Cập nhật tin Covid tại VN sáng thứ Tư: Thêm 4,802 ca COVID-19; 388 ca tử vong

Hiểu Minh

Thêm 4.802 ca COVID-19, 388 ca tử vong

VnExpress – Tính từ 18h30 ngày 10/8 đến 6h hôm nay (11/8), Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.792 ca nhiễm trong nước.

Họ được phát hiện ở Sài Gòn (2.128), Bình Dương (936), Long An (515), Đồng Nai (428), Tây Ninh (263), Tiền Giang (177), Bà Rịa – Vũng Tàu (102), Vĩnh Long (63), Khánh Hòa (41), Phú Yên (33), Bình Thuận (27), Sơn La (19), Đồng Tháp (15), Kiên Giang (12), Bình Định (10), Quảng Ngãi (9), Hà Tĩnh (7), Hà Nội (3), Nghệ An (2), Nam Định (1), Lạng Sơn (1).

Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM lên 131.879, Bình Dương 32.787, Long An 11.807, Đồng Nai 9.617, Đồng Tháp 4.161, Khánh Hòa 3.440, Tiền Giang 3.414, Tây Ninh 3.077, Bà Rịa – Vũng Tàu 2.346, Hà Nội 2.143, Phú Yên 1.872, Vĩnh Long 1.446, Bình Thuận 1.272, Nghệ An 415, Kiên Giang 398, Quảng Ngãi 394, Bình Định 383, Hà Tĩnh 250, Lạng Sơn 139, Sơn La 68, Nam Định 14.

Chiều 10/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo có 388 ca tử vong (3758-4145). Trong đó, TP.HCM (308), Bình Dương (44), Long An (10), Đồng Tháp (5), Cần Thơ (4), Đồng Nai (4), Hà Nội (3), Tiền Giang (3), Bến Tre (2), Sóc Trăng (2), Đà Nẵng (1), Khánh Hòa (1), Kiên Giang (1).

Sở Y tế Hà Nội ghi nhận 6 người dương tính COVID-19 từ 12h đến 18h ngày 10/8, thuộc hai chùm ca nhiễm hiện hành, tổng số ca dương tính trong 24 giờ là 62 ca. Những ca này Bộ Y tế chưa công bố, coi như ca nghi nhiễm.

Tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.915 trường hợp dương tính COVID-19, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.111, số mắc là đối tượng đã được cách ly 804.

Bình Thuận sẽ xét nghiệm tầm soát COVID-19 có thu phí

Zingnews – Nhà chức trách tỉnh Bình Thuận yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch xét nghiệm tầm soát COVID-19 trong cộng đồng có thu phí (trừ những trường hợp khó khăn, không có điều kiện chi trả).

Yêu cầu này được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong đưa ra ngày 10 tháng 8. Dự kiến, thời gian thực hiện từ hôm nay 11/8  đến 11/9. Tần xuất thực hiện định kỳ tối thiểu 5-7 ngày/lần với những nhóm nguy cơ và những người thực hiện cung cấp dịch vụ thiết yếu. Từ 23/6 đến sáng ngày 10/8, tỉnh Bình Thuận ghi nhận trên 1.250 ca mắc COVID-19.

Tăng cường kiểm soát dịch COVID-19 qua các hiệu thuốc bán lẻ

Baotintuc – Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương, qua điều tra, truy vết một số trường hợp mắc COVID-19 trên địa bàn đã từng đi mua thuốc điều trị ho, sốt tại các hiệu thuốc; một trong những nguyên nhân gây ra tình hình dịch bệnh phức tạp trên địa bàn tỉnh thời gian qua là do các trường hợp này đều không được phát hiện sớm khi đi mua thuốc.

Do vậy, lãnh đạo tỉnh Hải Dương yêu cầu lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố rà soát toàn bộ các hiệu thuốc bán lẻ trên địa bàn; yêu cầu các hiệu thuốc phải lập sổ nhật ký bán thuốc để cập nhật thông tin người đến mua thuốc. Khi có người mua các loại thuốc để điều trị ho, số, người bán thuốc phải khai báo ngay cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm sớm nhất.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, từ ngày 27/4 đến nay, Hải Dương ghi nhận 151 trường hợp mắc COVID-19.

Sài Gòn cần thêm 12.000 nhân viên y tế, kiến nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ

Zingnews – Hiện nhu cầu nhân lực y tế tại Sài Gòn đang rất lớn trong bối cảnh số ca nhiễm ngày càng tăng cao. Tổ điều phối nhân lực chống dịch của thành phố đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ.

Theo Tổ điều phối, Sài Gòn cần bổ sung 12.000 người gồm 2.800 bác sĩ; 8.200 điều dưỡng, kỹ thuật viên và 1.000 giảng viên, sinh viên tham gia công tác phòng, chống dịch để phục vụ tại khu cách ly, điều trị F0 và khối cấp cứu.

Khó khăn hiện nay của Sài Gòn là số lượng bệnh nhân Covid-19 nặng gia tăng, thành phố rất cần lực lượng bác sĩ, điều dưỡng đủ trình độ khám, điều trị bệnh nhân Covid-19 từ tầng 2 đến tầng 5 trong mô hình tháp 5 tầng. Trong đó, TP đặc biệt cần bác sĩ có chuyên môn về hồi sức, hồi sức tích cực, hồi sức nâng cao.

TP.HCM: Chỉ người thật sự khó khăn mới nhận được gói hỗ trợ COVID-19

Zingnews – Chính quyền TP.HCM cho biết, không phải người chạy xe ôm truyền thống nào cũng được hỗ trợ mà chỉ những trường hợp thật sự khó khăn mới nhận được gói hỗ trợ COVID-19 của thành phố.

Đó là thông tin được ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM nêu ra hôm 10 tháng 8 khi trả lời báo chí.

Riêng với lao động tự do, ông Tấn cho biết những người này phải có tạm trú ở thành phố và được công an xác nhận, nếu không thì chưa được xem xét. Việc xác định nhóm này này sẽ do khu phố, tổ dân phố, tổ nhân dân, phường, xã xét từng người một.

Ông Tấn lưu ý lao động tự do được hỗ trợ phải thực sự khó khăn chứ không phải bất cứ lao động tự do nào cũng được hỗ trợ. Riêng nhóm thật sự khó khăn sẽ được hỗ trợ mà không xét đến thường trú hay tạm trú.

Theo ông Tấn, thống kê ban đầu chỉ có 320.000 trường hợp nhưng giờ đã có 365.000 người được hỗ trợ. Tương đương số tiền ban đầu dự kiến là 345 tỷ đồng và giờ lên đến 501 tỷ đồng.

Do tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16, kéo dài việc cách ly xã hội, nhà chức trách TP.HCM nói sẽ chi thêm gói hỗ trợ đợt ba có kinh phí hơn 900 tỷ đồng, từ 15/8 sẽ đưa đến những người khó khăn. Nhóm thụ hưởng lần 3 là người khó khăn, bán hàng rong, bảo vệ, khuân vác, thu gom giấy vụn…

Số tiền trợ cấp là 1,5 triệu đồng/trường hợp, gồm 1,2 triệu đồng tiền mặt và hiện vật giá trị 300.000 đồng.

Ở gói hỗ trợ đợt 2 hơn 900 tỷ đồng, chính quyền Thành phố cho biết đã hoàn tất 92% gói hỗ trợ nhóm lao động bị hoãn hoặc nghỉ việc với khoảng 56.000 người; 5.800 hộ kinh doanh cá thể, hỗ trợ 90% hộ thương nhân chợ truyền thống cho trên 16.500 trường hợp; hỗ trợ trên 365.000 lao động tự do không có hợp đồng, đạt 100%.

Related posts