Tin thế giới sáng thứ Tư

Mỹ khuyến cáo công dân không đến Pháp do Covid-19 gia tăng

Thụy My

image.png
Nhân viên một nhà hàng ở Marseille, miền nam Pháp, kiểm tra chứng nhận y tế của khách hàng, ngày 09/08/2021. AFP – CHRISTOPHE SIMON

Chính quyền Mỹ hôm 09/08/2021 khuyến cáo công dân không nên sang Pháp do số ca dương tính tại Pháp tăng cao. Về phía Pháp, hôm nay chính quyền phong tỏa lãnh thổ hải ngoại Martinique 3 tuần lễ và đề nghị du khách nên rời hòn đảo.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm qua xếp Pháp vào « mức độ 4 », trên cơ sở cảnh báo của Cơ quan Phòng chống Dịch bệnh (CDC). Đối với những ai vẫn muốn đến Pháp, CDC yêu cầu nến chích ngừa đầy đủ trước khi đi.

Nước Pháp từ hôm qua 09/08 đã mở rộng phạm vi áp dụng chứng nhận y tế, trong lúc phải đối phó với đợt dịch Covid-19 thứ tư. Theo AFP, số lượng người bị lây nhiễm mỗi ngày lại lên đến mức khoảng 20.000, số người nhập viện không ngừng gia tăng. Số bệnh nhân nặng ở khoa hồi sức lần đầu tiên kể từ tháng Sáu đã vượt ngưỡng 9.000, tuy nhiên số tử vong vẫn thấp so với các đỉnh dịch trước đây.

Tổng cộng số người thiệt mạng vì Covid tại Pháp cho đến nay là trên 111.000, và 6 triệu ca dương tính. Có 44.980.791 người đã được tiêm chủng ít nhất một mũi, chiếm 66,7% dân số.

Riêng lãnh thổ hải ngoại Martinique tuy đã áp dụng giới nghiêm từ cuối tháng Bảy, kể từ tối nay 10/08 sẽ bị phong tỏa 3 tuần lễ. Các cơ sở thương mại không thiết yếu, địa điểm văn hóa giải trí, bãi biến bị cấm, người dân không được đi xa quá 1km. Du khách được yêu cầu rời khỏi hòn đảo, tuy nhiên chính quyền không áp đặt thời gian cụ thể.

Reuters cho biết từ một tháng qua, Martinique phải đối mặt với đợt dịch dữ dội thứ tư. Các bệnh viện ở đây đã quá tải, khiến bộ Quân Lực Pháp phải điều thêm đơn vị hồi sức đến giúp. Chỉ có chưa đến 20% người dân Martinique tiêm chủng đủ 2 liều chống Covid-19.

Covid-19: Công ty BioNTech khẳng định chưa cần điều chỉnh vac-xin Pfizer

Trọng Thành

image.png

Trong bối cảnh có nhiều lo ngại về các biến thể virus mới làm vô hiệu hóa khả năng sinh miễn dịch của vac-xin Mỹ – Đức Pfizer / BioNTech, hôm qua, 09/08/2021, nhà sáng lập công ty Đức BioNTech, một trong hai nhà sản xuất vac-xin (cùng với Pfizer), tái khắng định hiện tại chưa điều chỉnh vac-xin này, đồng thời khuyến cáo tiêm thêm một liều thứ ba cho những người có nhu cầu.

Thông tín viên Pascal Thibault tường trình từ Berlin :

« Vac-xin hiện nay vẫn chưa cần điều chỉnh để thích ứng với các biến thể virus corona hiện có », nhà sáng lập công ty sản xuất vac-xin BioNTech, ông Ugur Sahin, tuyên bố như trên, trong một cuộc họp báo tại Berlin. Theo ông Ugur Sahin, tiêm thêm liều vac-xin thứ ba sẽ cho phép tăng cường khả năng miễn dịch đối với những ai đã được chích ngừa hai lần.

Người sáng lập BioNTech thừa nhận là trong những tháng tới có thể sẽ xuất hiện một biến thể mới đòi hỏi phải điều chỉnh vac-xin, nhưng trong hiện tại, điều này là không cần thiết. Ông Ugur Sahin nhấn mạnh là « theo quan điểm của chúng tôi, thêm một mũi tiêm nhắc lại với cùng loại vac-xin này là hoàn toàn đủ ».

Hồi đầu tháng 7, hai công ty Pfizer et BioNTech – phụ trách sản xuất và thương mại hóa vac-xin này – đã công bố nhiều kết quả được đánh giá là khả quan, và dự kiến yêu cầu tiêm thêm một liều thứ ba tại Hoa Kỳ và Liên Âu. Tuy nhiên, quan điểm này chưa thuyết phục được Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo EMA và WHO, căn cứ trên các dữ kiện hiện nay, chưa đủ để chính thức cho phép sử dụng một liều vac-xin Pfizer thứ ba.

BioNTech cho biết doanh thu của công ty tăng vọt thời gian gần đây. Quý 2 năm nay, doanh thu của BioNTech vượt quá 5 tỉ euro, so với 40 triệu cùng kỳ năm 2020. Tình trạng làm ăn thua lỗ đã thuộc về quá khứ ».

HRW tố cáo đập thủy điện do Trung Quốc tài trợ gây thảm họa nhân đạo ở Cam Bốt

Thụy My

image.png
Một ngư dân Cam Bốt đang quăng lưới trên dòng sông Mêkông, ngày 19/4/2011. Reuters

Tổ chức phi chính phủ Human Rights Watch (HRW) hôm nay 10/08/2021 tố cáo đập thủy điện Hạ Sesan 2 do Trung Quốc tài trợ trong khuôn khổ « Con đường tơ lụa mới » đã làm đảo lộn cuộc sống của hàng ngàn dân làng, gây ra thảm họa nhân đạo tại Cam Bốt.

Đập Hạ Sesan 2, một trong những đập thủy điện lớn nhất châu Á, được xây dựng tại điểm hợp lưu của hai nhánh lớn sông Mê Kông tại đông bắc Cam Bốt. Khi khu vực thượng nguồn bị ngập nước, phương tiện mưu sinh của các cộng đồng bản địa và người thiểu số sống dựa vào ngư nghiệp và nông nghiệp bị hủy diệt. Ngoài 5.000 người bị di dời, đập thủy điện này còn ảnh hưởng đến việc mưu sinh của hàng chục ngàn người khác ở thượng lưu và hạ lưu.

Phúc trình của HRW cho biết nhiều gia đình sống tại đây từ nhiều thế hệ đã bị buộc phải di dời sang những khu tái định cư khô cằn với số tiền bồi thường không đáng kể, thậm chí không được bồi thường. Trạm xá dột nát, không có nhân viên y tế, nước sinh hoạt không thể dùng để nấu ăn. Lượng tôm cá giảm mạnh có khi đến 2/3 vì luồng di cư của cá bị chặn. Một khảo sát năm 2009 cho thấy tất cả những người dân được hỏi đều phản đối dự án, nhưng nhà cầm quyền Cam Bốt chụp mũ những người phê phán hoặc không chịu di dời là phần tử gây rối.

Trả lời AFP, phát ngôn viên chính phủ Cam Bốt Phay Siphan nói rằng đập Hạ Sesan 2 có « tác động rất tích cực », dân làng tái định cư được cấp nhà, đất và điện. Bắc Kinh khẳng định Hạ Sesan 2 có thể cung cấp 1/6 tổng lượng điện cho Cam Bốt, nhưng sản lượng thực tế theo HRW chưa đầy phân nửa, thậm chí chỉ 1/3 so với số liệu công bố.

Hạ Sesan 2 là công trình nằm trong chương trình « Con đường tơ lụa mới » mà nhiều dự án trên thế giới đã bị chỉ trích về sự thiếu minh bạch và hậu quả tai hại cho môi trường cũng như cư dân tại chỗ. Đập thủy điện này trị giá 780 triệu đô la, hầu hết do các ngân hàng Trung Quốc tài trợ, tập đoàn Hoa Năng Trung Quốc xây dựng.

Tác động của Hạ Sesan 2 không chỉ giới hạn ở Cam Bốt. Con sông dài trên 4.800 km có đa dạng sinh học chỉ đứng sau Amazon, với 1.300 loài cá. Dự án làm giảm sút sản lượng cá của toàn hệ thống sông Mê Kông, gây hậu quả nghiêm trọng cho hàng chục triệu người ở Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và Lào phải phụ thuộc vào nguồn thực phẩm là cá tôm đánh bắt được từ con sông lớn này.

Bắc Kinh đã xây vài chục con đập trên những giòng sông và chi lưu ở Trung Quốc, Lào, Cam Bốt. Các tổ chức bảo vệ môi trường tố cáo, với việc kiểm soát lượng nước ở thượng nguồn, Trung Quốc nắm trong tay công cụ gây áp lực khổng lồ.

Khí hậu: Nhiều cường quốc công nghiệp kêu gọi hành động khẩn, sau báo cáo gây sốc của GIEC

Trọng Thành
image.png
Một mỏ than đá ở sa mạc Gobi, phía nam Mông Cổ. ©AFP

Sau báo cáo gây sốc của GIEC về triển vọng Trái đất nóng lên nhanh hơn rất nhiều so với dự kiến, báo hiệu các thảm họa nhãn tiền, nhiều cường quốc công nghiệp đã lên tiếng kêu gọi quốc tế hành động khẩn. Chính quyền Mỹ, Pháp kêu gọi khẩn trương có các biện pháp đủ mạnh đế hãm lại đà biến đổi khí hậu.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken khẳng định : « Điều cơ bản là tất cả các nước, đặc biệt là các cường quốc kinh tế, phải đóng góp vào thập niên đặc biệt quan trọng này, để cho phép thế giới có thể giữ được mục tiêu duy trì nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5°C ». Lãnh đạo ngoại giao Mỹ nhấn mạnh là chính quyền « Hoa Kỳ đã cam kết cắt giảm 50 đến 52% khí thải » vào năm 2030, so với năm 2005, và « chống khủng hoảng khí hậu » là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền liên bang.

Cũng ngày hôm qua, trên Twitter, tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi cộng đồng quốc tế « hãy thông qua một thỏa thuận (khí hậu) xứng tầm với tình hình khẩn cấp hiện nay ». Thỏa thuận mà tổng thống Pháp nói tới là thỏa thuận về khí hậu tại thượng đỉnh COP 26 tại Glasgow, Anh quốc, dự kiến tổ chức vào cuối tháng 11/2021. Tại thượng đỉnh này, cộng đồng quốc tế phải thống nhất được về các cam kết cắt giảm đủ mạnh để thực thi mục tiêu giữ cho nhiệt độ Trái đất không tăng quá từ 1,5°C đến 2°C so với thời tiền công nghiệp, mà tốt nhất là không quá 1,5°C, bởi vượt quá mức này các hiện tượng thời tiết cực đoan và nhiều hậu quả khác sẽ vượt quá khả năng đối phó của xã hội con người.

Tối hôm qua 09/08, 39 quốc gia thuộc nhóm AOSIS gồm các quốc đảo, nạn nhân hàng đầu của nước biển dâng cao do Trái đất bị hâm nóng, đã ra thông cáo chung, kêu gọi thế giới hành động. Nhóm AOSIS bao gồm các nước như Cuba, Jamaica, hay quần đảo Maldives (Ấn Độ Dương), đảo quốc thấp nhất thế giới. Nếu nhiệt độ tăng 2°C, nước biển sẽ dâng cao ít nhất 3 mét, đe dọa sự tồn vong của nhiều đảo quốc.

Bắc Kinh kêu gọi cộng đồng quốc tế « tin tưởng » vào nỗ lực của Trung Quốc
Trung Quốc, quốc gia phát thải số một thế giới chiếm hơn 1/4 lượng khí thải toàn cầu, đứng trước trách nhiệm lịch sử. Trong một thông báo gửi đến hãng tin Pháp AFP hôm nay, bộ Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định : « Cộng đồng quốc tế cần tin tưởng hoàn toàn vào nỗ lực của Trung Quốc trong lĩnh vực khí hậu ». Bắc Kinh cam kết « sẽ thực thi đúng các cam kết với cộng đồng quốc tế ». Tuy nhiên, việc Trung Quốc vừa tái khởi động hàng loạt mỏ than đá, loại hình năng lượng hóa thạch phát thải số một, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.

Thông tín viên Liu Zhifan tường trình từ Bắc Kinh :

« Khắp nơi, tại miền bắc và miền tây Trung Quốc, nhiều mỏ than đã hoạt động trở lại trong những tuần gần đây, để đáp ứng nhu cầu gia tăng về điện, trong lúc quốc gia này đang phải đối mặt với một mùa hè nóng bức và biến động khác thường.

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ than đá nhiều nhất thế giới. Bắc Kinh vẫn rất phụ thuộc vào loại năng lượng hóa thạch này. Tiêu thụ than đá đã tăng vọt ngay trước loạt thiên tai xảy ra mùa hè này. Việc sử dụng than đá ồ ạt là một bước ngoặt mới trong chính sách năng lượng của Trung Quốc mới đây. Xin nhắc lại các trận lũ kinh hoàng vừa qua tại miền trung Trung Quốc, khiến hơn 300 người chết, cũng đã tham gia vào việc làm gia tăng lượng điện tiêu thụ.

Kể từ khi ký kết Hiệp định Khí hậu Paris 2015, Bắc Kinh đã cố gắng thay đổi hình ảnh về một quốc gia đứng đầu thế giới về khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Hồi tháng trước, chính quyền Trung Quốc đã chính thức khởi động thị trường carbone lớn nhất thế giới, quy định mức trần phát thải với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá mua quyền phát khí thải hiện vẫn còn rất thấp, vì vậy sẽ ít có hiệu ứng răn đe đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch.  

Cường quốc kinh tế thứ hai thế giới sẽ còn phải nỗ lực rất nhiều để thực hiện được mục tiêu trung hòa về khí thải trước năm 2060, như chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra ».

Afghanistan: Taliban siết chặt vòng vây, Biden vẫn kiên quyết rút quân

Thụy My

image.png
Lực lượng an ninh Afghanistan đi tuần tra trên một con đường ở ngoại ô thành phố Herat, sau khi quân Taliban bị đẩy lui, Afghanistan, ngày 08/08/2021. AP – Hamed Sarfarazi


Hôm 10/08/2021, quân Taliban bắt đầu vây hãm Mazar-i-Sharif, thành phố lớn nhất phía bắc Afghanistan, khiến cư dân ồ ạt di tản. Đặc sứ Mỹ kêu gọi Taliban ngưng tấn công, trong khi tổng thống Joe Biden vẫn cho rằng quyết định rút quân Mỹ là đúng đắn.

Nếu thành phố quan trọng Mazar-i-Sharif bị thất thủ, chính phủ Afghanistan sẽ không còn kiểm soát được miền bắc đất nước, vùng đất có truyền thống chống đối lại phe Taliban.

Quân Hồi giáo nay đã chiếm được 5/9 thủ phủ các tỉnh miền bắc, và các trận đánh đang diễn ra tại 4 thủ phủ còn lại, cũng như tại Kandahar và Lashkar Gah ở miền nam. Những hành động tàn ác của quân Taliban tại những nơi chiếm được khiến mấy chục ngàn thường dân phải chạy trốn.

Trong lúc đó một cuộc đàm phán mới lại diễn ra giữa Taliban và chính phủ vào hôm nay và ngày mai 10-11/08 tại Doha, trong khuôn khổ tiến trình hòa bình thỏa thuận hồi tháng 2/2020 giữa Washington và Taliban, dự kiến triệt thoái toàn bộ quân viễn chinh khỏi Afghanistan. Tuy nhiên, cuộc đàm phán dậm chân tại chỗ từ khi Taliban tung ra chiến dịch tấn công vào tháng 05/2021, khi Mỹ bắt đầu rút quân. Sau khi chiếm được các vùng nông thôn rộng lớn, từ đầu tháng 08 phe này bắt đầu nhắm vào các đô thị lớn.

Cho dù hy vọng rất mong manh, Hoa Kỳ vẫn gởi đặc sứ Zalmay Khalilzad đến Doha, để « khuyến khích Taliban ngưng tấn công quân sự và thương lượng một giải pháp chính trị ». Tuy tình hình không hề sáng sủa trước đà tiến của Taliban, nhưng chính quyền Biden không thay đổi chủ trương. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, John Kirby, nói rằng chính người Afghanistan nắm trong tay vận mệnh mình : « Đó là đất nước của họ, cuộc chiến của họ ».

Theo AFP, những ngày gần đây Mỹ đã tăng cường không kích để trợ giúp quân chính phủ, nhưng không rõ sau ngày 31/08 có tiếp tục yểm trợ hay không. Về phía Liên Hiệp Quốc, cao ủy nhân quyền Michelle Bachelet kêu gọi các bên tại Afghanistan ngưng các trận đánh, đặc biệt là phe Taliban chấm dứt tấn công vào khu vực thành thị. Kể từ khi Taliban khởi động chiến dịch vào tháng 05/2021, có ít nhất 241.000 người phải di tản, và kể từ ngày 09/07 tại 4 thành phố mà cao ủy nhân quyền có được số liệu, đã có ít nhất 183 thường dân thiệt mạng và 1.181 người bị thương, kể cả trẻ em.

Afghanistan: Taliban chiếm được thủ phủ 6 tỉnh trong vài ngày

Trọng Nghĩa

image.png
Sinh hoạt trên một con đường ở thủ phủ Zaranj, tỉnh Nimruz ngày 07/08/2021, phía tây nam Afghanistan, sau khi quân Taliban đánh chiếm được nơi này. – AFP

Chiến sự tại Afghanistan đã bước sang giai đoạn mới, lực lượng Taliban đã giành quyền kiểm soát thủ phủ của sáu tỉnh chỉ trong vài ngày. Vào hôm nay, 09/08/2021, đến lượt thành phố Aibak, thủ phủ tỉnh Samagan, miền bắc nước này rơi vào tay phiến quân. Đây là tỉnh lỵ thứ sáu bị Taliban kiểm soát, trên tổng số 34.

Riêng hôm qua, Taliban trong một ngày đã chiếm được ba thủ phủ là Kunduz, Sar-e-pul và Taloqan. Phiến quân đang tiến với tốc độ cực nhanh, trong bối cảnh các lực lượng nước ngoài rời khỏi đất nước này vào cuối tháng.

Từ Kabul, thông tín viên RFI Sonia Ghezali cho biết thêm chi tiết:

“Tại Taloqan, lực lượng an ninh Afghanistan với sự hỗ trợ của dân quân tự vệ đã kháng cự được trong vài tuần, nhưng vô ích. Thành phố ở phía đông bắc đất nước đã thất thủ vào ngày hôm qua.

Những cư dân còn ở lại đó đã nói đến các cuộc không kích nhằm đánh bật Taliban, họ mô tả những chiếc B52 trên bầu trời, những chiếc oanh tạc cơ khổng lồ của Hoa Kỳ. Đây là biểu tượng của sức mạnh quân sự Mỹ, nhưng đã không làm thay đổi được tình hình trên chiến trường.

Hàng ngàn gia đình đã không ngại hiểm nguy đến tính mạng để chạy trốn khỏi vùng chiến sự, trong lúc còn rất nhiều người bị kẹt lại. Qua điện thoại, một cư dân sống tại Kunduz cho biết: “Tôi rất muốn đi nhưng đã quá muộn, lực lượng Taliban đã dựng chốt cản khắp nơi”. Phụ nữ này thừa nhận rằng người dân tại chỗ cũng lo sợ trước nguy cơ bị thiệt mạng vì những vụ không kích vốn đã khiến nhiều thường dân bị chết oan.

Một số đoạn video cho thấy các cảnh tượng kinh khủng đã được lan truyền trên mạng xã hội từ vài ngày nay. Người ta thấy xác trẻ em trên đường phố với khuôn mặt không thể nhận ra vì thương tích, hoặc cảnh các em bị thất thần, không biết chạy đi đâu.

Tại khu vực miền nam Afghanistan, chiến sự rất dữ dội ở Kandahar và Lashkar Gah, thủ phủ của hai tỉnh mà mọi người đều dự đoán là sắp thất thủ.

Taliban đang tiến công với tốc độ chóng mặt, và với một sự dễ dàng đáng kinh ngạc.”

Biển Đông: Trung Quốc bị đẩy vào thế thủ tại cuộc họp của Hội Đồng Bảo An

Trọng Nghĩa

image.png
Các tàu của Trung Quốc tập trung tại khu vực Đá Ba Đầu, Biển Đông. Ảnh chụp ngày 27/03/2021. via REUTERS – PHILIPPINE COAST GUARD

Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn thường xuyên chỉ trích lẫn nhau trên vấn đề Biển Đông tại các cuộc họp song phương hay trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Cuộc họp đầu tiên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về hồ sơ an ninh biển ngày hôm qua, 09/08/2021 cũng không ra ngoài thông lệ, với một cuộc khẩu chiến gay gắt giữa hai bên.

Điểm đáng chú ý là phản ứng cực kỳ thô bạo của đại diện Trung Quốc trước những đòn tấn công của Mỹ, dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh bị đẩy vào thế thủ.

Phải nói là những lời tố cáo của Mỹ – thông qua phát biểu của ngoại trưởng Antony Blinken đối với các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông – không có gì mới: Vẫn là những hành vi hù dọa, bắt nạt của Trung Quốc nhắm vào các láng giềng, không cho họ khai thác các tài nguyên biển mà các nước này được quyền hưởng theo luật lệ quốc tế, hoặc là những yêu sách chủ quyền biển bị Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye phán quyết là “không có cơ sở pháp lý”.

Chính tính chất “phi pháp” của các hành động này đã được ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh khi ông nhắc lại rằng việc bảo vệ các quy tắc, luật lệ trên biển là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, chứ không chỉ của các nước có yêu sách đối với vùng biển đảo ở Biển Đông. Điều cần chú ý là ngoại trưởng Mỹ không hề nêu đích danh Trung Quốc trong phát biểu của mình.

Trái lại, phản ứng của đại diện Trung Quốc rất thô bạo. Phó đại sứ Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Quốc, Đới Binh, đã nêu đích danh Mỹ và cáo buộc Washington về những hành động mà Bắc Kinh cho là tự ý điều tàu thuyền và máy bay vào Biển Đông để “khiêu khích và công khai gây hiểm khích giữa các nước trong khu vực”.

Trưởng đoàn Trung Quốc tại cuộc họp còn nêu bật việc Mỹ chưa phê chuẩn Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, dựa vào đó cho rằng Washington không có tư cách nói về vấn đề biển, đồng thời nói rằng Hội Đồng Bảo An không phải là nơi để bàn về Biển Đông, qua đó chỉ trích Mỹ là đã nêu bật hồ sơ này trong cuộc họp.

Bị Mỹ chỉ trích vì không tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về Biển Đông, ông Đới Binh đã phải lặp lại quan điểm cố hữu của Bắc Kinh là bác bỏ phán quyết này, cho dù đó là của một định chế trong khuôn khổ Công Ước UNCLOS mà Trung Quốc luôn khẳng định là họ tôn trọng. Chính trên vấn đề UNCLOS này mà Trung Quốc đã cho thấy là họ bị lâm vào thế bị thủ trong cuộc hop hôm qua.

Theo tiết lộ của nhật báo Ấn Độ Hindustan Times ngày hôm nay, 10/08, theo thông lệ, sau khi hội nghị về an ninh biển kết thúc, một bản tuyên bố của chủ tịch Hội Đồng Bảo An phải được nhất trí thông qua.

Tuy nhiên, vào hôm qua, công việc này đã bị trì hoãn đến phút cuối vì Trung Quốc chống lại những từ ngữ liên quan đến Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Các nhà đàm phán Ấn Độ đã phải nỗ lực tìm ra cách nói sao cho tất cả các thành viên chấp nhận được mà không bỏ qua phần nhắc đến UNCLOS, điều mà toàn bộ bốn thành viên thường trực còn lại của Hội Đồng Bảo An nhất quyết duy trì.

Theo Hindustan Times, bản tuyên bố của chủ tịch Hội Đồng Bảo An như vậy đã nhấn mạnh đến tính ưu việt của luật pháp quốc tế, lưu ý rằng UNCLOS là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên đại dương, bao gồm cả việc chống lại các hoạt động bất hợp pháp trên biển.

Tờ báo Ấn Độ cho rằng tuyên bố về an ninh hàng hải, trong đó đoạn ám chỉ đến các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách kêu gọi bảo đảm quyền tự do hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế, đã được Hội Đồng Bảo An thông qua bất chấp việc Trung Quốc tìm cách gây khó khăn.


Tại Hội Đồng Bảo An, Mỹ tố cáo Trung Quốc bắt nạt nước khác ở Biển Đông

Trọng Nghĩa

image.png
Khu trục hạm Mỹ USS Barry (DDG 52) đi qua eo biển Đài Loan để tiến vào Biển Đông ngày 21/11/2020. © USS Barry (DDG 52) – Seaman Molly Crawford

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên vào hôm qua, 09/08/2021, đã tổ chức qua phương tiện video hội nghị một cuộc họp chính thức cấp cao riêng biệt về chủ đề an ninh biển. Ngay tại diễn đàn Hội Đồng Bảo An, Hoa Kỳ đã tố cáo các “hành động bắt nạt” tại Biển Đông, một lời tố cáo rõ ràng là nhắm vào Trung Quốc. Đại diện Bắc Kinh đã lập tức phản bác gay gắt, cáo buộc Mỹ là kẻ gây rối.

Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, phát biểu trong cuộc họp, ngoại trưởng Antony Bliken, đại diện cho Hoa Kỳ, đã chỉ trích các hành vi mà ông gọi là “bắt nạt” nước khác tại Biển Đông, cảnh báo rằng một cuộc xung đột tại khu vực đó “sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên toàn cầu đối với an ninh và thương mại”.

Gợi lại quan điểm chính thức của Hoa Kỳ, xem yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông là những đòi hỏi không phù hợp với luật pháp quốc tế, ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh : “Khi một quốc gia nào đó không phải đối mặt với các hậu quả khi phớt lờ các quy định hàng hải, thì điều đó sẽ làm tăng tình trạng không bị trừng phạt và bất ổn ở mọi nơi”.

Theo ông Blinken, tại vùng Biển Đông đã xẩy ra nhiều vụ va chạm nguy hiểm giữa tàu bè trên biển và đã có các hành động khiêu khích nhằm thúc đẩy các yêu sách hàng hải phi pháp. Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh thái độ quan ngại của Hoa Kỳ trước các hành vi “hù dọa và bắt nạt các nước khác trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên biển của mình một cách hợp pháp”.

Phát biểu sau ngoại trưởng Mỹ, phó đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc là ông Đới Binh (Dai Bing) đã không ngần ngại lớn tiếng cáo buộc Hoa Kỳ là “mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình và ổn định ở Biển Đông”, là nước đã “tự ý đưa tàu và máy bay quân sự hiện đại tiến vào Biển Đông như một hành động khiêu khích và công khai gây hiềm khích giữa các nước trong khu vực.” Không chỉ thế, nhà ngoại giao Trung Quốc còn cho rằng Mỹ không có bất kỳ “uy tín” nào để nói về các vấn đề hàng hải vì không phải là thành viên của UNCLOS, tức là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Cuộc họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiêp Quốc hôm qua về an ninh biển có sự tham dự của 15 thành viên hiện thời của Hội Đồng Bảo An, bao gồm 5 ủy viên thường trực (Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc) và 10 ủy viên không thường trực, trong đó có Việt Nam và Ấn Độ, nước là chủ tịch luân phiên trong tháng 8. Trong hội nghị hôm qua, đích thân thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khai mạc cuộc họp, đặc biệt có sự tham gia của tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính.

Lo ngại chính phủ bị đóng cửa, Bà Janet Yellen vội vã xoa dịu đảng Cộng hòa

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, bà Janet Yellen đang kêu gọi các nhà lập pháp nâng cao trần nợ theo con đường đồng thuận lưỡng đảng như một biện pháp xoa dịu đảng Cộng hòa trước nguy cơ chính phủ của ông Joe Biden sẽ cạn kiệt tiền vào tháng Chín. Hiện đảng Dân chủ lách luật thông qua 3,5 nghìn tỷ đang gặp phản ứng gay gắt từ các thành viên đảng Cộng hòa.

ThanhCác khoản chi tiêu hàng ngàn tỷ, từ cứu trợ kinh tế cho tới phúc lợi ngất ngưởng, các vấn đề biên giới đã thúc đẩy việc đề xuất một nghị quyết ngân sách 3,5 nghìn tỷ USD, được duy nhất đảng Dân chủ thông qua (qua phương thức gọi là hòa giải). Chính quyền ông Biden chính thức chạm tới trần giới hạn nợ. Chính quyền này có nguy cơ phải đóng cửa nếu không đạt được thỏa thuận tăng hạn mức vay vào tháng 10 tới đây. 

Ít ai ngờ rằng chính phủ Mỹ có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ, họ buộc phải đảo ngược tình thế bằng cách phát hành TPCP Mỹ thêm 22 nghìn tỷ USD nữa ra thị trường để tránh tình trạng vỡ nợ (theo Reuters). 

Nghị quyết ngân sách là một biện pháp nghiêm khắc của quốc hội Mỹ nhằm đảm bảo kỷ luật tài khóa không bị vi phạm bởi bất kỳ quyền lực cá nhân hoặc đảng phái nào. Nghị quyết này không thuộc quyền của Tổng thống và không trở thành luật. Nghị quyết ngân sách quy định mức chi tiêu liên bang, thu ngân sách, thâm hụt ngân sách và mức nợ. Quốc hội muốn đảm bảo kỷ luật ngân sách được thực thi và giám sát chặt chẽ, tiền thuế của người Mỹ, kể cả các khoản nợ tương lai người Mỹ phải trả nằm trong giới hạn hợp lý định. 

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ trong Quốc hội nghĩ đến một cách tiếp cận đơn lẻ, có thể thông qua nghị quyết ngân sách mà không cần sự đồng ý của lưỡng đảng trong Quốc hội, thay vào đó chỉ yêu cầu 50 phiếu bầu để thông qua tại Thượng viện; gọi là hòa giải. Nhưng điều này đang vấp phải phản ứng gay gắt của thành viên đảng Cộng hòa, nguy cơ đổ bể nghị quyết ngân sách qua con đường hòa giải, lúc đó chính quyền hiện tại sẽ phải đóng cửa vào tháng 10 tới. 

Lo ngại chính phủ bị buộc phải đóng cửa vì chạm trần nợ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, bà Janet Yellen đang kêu gọi các nhà lập pháp lưỡng đảng nâng mức trần nợ, tức là thông qua nghị quyết này. 

“Trong những năm gần đây, Quốc hội đã giải quyết giới hạn nợ thông qua lệnh thường xuyên, với sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng,” Yellen nói trong một tuyên bố hôm thứ Hai.Cách làm việc lách luật này đã thu hút sự phẫn nộ từ các đảng viên Cộng hòa, thiết lập một cuộc tranh giành đảng có xu hướng ngày một gay gắt về vấn đề này.

Bình luận của Yellen được đưa ra ngay trước khi các đảng viên Đảng Dân chủ Thượng viện ấn định ngày thứ Hai (giờ Mỹ, tức là thứ Ba, giờ Việt Nam) sẽ công bố nghị quyết ngân sách 3,5 nghìn tỷ USD của họ, một con số định ra giới hạn nợ như một lằn ranh đỏ mà chính quyền của ông Joe Biden không thể vượt qua.

Cho đến nay, chính quyền của Tổng thống Joe Biden vẫn đang ấp ủ ý tưởng sử dụng hòa giải, vốn có thể giúp thông qua các phần lớn trong chương trình nghị sự kinh tế của Biden, để tăng giới hạn nợ.

Yellen nói thêm rằng “phần lớn các khoản nợ tuân theo giới hạn nợ đã được tích lũy” trước khi bắt đầu nhiệm kỳ của Biden.

Bà nói: “Đây là trách nhiệm chung và tôi kêu gọi Quốc hội hợp tác với nhau trên cơ sở lưỡng đảng như trước đây để bảo vệ niềm tin và sự tín nhiệm đầy đủ của Hoa Kỳ.” (theo Newmax

Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell đã nói rằng những nỗ lực của đảng Dân chủ nhằm thông qua chi tiêu mới thông qua hòa giải là loại bỏ sự ủng hộ của đảng Cộng hòa đối với việc tăng giới hạn nợ.

McConnell cho biết: “Nếu họ không cần hoặc không muốn ý kiến của chúng tôi, họ sẽ không nhận được sự trợ giúp của chúng tôi về việc tăng giới hạn mức nợ mà  họ cần” McConnell cho biết vào tuần trước. “Tôi không thể nói rõ hơn.”

Nếu đảng dân chủ đi theo con đường truyền thống, tìm kiếm nhất trí của lưỡng đảng với nghị quyết giới hạn nợ này thì ít nhất còn có thể thuyết phục được 10 đảng viên Cộng hòa bỏ phiếu thuận. Điều này có thể năng chặn việc chính phủ của ông Joe Biden buộc phải đóng cửa vào tháng 10 tới đây. 

Hiện nay, chưa ai biết Quốc hội Mỹ sẽ cần phải hành động nhanh như thế nào để tránh khả năng vỡ nợ, điều này sẽ tàn phá thị trường tài chính và có thể dẫn đến việc hạ mức xếp hạng tín nhiệm chính phủ, đẩy lãi suất trái phiếu kho bạc lên cao. 

Hạn mức nợ, hoặc tổng số nợ mà Kho bạc có thể phát hành cho công chúng và các cơ quan chính phủ khác, sẽ có hiệu lực trở lại vào ngày 1 tháng 8 khi thời hạn đình chỉ hai năm hết hạn.

Bộ trường Tài chính Mỹ Yellen đã nói với các nhà lập pháp rằng Kho bạc có thể cạn kiệt các biện pháp đặc biệt của mình và cạn kiệt tiền mặt “ngay sau khi Quốc hội trở lại sau kỳ nghỉ” vào tháng Chín.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự kiến rằng các nhà lập pháp có thể có một khoảng thời gian rộng hơn – cho đến tháng 10 hoặc tháng 11 – để tăng hoặc đình chỉ giới hạn nợ. Dư nợ công hiện là 28,4 nghìn tỷ USD.

Những người tham gia thị trường trái phiếu tuần trước đã cảnh báo rằng, theo một số kịch bản, Kho bạc có thể cần phải thực hiện việc từ chối đột ngột trong việc phát hành tín phiếu – một thành phần quan trọng của thị trường tài chính.

‘Giấy thông hành sức khoẻ’ của Pháp không công nhận vaccine Trung Quốc

Ngày 9/8, Pháp thông báo mở rộng phạm vi của “giấy thông hành sức khoẻ”. Theo đó, người dân phải xuất trình giấy này mới có thể vào quán cà phê, nhà hàng, xe lửa và những nơi khác. Tuy nhiên, giấy này chỉ công nhận bốn loại vaccine ngừa COVID-19 được Liên minh Châu Âu (EU) cho phép và hoàn toàn không thừa nhận hiệu quả của vaccine Trung Quốc.

Bốn loại vaccine được Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) phê chuẩn gồm:

  • Comirnaty (BioNTech, Pfizer)
  • Moderna
  • Vaxzevria (trước đó có tên COVID-19 Vaccine AstraZeneca, Oxford)
  • Janssen (Johnson & Johnson)

Giấy thông hành sức khoẻ của Pháp được đưa ra vào tháng 6/2021. Việc quét mã QR có thể cho thấy người dùng đã được tiêm vaccine đầy đủ chưa, kết quả xét nghiệm gần đây hoặc bằng chứng hồi phục sau khi mắc COVID-19. 

Giai đoạn đầu của giấy thông hành đã được thực thi từ ngày 21/7. Trong đó quy định, người dân cần xuất trình giấy thông hành sức khỏe khi vào các địa điểm văn hóa và giải trí có sức chứa trên 50 người, bao gồm rạp chiếu phim, phòng hòa nhạc, địa điểm thi đấu và công viên giải trí. 

Ngày 5/8, Pháp đã mở rộng phạm vi áp dụng của giấy thông hành để đối phó với làn sóng dịch bệnh mới. Trong đó yêu cầu người dân phải xuất trình giấy này mới có thể đi lại tự do ở những nơi hạn chế, như quán cà phê, nhà hàng, tàu hoả, hoặc bệnh viện, v.v.

Tuy nhiên, rất nhiều người Pháp đã phản đối biện pháp này, cho rằng nó vi phạm quyền tự do của người dân. Những người phản đối đã biểu tình trên khắp các thành phố lớn ở Pháp trong 4 cuối tuần liên tiếp. 

Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin rằng, giấy thông hành sức khoẻ chỉ chấp nhận các loại “vaccine được Cơ quan Dược phẩm Châu Âu cho phép”, đây cũng là bốn loại vaccine hiện đang được tiêm chủng ở Pháp. 

Bộ trưởng Các vấn đề Châu Âu của Pháp Clement Beaune cho biết, “Liên minh châu Âu cho phép một số quốc gia tự quyết định việc những người đã tiêm vaccine Trung Quốc hoặc Nga vào lãnh thổ của họ, nhưng Pháp thì không nằm trong trường hợp này. Pháp không chấp nhận hoặc công nhận những người tiêm chủng không được EU chứng nhận vaccine”.

Trước đó, Hungary, một quốc gia thành viên của EU đã đơn phương công nhận vaccine của Trung Quốc.

Công dân Pháp Susanna cho biết, bà cho rằng chính sách của chính phủ là hợp lý, bởi vì Trung Quốc đã làm lây lan virus ra khắp thế giới, ngoài ra tính an toàn và hiệu quả của vaccine Trung Quốc cũng rất đáng lo ngại. 

Hiện tại, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu chỉ ra rằng, vaccine Sinovac của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn đánh giá. 

Related posts