ông thích hội hè, là người đầu tiên tổ chức “Thi hoa hậu miệt vườn” ở Hậu Giang.

3.1. Vợ và những mối tình của Hắc công tử

1). Những cuộc tình xa hoa của công tử Bạc Liêu ở Pháp

Sài Gòn Xưa - Nhà Bạch Công tử Mỹ Tho - Ông Phước George,... | Facebook
Công tử Bạc Liêu, Cậu Ba Huy, Hắc Công Tử, Trần Trinh Huy

                    Ba Huy và vợ đầm Marie và con lai Richard

Trong suốt ba năm du học ở Pháp, Hắc công tử Trần Trinh Huy trải qua 5 mối tình, nhưng xem như chơi qua đường. Đặc biệt và sâu đậm nhất là mối tình với cô gái Pháp, làm thâu ngân viên trong một quán cà phê bên bờ sông Seine. Tên Marie. Kết quả là một bé trai ra đời, tên Richard. Tháng 8 năm 1930, khi Richard được 7 tháng tuổi, thì cậu Ba Huy về Việt Nam, không quên để lại một món tiền để Marie nuôi con.

Sáu năm sau, năm 1936, Marie dẫn con về Bạc Liêu. Cả nhà vui vẻ vì cậu con Richard ngoan ngoản và dễ thương. Mọi việc đã rồi.

Vài tháng sau, mẹ con Marie về Pháp, mang theo một số tiền để sống suốt đời.

2). Ba Huy có 4 vợ và rất nhiều nhân tình.

Công tử Bạc Liêu, Cậu Ba Huy, Hắc Công Tử, Trần Trinh Huy
https://thamhiemmekong.com/wp-content/uploads/2020/04/nhacongtubaclieu-4.jpg

                 Ba Huy và vợ Ngô Thị Đen và những người vợ khác

Vợ 1. Người Pháp có 1 con
Vợ 2. Ngô Thị Đen, người Bạc Liêu. Có người con gái là Cô Hai Lưỡng sang sống bên Pháp.
Vợ 3. Nguyễn Thị Hai. Có 3 con: Thảo, Nhơn, Đức
Vợ 4. Nguyễn Thị Ba. Có 4 con: Hoàn, Toàn, Trinh, Nữ

Vợ thứ 4. Khoảng 1968, Ba Huy dọn về căn biệt thự số 117 đường Nguyễn Du, Sài Gòn. Mỗi buổi sáng, đứng trên lầu nhìn xuống, thấy một cô gái gánh nước đẹp quá. Con ông già sửa xe đạp trước cổng công viên Tao Đàn, Sài Gòn. Ba Huy đến nhà, xin đổi căn biệt thự giá trị 1,000 lượng vàng để lấy cô gái chưa đầy 20 tuổi, tên Nguyễn Thị Ba. Họ có 4 con, tên: Hoàn, Toàn, Trinh, Nữ. Ông và người vợ kém ông 40 tuổi dọn về căn nhà ở đường Nhất Linh, tính ra hơn 10 năm. Cô Ba chăm sóc ông chu đáo, sau khi ông mất, cô ở vậy nuôi con cho đến khi chúng trưởng thành. Đó là người vợ sau cùng của Ba Huy.
Ông mất ngày 16-1-1973 đưa về an táng ở huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu.

3.2. Đám tang của công tử Bạc Liêu

Sau nhiều năm ăn chơi trác táng, năm 1973 sức khỏe ngày càng yếu đi, bịnh thận tái phát, phải nằm bịnh viện suốt cả năm. Người vợ trẻ, thứ tư, chăm sóc chồng trong bịnh viện.

Ngày 16-1-1973, công tử Bạc Liêu trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 73.

Theo ước nguyện, thi thể được tẩn liệm trong quan tài màu trắng. Đám tang dạo quanh Sài Gòn, với chiếc xe song mã màu trắng, hai con ngựa cũng màu trắng. Sau đó, quan tài được đưa về biệt thự ở Bạc Liêu, và chôn trong khu mộ của gia tộc Trần Trinh.

4* Những giai thoại về Hắc công tử Trần Trinh Huy

4.1. Đi thăm ruộng bằng xe hơi hoặc ca nô

Dàn siêu xe độc nhất vô nhị của Công tử Bạc Liêu: Giàu hơn cả vua Bảo Đại

Xe Ford Vedette

Ba Huy được cha ủy nhiệm cho trông coi điền sản. Ông đi thăm các sở điền bằng xe hơi hoặc ca nô. Việc nầy là một sự kiện đặc biệt. Ba Huy đi đến đâu thì tá điền ùn ùn kéo đến xem, vì cả đời họ chưa thấy xe hơi bao giờ.
Đi đòi nợ các tỉnh, ông dùng xe Ford Vedette, đi chơi thì dùng xe Peugeot Sport, loại xe nầy chỉ có 2 chiếc ở miền Nam, chiếc kia là của vua Bảo Đại.

4.2. Ba Huy thuê người Pháp làm công cho mình

Đó là ông Henri, chồng bà Tư Nhớt, một người trong gia tộc Trần Trinh. Henri làm quản lý, điều hành tài sản, dưới quyền của Ba Huy. Quản lý được hưởng 10% lợi tức thu được hàng năm, vì thế ông Henri trở nên giàu có, và làm việc mãi cho đến sau ngày 30-4-1975 mới về Pháp.

4.3. Công tử Bạc Liêu mê nghề võ

Cái mốt của thời đó là học võ nghệ để nâng cao khí phách thượng võ của kẻ anh hào. Ông không học võ Tây, võ Ta, mà sang Thái Lan mướn một ông thầy thượng hạng về dạy võ Muay Thái cho mình và người em út là Tám Bò.

4.4. Một sự kiện chấn động cả nước là đi thăm ruộng bằng máy bay.

'Vua Bảo Đại có gì, Hắc công tử có nấy'

Vì điền sản của gia tộc Trần Trinh lúc đó là 145,000 hecta ruộng lúa và 100,000 hecta ruộng muối, cho nên cần máy bay để đi thăm ruộng, vì đi xe hơi rất mệt mõi.
Lúc đó, cả nước cũng chỉ có 2 chiếc máy bay. Chiếc tư nhân duy nhất là chiếc của Hắc công tử Trần Trinh Huy. Chiếc kia là của vua Bảo Đại do ngân quỹ quốc gia đài thọ.

Một lần đi thăm ruộng ở Rạch Giá, vì thấy lái máy bay dễ quá, cho nên Ba Huy mới giành với phi công người Pháp, để cho ông lái. Hứng chí, bay qua Hà Tiên cho đến khi đồng hồ báo sắp hết xăng, nên phải đáp khẩn cấp, mới biết đó là đất Thái Lan.

Cha của ông phải đem 200,000 giạ lúa qua nộp cho Thái Lan để chuộc người và máy bay. Sự việc máy bay đi lạc đường được tờ báo Le Courrier Saigonnais đăng tin, và nhiều tá điền xác nhận là họ đã tham gia làm phi trường ở Cái Dầu. Đó là loại L-19, 2 chỗ ngồi.

4.5. Sinh hoạt cực kỳ sang trọng và xa hoa

Ra đường đóng bộ Veston bằng thứ hàng đắt nhất thời đó. Ăn sáng kiểu Tây, trưa ăn cơm Tàu, chiều cơm Tây.
Khi đi Saigòn, xe mới cáu cạnh có tài xế lái. Không ở ngôi biệt thự riêng, mà ở nhà hàng khách sạn sang trọng Majestic. Khách sạn nầy do Chú Hỏa, Hui Bon Hoa xây năm 1925.

Có lúc hứng chí, đi dạo phố với hàng chục chiếc xe kéo. Chiếc ông ngồi, còn những chiếc khác thì để những vật dụng lặt vặt như là cái nón, cây can…chạy theo xe không, cũng được trả tiền.

Ông luôn luôn xê dịch và thích ở những nơi ăn chơi. Chiều cuối tuần thì nghỉ mát ở Vũng Tàu, Đà Lạt hoặc Cần Thơ…Rất mê cờ bạc, có khi đánh một ván 30,000 đồng, trong thời điểm mà vàng chỉ có 60$/lượng, lúa chỉ có 1.7$ đồng một giạ (40 lít), lương tháng của Thống Đốc Nam Kỳ là 3,000$/tháng.

5*. Biệt thự của Hắc công tử ở Bạc Liêu

blank
nhà công tử bạc liêu
https://thamhiemmekong.com/wp-content/uploads/2020/04/nhacongtubaclieu1.jpg
https://thamhiemmekong.com/wp-content/uploads/2020/04/nhacongtubaclieu01.jpg

   Cầu thang bằng đá cẩm thạch * Cầu thang dẫn lên sân thượng

Biệt thự xây cất năm 1919 do kỹ sư Pháp thiết kế. Toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, đá cẩm thạch lót nền, gạch, khung sắt trang trí, đều nhập từ Pháp qua. Các bù lon, đinh ốc- vít đều có khắc chữ P, chứng tỏ rằng sản xuất từ Paris. Nội thất được trưng bày bằng đồ gổ, sứ, đồng rất quý giá.

nhà công tử bạc liêu
https://thamhiemmekong.com/wp-content/uploads/2020/04/nhacongtubaclieu02.jpg

    Những bộ ghế cổ quý cẩn xà cừ hầu như có thể thấy khắp nơi

Sau ngày 30-4-1975, Việt Cộng tịch thu biệt thự và làm khách sạn mang tên « Khách Sạn Công Tử Bạc Liêu » để thu tiền.
Khách sạn có 6 phòng, 5 phòng thường và một phòng đặc biệt mang tên “Phòng Công Tử”, giá tiền gấp đôi và phải đặt trước cả tháng mới hy vọng có phòng. Đa số là du khách ngoại quốc.

Trong khi đó, người con của Ba Huy là ông Trần Trinh Đức, 61 tuổi, phải chạy xe ôm để kiếm ăn từng bữa. Không có tiền làm đám giỗ cha.

Việc đánh tư sản nhà họ Trần Trinh, tịch thu tài sản để kinh doanh, lại còn lấy tên tư sản làm thương hiệu kiếm tiền, xét ra không ổn.

6*. Bạch Công tử Lê Công Phước

6.1. Bạch Công tử

Lê Công Phước (1901-1950) còn được gọi là Phước George, là một tay ăn chơi nổi tiếng ở miền Nam, những năm của thập niên 19201930.

Công tử nầy da trắng, đẹp trai nên gọi là Bạch công tử để phân biệt với Hắc công tử Bạc Liêu. Là con trai thứ tư của Đốc Phủ sứ Lê Công Sủng. Phước George người làng Điều Hoà, quận Châu thành tỉnh Mỹ Tho (Định Tường, Tiền Giang).
Bạch Công tử sang Pháp du học năm 1909. 

Theo các tài liệu thì Đốc phủ Sủng là người gốc Bình Định, khoảng thập niên 1880 vào làm quận trưởng Châu Thành Mỹ Tho, sau làm quận trưởng Chợ Gạo và định cư tại đó. 

Đốc phủ Sủng từng đại diện cho tỉnh Mỹ Tho đi dự hội chợ bên Pháp, và cũng nhờ vậy Bạch Công tử được đi du học tại Pháp vào năm 1909

Đốc phủ Sủng không giàu, ông có nhiều vợ, trong đó có bà Đào Thị Linh, là người ở Chợ Cũ, Mỹ Tho, có quốc tịch Pháp. Hai người kết hôn chính thức, có hôn thú.

Bà Linh chết vì bịnh ho lao, để lại một gia tài lớn cho cha con ông Sủng. Về sau, ông Sủng cũng chết đột ngột mà không để lại di chúc, nên Phước George được toàn quyền thừa kế toàn bộ tài sản của cha mình để lại, do ông là con duy nhất của ông Sủng và bà Linh (Người vợ duy nhất có hôn thú). Tổng số tài sản của Phước George lúc bấy giờ được biết không dưới 1,000 mẫu ruộng. 

6.2. Cuộc tình của Bạch công tử với công chúa Nga trên đất Pháp

Bí mật về Bạch công tử: Từ tay chơi khét tiếng miền Tây đến cuộc sống nghèo  túng, bi đát cuối đời

                    Bạch công tử với công chúa Nga Olga bên Pháp

Lê Công Phước đã từng du học ở Pháp, ông rất mê cải lương nên học về nghệ thuật sân khấu. Khi về nước ông cùng người bạn là Nguyễn Ngọc Cương lập gánh hát cải lương Phước Cương, là tên hai người ghép lại.

Có một lần Phước George đưa gánh Phước Cương sang lưu diễn ở Pháp. Đó là thời gian ông thừa hưởng gia tài đồ sộ sau khi người cha chết. Với tài sản kếch xù, Phước George ăn chơi phung phí, vung tiền qua cửa sổ. Ông giao du với giới nhà giàu, sang trọng, thượng lưu người Pháp. Tất cả quần áo và đồ dùng đều thuộc loại thượng hạng, đắt tiền. Ăn trưa món Việt do đầu bếp người Việt mang theo qua Pháp. Ăn chiều và tối ở những nhà hàng sang trọng dành cho giới thượng lưu.

Ông cặp kè với công chúa nước Nga thuộc Nga hoàng, Princesse Olga, sang tỵ nạn ở Pháp, sau cuộc Cách Mạng Tháng 10 năm 1917 do VI. Lenin và đảng Bolshevik lật đổ chế độ Nga hoàng của hoàng đế Nikolas II.

Cặp tình nhân Việt Nga ăn xài hoang phí từ các hộp đêm, các nhà hàng sang trọng, đến nghỉ hè ở bờ biển phía Nam nước Pháp như Cannes, Nice. Tắm biển và thuê du thuyền đi câu cá… Đến Tây Ban Nha xem lễ hội đấu bò tót…

6.3. Giai thoại về chiếc cà rá hột xoàn 3,000$

Bạch công tử lê công phước - Đọc báo, tin tức mới nhất 24h qua - Afamily

                Bạch công tử và cô Ba Trà

Tác giả Nguyễn Thiện viết:”Đang lúc cô Ba Trà, một phụ nữ có sắc đẹp làm xao xuyến tâm hồn Bạch công tử, cô nầy thua bài sạch túi, thì Bạch công tử lái xe đến, rủ xuống Cần Thơ ăn cá cháy và đánh bài gỡ vốn. 

Hai người về khách sạn Bungalows tạm nghỉ để chuẩn bị đi Cần Thơ. Bạch công tử lột chiếc cà rá nhận hột xoàn trị giá 3,000$ để trên bàn, trước khi vào phòng tắm. Lúc trở ra, thấy cô Ba Trà đang đeo thử chiếc cà rá vào ngón tay, thì Bạch công tử lên tiếng tặng luôn cho cô. 

Sau đó, Hắc công tử mua tặng cho cô một chiếc giá gấp đôi.

6.4. Nói thêm về người đẹp Ba Trà

bach cong tu - Tin tức mới nhất 24h qua | Ngôi Sao VN
Bạch Công Tử, Cô Ba Trà, George phước

                                             Trần Ngọc Trà và hình vẽ

Trần Ngọc Trà sinh năm 1906 tại quận Cần Đước, Long An. Trong một cơn ghen dữ dội, cha cô cho rằng mẹ cô ngoại tình, ông tức hộc máu, chết. Bà nội cô, vì thương con, đau buồn rồi cũng chết. Người bác ruột đuổi mẹ con cô ra khỏi nhà. Mẹ con về tá túc bên ngoại. Bao nhiêu cay đắng, uất hận vì người chồng bạc tình, mẹ cô trút tất cả lên đầu đứa con vô tội bằng những trận đòn chí tử.

Vì quá nghèo, bà gả Ngọc Trà cho một đại úy Pháp lúc cô 14 tuổi. Một năm sau, người sĩ quan Pháp về nước. Cuộc hôn nhân chấm dứt lúc cô 15 tuổi.

Cô Ba Trà trở về với mẹ. Cô bán nước trà đá trên xe lửa Sài Gòn Phan Thiết. Mặc dù cuộc sống lam lũ nhưng sắc đẹp lộ hẳn ra khiến cho nhiều thanh niên ngẩn ngơ. Một chàng trai, con của một phú hào ở Phan Rang, say mê đắm đuối, cưới cô làm vợ.

Sau hai năm chung sống, Ba Trà không chịu nổi cái thói lăng nhăng mèo mỡ của chồng, nên cô đứt gánh, ra đi.

Người chồng thứ ba là bác sĩ Án. Cuộc sống khá giả, nên Ba Trà bắt đầu đam mê cờ bạc, thích giao du bừa bãi với đàn ông, nên cuộc tình với bác sĩ Án cũng tan vở.

Một triệu phú trẻ tuổi họ Lương đã bỏ tiền ra để cô trả nợ, và xây một căn nhà đặt tên là Nguyệt Tiên cung để cả hai cùng ăn đời ở kiếp với nhau ở đó. Nhưng Ba Trà quyết định không phải là người tình của riêng ai cả.

Thế là Nguyệt Tiên cung là nơi ra vào của những tay phong lưu hào sảng khắp nơi, mang tiền đến chung vui với người đẹp, nhưng chỉ trong vài ngày thì ra về sạch túi, trắng tay. Tiền mất mà tình cũng chẳng có.

Ba Trà có một sắc đẹp mê hồn, đã cuốn hút những tay chơi hào hoa giàu có bậc nhất, trong đó có Hắc-Bạch công tử Nam Kỳ. Báo chí ca ngợi sắc đẹp của cô: “Cô ấy đẹp lắm, đẹp đổ quán xiêu đình, đài các như một bà hoàng, quần áo lụa cùng màu, quàng khăn voan mỏng…”

Học giả Vương Hồng Sển viết trong cuốn “Sài Gòn Tả Pí Lù” rằng: “Những ai được quen biết hay được cô hạ cố giao thiệp, đều xem đó là niềm vinh dự để xác định địa vị xã hội…”.

Trong lời tâm sự với ông Vương Hồng Sển, Ba Trà cho biết, người thương yêu nhất, chu cấp tiền nhiều nhất là ông Lâm Kỳ Xuyên, còn được gọi là công tử Bích. Ông làm chủ chi nhánh ngân hàng Đông Dương ở Cần Thơ, có cha làm chủ một hãng rượu danh tiếng ở miền Tây. Ông Lâm Kỳ Xuyên si mê và tặng cho Yvette Trà hơn 70,000 $ Đông Dương. Vàng thời đó giá 60$ một lượng.

Ba Trà còn có tên Tây là Yvette Trà, được xem như cô gái làng chơi hạng sang, cô mê hột xoàn và có máu cờ bạc.

Sắc đẹp của Ba Trà đưa đến sự đối đầu của hai công tử giàu sang nhất lục tỉnh Nam Kỳ, tạo ra những giai thoại lưu truyền trong dân gian.

Cùng với thời gian, sắc đẹp mê hồn cũng điêu tàn, hương phấn nhạt phai, công tử, đại gia cũng dần dần lảng tránh. 

Vì mê cờ bạc nên tài sản đem nướng hết trong những cơn đỏ đen. Kết quả cuộc đời bi thảm, là sống trong những ngày cô đơn, nghèo khổ. Năm 1966, người ta gặp Yvette Trà làm công cho một tiệm tồi tàn trong Chợ Lớn.

Trên trang mạng của báo Pháp Luật và Xã Hội có những dòng cho biết, cô Ba Trà đã chết ở gầm cầu thang của một chung cư ở Sài Gòn.

7*. Hắc Bạch công tử thi đấu nhau để được nổi tiếng

7.1. Hắc công tử đốt tờ 100$ để Bạch công tử tìm tờ 5$

Những tờ tiền ở Việt Nam đầu thế kỷ 20
BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Một lần, gánh Huỳnh Kỳ xuống hát ở Bạc Liêu cùng cô Bảy Phùng Há. Hắc công tử được mời đi xem. Đang xem hát, Bạch công tử rút thuốc ra hút làm rớt tờ giấy bạc Con Công (5$), và cúi xuống tìm. Hắc công tử bèn đốt tờ giấy “Bộ Lư” (100$) soi sáng cho Bạch công tử.

7.2. Đốt tiền nấu chè

Bị chơi một vố khá đau về mặt mũi, Bạch công tử thách thức, mỗi người mua một kí lô đậu xanh nấu chè. Dùng tiền giấy thay củi để đốt, nồi chè nào sôi trước thì người đó thắng.
Tối hôm đó, Hắc công tử cho trải thảm đỏ từ ngoài cổng vào tận thềm nhà, cứ mỗi một thước thì có gia nhân cầm đuốc soi đường chào đón phái đoàn của Bạch công tử.
Nhiều người chứng kiến cuộc thi, vì thấy số tiền giấy bị đốt khá nhiều, ai nấy đều toát mồ hôi. Cuối cùng thì Bạch công tử thắng.”

8*. Mối tình giữa Bạch công tử và Phùng Há

8.1. Bà Phùng Há

hac-bach-cong-tu.jpg

Phùng Há tên thật là Trương Phụng Hảo (30-4-1911 – 5-7-2009), người làng Điều Hoà, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho.
Thân phụ là người Hoa tên là Trương Nhân Trưởng, gốc ở Sơn Đông, Trung Quốc. Thân mẫu là Lê Thị Mai, người Mỹ Tho.
Phùng Há là phát âm theo tiếng Quảng Đông của Phụng Hảo
Thân phụ qua đời năm bà 9 tuổi. Gia đình lâm vào cảnh nghèo khó. Năm 13 tuổi bà phải đi làm công trong một lò gạch để kiếm tiền.
Giọng ca thiên phú của bà được ông bầu Hai Cu để ý nâng đỡ, mời bà vào gánh Tái Đồng Ban, đóng cặp với Năm Châu. Năm Châu và nhạc sĩ Tư Chơi (Huỳnh Thủ Trung) là 2 người thầy đầu tiên của bà và cũng là 2 người đàn ông có mặt trong cuộc đời tình cảm của bà.
Năm 1926, bà kết hôn với nhạc sĩ Tư Chơi. Năm Châu thua buồn, rời gánh hát ra đi.

Năm 1929, bà li dị với Tư Chơi.

8.2. Gánh hát Huỳnh Kỳ

Sau khi ly dị với Tư Chơi, bà kết hôn với Bạch công tử Phước George. Ông lập gánh hát Huỳnh Kỳ cho bà làm bầu gánh năm bà 18 tuổi.
Gánh Huỳnh Kỳ rất nổi tiếng trong thời đó.
Đào kép nổi tiếng gồm có: Phùng Há, Ba Vân, Năm Phỉ, Tám Du, Năm Thiện, Ba Thâu, Ba Đồng, Chín Móm, Năm Kiệt, Hai Sự, Hai Nữ, Tư Bé, Tư Hélènne… Theo nhiều tài liệu ghi lại, thì đây là gánh cải lương có quy mô lớn ở vùng lục tỉnh Nam kỳ. Và cô đào nổi tiếng nhất là cô Bảy Phùng Há chính là vợ của Bạch công tử. 

Bạch Công tử đã tiêu tốn rất nhiều tiền vì sự nghiệp cải lương. Thời đó những gánh hát khác đều đi bằng ghe chèo thì Bạch Công tử lại sắm một lúc tới 3 chiếc ghe có gắn máy, dùng để chở đào kép đi lưu diễn, và ghe được trang bị như là du thuyền. 

Theo mô tả thì chiếc đi đầu chở Bạch Công tử và Phùng Há, có lầu, phía trước có cột cờ và treo cờ vàng, biểu tượng của gánh Huỳnh Kỳ. Đào kép thì đi trên chiếc ghe thứ hai, được ngăn thành nhiều phòng, nhiều ô cửa sổ, có bếp ăn, chỗ vệ sinh… Chiếc thứ ba thì chở thầy đờn, nhân viên phục vụ và cả một đội bóng tròn. 

Mỗi khi gánh hát đi tới đâu, Bạch Công tử cho đào kép lên bờ đứng xếp hàng và bắt tay xã giao với chính quyền sở tại. Sau đó thì hát bản Đoàn ca, cờ vàng được kéo lên và Bạch Công tử lấy súng lục ra đưa lên trời nổ liền mấy phát. 

Trong lúc đào kép lo chuẩn bị cho đêm diễn, thì đội bóng tròn thi đấu giao hữu với đội bóng của địa phương, với mục đích thu hút khán giả tối đi xem hát. Và cho dù thắng hay thua, đội bạn cũng được chiêu đãi và mời xem hát. 

Được biết trong hồi ký của nghệ sĩ Ba Vân, cũng có nhắc tới việc này. Ông xem Bạch Công tử như là người ơn, vì đã có công đóng góp, tạo điều kiện cho sân khấu cải lương phát triển. 

Trong hồi ký Nổi trôi trong ánh đèn màu, nghệ sĩ Bảy Nhiêu đã viết: “Đến 3 giờ chiều thì vé các hạng của gánh Huỳnh Kỳ đều hết. Nhiều người thất vọng đón buổi tối để mua cho được vé đêm mai”. 

Trong thời gian đó, Phước George cho xây dựng rạp hát cũng với tên Huỳnh Kỳ, bên cạnh ngôi nhà của ông tại Mỹ Tho, để làm nơi gánh hát biểu diễn thường xuyên. Đến khi Phước George sạt nghiệp thì cả ngôi nhà và rạp hát đều bán lại cho ông Lê Ngọc Chiếu, một người giàu có ở vùng Chợ Gạo. Và rạp hát sau đó được đổi tên thành rạp Lê Ngọc. Khoảng năm 1963, ông Chiếu bán rạp hát lại cho người khác. Rạp đổi tên thành Viễn Trường.

Đến năm 1930, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đời sống người dân hết sức khó khăn, nhiều gánh cải lương cũng chịu chung số phận. Do Bạch công tử vung tiền qua cửa sổ cho nên gánh Huỳnh Kỳ bị sập tiệm.

9*. Cuộc đời thê thảm của Bạch Công tử

Do ăn chơi phung phí, cờ bạc, phụ nữ, hút xách cho nên bị tán gia bại sản. Con bị bịnh không có tiền chạy thuốc. Vợ bỏ. Ông lại mang bịnh ghiền á phiện mà không có tiền hút.
Ông sống lang thang trong khu vực Vườn Ông Thượng (Vườn Tao Đàn, Saigòn). 

Cuối năm 1949, Nguyễn Hoàng Phi đưa Bạch công tử về chăm sóc tại gia đình ông ở thị trấn Chợ Gạo. Nhưng vì hậu quả của nghiện ngập, Bạch công tử mất vào đầu năm 1950. 

Chết không có quan tài, bó chiếu đem chôn, không nấm mồ, không mộ bia.

Năm 99 tuổi, bà Phùng Há có tìm đến mộ và muốn đem hài cốt ông về hoả táng, đem tro cốt vào thờ ở Chùa Nghệ Sĩ Gò Vấp, do bà làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, nhưng bị người giữ mộ là con của ông Nguyễn Hoàng Phi từ chối. Vì ông nầy đã hứa với người con gái của Bạch công tử tên Suzane, sống ở Pháp, là ông sẽ giữ mộ để hàng năm cô Suzane về thăm mộ cha.

10*. Kết luận

Những công tử con nhà giàu ăn chơi hoang phí, đem đốt tiền để tranh giành danh tiếng ảo. Là những người có học, ra nước ngoài mà không tiếp thu kiến thức để sống có lý tưởng cao đẹp, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.

Thật đáng tiếc !

Trúc Giang

Minnesota ngày 24-5-2021

Related posts