Phân tích: Mỹ viện trợ gấp 3 lần vắc-xin cho Đài Loan để phá vỡ âm mưu Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ

Thanh Hải

Ngày 20/6, 2,5 triệu liều vắc -xin COVID-19 Moderna do Mỹ viện trợ đã đến sân bay Đài Loan, số vắc xin do Mỹ viện trợ không chỉ gấp đôi so với số lượng 1,24 triệu liều của Nhật Bản mà còn cao hơn nhiều so với con số Mỹ cam kết ban đầu cho Đài Bắc là 750.000 liều. Lô vắc-xin này cùng với vắc-xin Nhật Bản đã mang lại hiệu quả dập lửa khẩn cấp cho Đài Loan, trong bối cảnh quốc đảo khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vắc xin dưới áp lực của Bắc Kinh, theo NTDTV.

Chắc chắn Trung Quốc sẽ không vui khi Hoa Kỳ đã gửi số lượng lớn vắc-xin cho  Đài Loan vào thời điểm này. 

Trước hết, Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng các nhà chức trách Đảng Dân Tiến cầm quyền ở Đài Loan (DPP) đang “thực hành thao túng chính trị trong hợp tác chống dịch. Đây là sự coi thường tính mạng và sức khỏe của đồng bào Đài Loan và vi phạm tinh thần nhân đạo cơ bản”.

Ngoài ra, Triệu Lập Kiên cũng hướng về Washington, nhưng giọng điệu của ông ta có phần hạ thấp hơn nhiều, ông Triệu nói: “Chúng tôi kêu gọi Mỹ không sử dụng viện trợ vắc xin để thao túng chính trị và can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”.

Đồng thời, Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc cũng phản ứng, chỉ trích chính phủ Đài Loan “sử dụng vắc-xin để tham gia vào chính trị” và “vô cùng vô trách nhiệm và vô lý gây tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người dân Đài Loan nói chung”. Tuy nhiên, Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc đã không nhắm vào Mỹ trong phần tuyên bố về vắc-xin.

Theo học giả Đường Hạo của Đài Truyền hình Tân Đường Tân (NTDTV)  động thái này có thể thấy phản ứng của hai tổ chức chính thức lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc rõ ràng là vẫn đi theo đường lối gian dối là “bắt nạt kẻ yếu và sợ kẻ mạnh” trong quá khứ. Họ rất cứng rắn với Đài Loan và dè dặt về Hoa Kỳ. Đằng sau động thái này, một số tín hiệu chính trị đã thực sự được tiết lộ:

Thứ nhất: ĐCSTQ không dám khiêu khích Mỹ quá nhiều về vấn đề xuyên eo biển

Tín hiệu đầu tiên là về vấn đề xuyên eo biển, chế độ Bắc Kinh không dám quá khích đối với phía Hoa Kỳ. Trước đó, vào ngày 4/6, Nhật Bản đã viện trợ 1,24 triệu liều vắc-xin cho Đài Loan, khi đó, ĐCSTQ tỏ thái độ khá thấp, chỉ dùng sức để tấn công chính phủ Đài Loan và tránh đề cập đến động thái của Nhật Bản. Bây giờ thái độ của Bắc Kinh đối với Hoa Kỳ gần như giống nhau? Tại sao?

Điều này là do Đại lễ kỷ niệm thành lập 100 năm của ĐCSTQ vào ngày 1/7 đang đến gần. Họ không muốn làm mất lòng cộng đồng quốc tế vào thời điểm nhạy cảm, ngoài ra họ còn muốn tránh vào ngày của Đảng, sẽ không có đại diện của các cường quốc nào tham dự hoặc gọi điện chúc mừng. 

Ngoài ra, Nhật Bản và Hoa Kỳ liên tiếp viện trợ vắc-xin cho Đài Loan, mục tiêu là phá vỡ kế hoạch chiến lược ‘thống nhất dịch bệnh” của Trung Quốc ở Đài Loan. Do đó, chế độ Bắc Kinh sẽ không dám chọc giận Hoa Kỳ và Nhật Bản về vấn đề này, để không kích động Washington và Tokyo viện trợ thêm vắc-xin cho Đài Bắc. 

Thứ hai: Tăng cường mặt trận thống nhất chống lại Đài Loan để chia rẽ xã hội Đài Loan

Tín hiệu thứ hai là ĐCSTQ tiếp tục củng cố mặt trận thống nhất chống lại Đài Loan và chia rẽ xã hội Đài Loan. Chúng ta có thể thấy rằng vụ nã pháo vắc-xin của Bắc Kinh là một cuộc tấn công tổng lực vào chính phủ Đài Loan, cố gắng gây căng thẳng cho tình hình dịch bệnh ở quốc đảo này. Bắc Kinh muốn ám chỉ việc “không có vắc-xin”, đó là lỗi của chính phủ Đài Loan. Quốc vụ viện Trung Quốc cũng tuyên bố rằng Thượng Hải, Giang Tô và Phúc Kiến, tất cả các tổ chức tư nhân đều muốn tài trợ vắc-xin cho Đài Loan.

Chiến lược tuyên truyền của Bắc Kinh là một trong những chiến thuật mặt trận thống nhất điển hình. Nhìn chung, cuộc chiến thống nhất vắc-xin hiện tại của ĐCSTQ chống lại Đài Loan có thể được chia thành hai quy trình:

Đầu tiên, “kéo chia”, tức là “kéo một nhóm người, đánh một nhóm người”, được sử dụng để chia rẽ xã hội Đài Loan và làm mất lòng tin và sự hợp tác giữa chính phủ và người dân. Thông qua dư luận của chính phủ và các phương tiện truyền thông, Bắc Kinh muốn dẫn dắt một nhóm người Đài Loan chiến đấu chống lại kẻ thù của ĐCSTQ, tức là đảng cầm quyền ở Đài Loan, và hướng dẫn những người này ở Đài Loan chống lại chính quyền. 

Đồng thời, Bắc Kinh cũng tuyên bố rằng có những nhóm tư nhân muốn tặng vắc-xin cho Đài Loan và sử dụng phương pháp “ngon ngọt” và “thuốc giải độc” nhằm để lôi kéo nhiều người Đài Loan đến gần Đại lục hơn. 

Hơn nữa, mặt trận thống nhất vắc-xin của Trung Quốc còn có một thói quen khác, đó là “tấn công từ trong ra ngoài”, tức là chế độ này gây áp lực từ bên ngoài, và các chính trị gia và phương tiện truyền thông Đài Loan thân Bắc Kinh phát động các cuộc tấn công từ bên trong xã hội, làm cho đảng cầm quyền trở nên bị động hơn.

Ví dụ, khi Nhật Bản tặng cho Đài Loan 1,24 triệu vắc-xin AstraZeneca , một số ý kiến ​​cho rằng do người Nhật không dám tiêm vắc-xin AstraZeneca nên đã đẩy sang Đài Loan.  Khi Mỹ tặng Đài Loan 2,5 triệu vắc-xin, thì các phương tiện truyền thông lại chỉ trích Đài Loan là một “kẻ ăn xin vắc-xin”. Đây là những tuyên bố rất kỳ quặc.

Theo học giả Đường Hạo, trong một xã hội truyền thống, những người bạn tốt giúp đỡ nhau trong cơn nguy kịch và cứu giúp nhau, đây chẳng phải là một hành động “nhân hậu, chính nghĩa” hay sao? Có điều là sau khi nhận được chút ưu ái của người khác thì sau này sẽ phải đền đáp xứng đáng. Nếu một người nói với bạn, nếu bạn chấp nhận sự giúp đỡ của tôi, bạn có phải là người ăn xin không? Có lẽ là không, phải không?

Trên thực tế, khi phe thân Bắc Kinh đưa ra những nhận xét vô cùng phi lý như vậy, điều đó chỉ phản ánh rằng tình hình hiện tại là khá bất lợi cho ĐCSTQ, khiến họ không biết làm thế nào. Khó tìm được lý do hợp lý, chống trả nên đành chuyển sang dùng những phát ngôn cực đoan hơn,  hòng tiếp tục khơi dậy những mâu thuẫn phi lý trong xã hội. 

Do đó, “lôi kéo và chia rẽ” và “chiến đấu bên trong và bên ngoài” là hai thói quen chính được ĐCSTQ sử dụng để thực hiện một mặt trận thống nhất chống lại Đài Loan.

Vì vậy, chúng ta phải đặt một câu hỏi then chốt, tại sao ĐCSTQ luôn cố gắng ép buộc Đài Loan phải chấp nhận vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc? Hay là vắc xin BioNTech của Đức do một công ty Trung Quốc làm đại diện? Theo ông Đường, có 3 lý do chính:

Thứ nhất, ĐCSTQ muốn thu hẹp chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc và hạn chế không gian quốc tế của Đài Loan. Như các bạn đã biết Bắc Kinh luôn muốn ràng buộc Đài Loan trong khuôn khổ “một Trung Quốc”, tức là ràng buộc Đài Loan vào vị thế của “một tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, để họ có thể xóa bỏ sự tồn tại chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc.

Lý do thứ hai là Bắc Kinh muốn sử dụng vắc-xin để tạo ra sự phụ thuộc của Đài Loan vào ĐCSTQ, sau đó cố gắng áp đặt các điều kiện kinh tế hoặc chính trị khác nhau để tiếp tục xói mòn và kiểm soát Đài Loan.

Cuối cùng là Bắc Kinh muốn bán vắc-xin cho Đài Loan để thu được lợi ích kinh tế. Tại sao rất nhiều quốc gia và công ty trên thế giới phát triển vắc-xin? Chính vì nhu cầu thị trường trong tương lai là rất lớn, nếu vắc-xin được phát triển thành công không chỉ giúp quốc gia có tầm ảnh hưởng ra quốc tế mà còn cho phép doanh nghiệp thu về lợi nhuận rất lớn.

Related posts