Ý kiến: Thử ‘lằn ranh đỏ’ của Trung Quốc, Mỹ đã biết nó chỉ là sợi dây cao su

Mạn Vũ

Hoa Kỳ đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó, còn ĐCSTQ thì… bị động chờ lệnh cấp trên.

Theo tin tức trên Weibo chính thức của Viện chiến lược về Biển Đông, vào ngày 1/8 (ngày thành lập quân đội ĐCSTQ), máy bay trinh sát điện tử RC – 135S của không quân Hoa Kỳ đã bay đến bờ biển Hoa Đông của Trung Quốc để trinh sát, thậm chí còn bay thẳng đến cửa sông Dương Tử và vịnh Hàng Châu hoạt động với cường độ cao, bay vòng vòng theo hướng bắc – nam hơn 10 lần. 

ĐCSTQ lợi dụng ngày 1/8 để ‘khoe khoang’ quân đội của họ mạnh như thế nào, thì không quân Hoa Kỳ lại lần nữa bước vào ‘lằn ranh đỏ’ của ĐCSTQ. Điều này khiến các tiểu phấn hồng phải la hét rằng ‘tại sao không bắn hạ nó’…

Tại sao quân đội Mỹ thường xuyên có những hành động gây hấn như vậy? Đằng sau điều này thật sự liên quan đến phương thức tư duy quan trọng của quân đội Hoa Kỳ. Nó liên quan đến mô hình chiến thuật quan trọng của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc ‘Chiến tranh Lạnh’ mới này. 

Ngày 5/8, trang web Giao thông Hàng hải (Marine Traffic) của Hoa Kỳ hiển thị thông tin rằng: Tàu thăm dò đại dương USNS Victorious T-AGOS-19 đã tiến nhập vào khu vực mà ĐCSTQ thông báo tập trận để tác nghiệp. Ảnh chụp màn hình Viễn kiến khoái bình (Nhìn xa bình nhanh) đăng ngày 7/8. 

Chúng ta biết rằng, nếu hai bên đối đầu kịch liệt sẽ vẽ ra ‘lằn ranh đỏ’ cho chính mình, mục đích là hạn chế hết mức những hành động quá đà của đối phương. 

Nhưng ĐCSTQ chỉ giỏi tuyên truyền, nó vẽ ra lằn ranh đỏ chủ yếu là để đe doạ. Trong quá khứ, khi xã hội quốc tế chưa hiểu ĐCSTQ, chưa thoát khỏi ‘sức ỳ’ của văn minh ngoại giao, họ đều rất cẩn trọng không dám chạm vào lằn ranh đỏ của ĐCSTQ. Nhưng hiện nay hoàn cảnh đã thay đổi. Lúc này đối đầu với ĐCSTQ là… xu hướng chủ đạo. 

Các nước Mỹ, Nhật, Úc, đặc biệt là Mỹ sau khi bước vào lằn ranh đỏ của ĐCSTQ về vấn đề Đài Loan, Hoa Kỳ mới phát hiện cái gọi là ‘lằn ranh đỏ’ của ĐCSTQ thực chất là một sợi dây cao su có thể co giãn, rất đàn hồi, rất linh hoạt. 

Trong đó sự việc máy bay quân sự của Mỹ hạ cánh xuống Đài Loan là tiêu biểu nhất. Điều này khiến Hoa Kỳ và các đồng minh cảm thấy ĐCSTQ hơi giống ‘hổ giấy’. Sự việc trên cũng cho phép cộng đồng quốc tế hiểu sâu hơn về thủ đoạn thích hù doạ của ĐCSTQ, đồng thời phản ánh một cách khách quan rằng ĐCSTQ thiếu một cơ chế phản ứng thuần thục đối với lằn ranh đỏ mà nó đã vạch ra. 

Khi máy bay vận tải cỡ lớn của quân đội Hoa Kỳ bay lượn rồi hạ cánh ở sân bay Tùng Sơn, thủ đô Đài Bắc (Đài Loan), ĐCSTQ biểu hiện một loại trạng thái bối rối không biết làm gì, thậm chí có chút hỗn loạn. 

Người Mỹ thì hoàn toàn ngược lại, họ vẽ ‘lằn ranh đỏ’ sau đó cam kết bảo vệ nó. Nếu ĐCSTQ dám bước vào, Hoa Kỳ sẽ ‘động thủ’ mà không khách khí. Trước khi máy bay quân sự Hoa Kỳ bay vào Đài Loan, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thậm chí cả Tòa Bạch Ốc ít nhất họ đã thảo luận và chuẩn bị những vấn đề sau: 

+ Nếu ĐCSTQ cử máy bay quân sự đến ngăn chặn thì phải làm thế nào?

+ Nếu máy bay quân sự của ĐCSTQ vi phạm không phận Đài Loan để trả đũa, phía Đài Bắc có được phép nổ súng bắn hạ?

+ Nếu Hoa Kỳ đối mặt với nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện với ĐCSTQ, quân đội Mỹ có thể huy động bao nhiêu tàu sân bay, tàu chiến, máy bay chiến đấu, lính thuỷ đánh bộ?

+ Nếu tình hình leo thang, quân đội Hoa Kỳ có cần đưa quân đến Đài Loan? Ở Guam và Okinawa chứa bao nhiêu đạn dược trong kho?

+ Nhật, Hàn và các đồng minh khác bày tỏ quan điểm của mình như thế nào? 

+ Hoa Kỳ sử dụng căn cứ quân sự của đồng minh ra sao? 

v.v. 

Tôi tin rằng quân đội Hoa Kỳ đã thảo luận về danh sách những biện pháp ứng phó với ĐCSTQ hàng trăm lần. Họ vạch ra chiến lược, rồi đưa ra chiến thuật cực kỳ cụ thể, cố gắng suy nghĩ về mọi thứ càng nhiều càng tốt. 

ĐCSTQ có danh sách như thế hay không? Tôi nghi ngờ họ còn vẽ nguệch ngoạc những lằn ranh đỏ khác nhau. Ý tưởng của họ rất đơn giản: tất cả phải… chờ lệnh cấp trên.

Điều này giải thích vì sao khi ‘ngựa thồ’ C-17 hạ cánh ở Đài Loan, ĐCSTQ vẫn cứ lặng im suốt 3 ngày, không có bất cứ hành động đáp trả nào.

Sự sai biệt trong phương thức tư duy sẽ quyết định sự sai biệt trong hành động của hai bên.

Khi quân đội Mỹ không ngần ngại hạ cánh máy bay quân sự xuống Đài Loan, máy bay trinh sát RC – 135S bay trên không phận của Trung Quốc vào ngày thành lập Quân đội ĐCSTQ, khi tàu hải quân của Hoa Kỳ đi vào khu vực mà ĐCSTQ thông báo sẽ tập trận v.v. những hành động bước vào lằn ranh đỏ liên tục cho chúng ta kết luận quan trọng: Hoa Kỳ đã giải quyết những vấn đề trong danh sách ứng phó với ĐCSTQ. Dưới bối cảnh như vậy, phía Mỹ mới tràn đầy tự tin ‘nắm chặt’ ĐCSTQ. 

Quỹ đạo máy bay do thám RC-135S khi bay qua không phận Trung Quốc (ảnh ghép từ Weibo Viện chiến lược Biển Đông của Trung Quốc).

Khi máy bay và tàu chiến của Hoa Kỳ bước vào trong lằn ranh đỏ của ĐCSTQ, phía Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng, từ xích mích nhỏ đến chiến tranh toàn diện, từ hậu cần đến công tác trên chiến trường. 

Nhìn rõ điều này chúng ta sẽ thấy, khi Phó Ngoại trưởng Wendy Sherman đến Thiên Tân vào ngày 26/7, bà đã nói: “Hoa Kỳ sẽ không tìm cách xung đột với ĐCSTQ, nhưng chúng tôi hoan nghênh cạnh tranh công bằng”. Đây là lời đối đáp mang tính ngoại giao, nhưng ‘ý ở ngoài lời’ chính là: Nước Mỹ đã sẵn sàng cho mọi thứ, hy vọng ĐCSTQ không phán đoán sai lầm. Hoa Kỳ sẽ hành động dựa trên các quy tắc quốc tế, các lệnh trừng phạt vẫn sẽ tiếp tục, cho nên nếu ĐCSTQ muốn lật đổ quy tắc quốc tế thì hãy cân nhắc thận trọng. 


*Theo bài bình luận của học giả Đường Tĩnh Viễn đăng trên Viễn kiến khoái bình (Nhìn xa bình nhanh) ngày 7/8.

Related posts