Học trò và bến tàu đại học – Quynh Lê

HỌC TRÒ VÀ BẾN TÀU ĐẠI HỌC

(Please also see the English version below)

Cả tuần nay nghe toàn chuyện buồn như tin tức thảm họa Covid-19 ở Vietnam và thế giới cũng như sự đau khổ của dân Afghans lúc chiến tranh chấm dứt, gợi lại những hình ảnh cuối cùng của Saigon vào năm 1975. Hôm nay mùa xuân đang trên đường trở lại, QH muốn chia sẻ niềm vui của đời mình như một làn gió mát trong mùa dịch.

Một trong những niềm vui và hãnh diện lớn trong nghề dạy học là có được học trò ngoan và giỏi. Ông bà minh có câu ‘tầm sư học đạo’, nhưng không phải lúc nào cũng là suy nghĩ một chiều vì chính người thầy cũng học được nhiều bài học quý giá từ học trò của mình. Và tôi đã cảm nhận được quá khứ và tương lai của mình giao trọn cho học trò khi bước chân vào nghề dạy học.

Mấy ngày nay nằm một chỗ ở nhà thì rất buồn nhưng hôm qua tôi rất mừng khi nhận được tin vui từ người học trò ‘năm xưa’, Daniel Terry, học ở Tasmania University báo cho biết là có một bài nghiên cứu vừa mới được đăng trên Health and History Journal. Điều cảm động là bài nghiên cứu này có đăng tên tôi là một trong những tác giả của bài này. Thật ra tôi cũng đã ‘gác kiếm từ quan’ để về hưu khoảng hơn 5 năm rồi, nhưng có lẽ tên tôi được đề cập đến vì Daniel cảm thấy bài này có sự đóng góp của tôi qua ‘ảnh hưởng’ của mình trong thời kỳ làm giáo sư hướng dẫn Daniel làm luận án tiến sĩ trong Faculty of Health Sciences, University of Tasmania.

Ngược dòng thời gian, cách đây hơn 10 năm, trong một cuộc phỏng vấn những thành viên xin vào học chương trình huấn luyện kỹ năng cho nhân viên y tế muốn đi theo ngành nghiên cứu y học (health research), tôi chọn Daniel không một chút do dự vì ‘người này’ không những có tài mà còn có đức nữa. ‘Anh ta’ đã làm tình nguyện viên qua những nước ở Phi Châu để giúp đỡ người nghèo và thiếu may mắn. Quả thật tôi may mắn trong việc ‘tìm trò học đạo’.

Với tài cao, óc sáng tạo, và đầy tâm huyết, chỉ vài tháng sau, Daniel được nhận vào học tiến sĩ, PhD, với luận án nghiên cứu về ‘thăng trầm’ của những bác sĩ tốt nghiệp ngoại quốc và đang làm việc ở Úc và đưa ra những đề nghị để cải thiện chính sách đãi ngộ cho họ. Luận án của Daniel đã mang đến cho anh rất nhiều ấn phẩm nghiên cứu (research publications) có giá trị. Chính vì vậy, ngay sau khi tốt nghiệp anh được Melbourne University cho làm Lecturer in rural health. Hiện tại Daniel là Senior Lecturer ở Federation University và tôi tin chắc rằng không bao lâu Daniel sẽ bay cao trên bầu trời đại học.

Ánh nắng tà rải trên dòng sông lạnh

Một con đò hiu quạnh đậu ven song. (N.T.)

Bây giờ về hưu trong mái tranh nằm cạnh dòng sông Maribyrnong, “muốn mình tìm đến thiên nhiên và song như loài hoa hiền” (L.H.H.), thời gian còn lại chất đầy những hoài niệm dễ thương và quý hoá mà tôi không bao giờ quên được. Cuộc đời của tôi với University of Tasmania là bến tàu đại học với nhiều con tàu trẻ, đầy nhiệt huyết hăng hái ra khơi khám phá chân trời mới của đại dương, như những cánh buồm nhẹ lướt đang khoe mình trong dào dạt biển khơi. Họ ra đi nhưng còn gởi lại những luồng gió mát đầy nhớ thương cho người đưa tiễn: Hoàng, Daniel, Melissa, Hà, Vinh, Frances, Chona, Thuy, Maria, Joanne, Isabel, Thao và các ‘học trò’ khác nay là những cánh buồm lớn trong khung trời đại học.

Mỗi lần nhìn biển khơi mông mênh, tôi mỉm cười liên tưởng đến những con tàu bé đang tiếp tục hành trình của mình trong một không gian và thời gian trải rộng muôn trùng.

Mái tóc xanh ngày nào nay bạc trắng

Khuôn mặt gầy in hằn vết chân chim

Bao nỗi sầu chất chứa trong buồng tim

Theo dòng lệ chảy tuôn ra khoé mắt. (N.T.)

*********************************************************************

MY STUDENTS AND UNIVERSITY AS A DEPARTURE SEAPORT

The last few days have brought some miserable news such as the devastating impacts of Covid-19 in Vietnam and the world as well as the misery suffered by the Afghan people at the end of the war.  This reminds me of the sad images of Saigon in 1975. Spring is now approaching the landscape, I would love to share with you some fresh air for lightening your feelings during this pandemic.

One of the great satisfactions and prides gained from teaching is to have dedicated and talented students. Our forefathers have the saying ‘finding the best teacher for learning’. However, it is not a one-direction street, as teachers can also learn a great deal from students, and I could feel my past and future have been a beautiful sentimental gift to my students.

Staying at home in isolation is very melancholy, but yesterday, I was so pleased to receive the news from my former University of Tasmania student, Dr Daniel Terry, sharing with me that our research paper has been published in the Health and History Journal. I was deeply touched to know that my name was included as one of the joint authors. Actually, I have already ‘laid my sword in the stone’ for retirement over 5 years ago; perhaps my name was included as somehow Daniel wants to acknowledge my impact as his PhD supervisor in the Faculty of Health Sciences, University of Tasmania.

Going back to the old days, yes, about 10 years ago, in an interview of applicants for a research training program for health professionals (PHCRED program), I had no hesitation to choose Daniel over other applicants as I could see the manifestation of his talents and kindness. He worked as volunteer for charity organisations in Africa to help unfortunate and poor people. Yes, I was so lucky to have a chance to learn more from this talented young student.

With great talent, creative mind, and dedication, just a few more months afterwards, Daniel was accepted to undertake a PhD degree researching the issues facing overseas trained doctors currently living and practising in Australia and providing research-based evidence for recommendations and policy implementations. His PhD thesis has generated quite a long list of quality publications, and as a result he was offered a lecturership in rural health at the University of Melbourne, immediately after graduation. How, he is a senior lecturer at the Federation University. I am definitely certain that he will fly much higher in the university horizon.

Ánh nắng tà rải trên dòng sông lạnh

Một con đò hiu quạnh đậu ven song. (N.T.)

Now living peacefully in retirement in a cottage by the bank of the Maribyrnong River, living side by side with nature as a mild flower, my time has been dearly imprinted with beautiful memories in my heart. My teaching life at the University of Tasmania is seen as a university seaport full of young energetic sailing boats eagerly exploring the vastness of the promising horizon. They have departed the seaport but now and then sending back fresh sea breeze to the time of saying goodbye in departure: Hoàng, Daniel, Melissa, Hà, Vinh, Frances, Chona, Thuy, Maria, Joanne, Isabel, Thao and others are now sailing smoothly with great achievements in the academic ocean.

Each time I look at the sea stretching to the horizon, a happy smile appears at the thought of small boats extending their masts venturing in the timeless and endless ocean.

Mái tóc xanh ngày nào nay bạc trắng

Khuôn mặt gầy in hằn vết chân chim

Bao nỗi sầu chất chứa trong buồng tim

Theo dòng lệ chảy tuôn ra khoé mắt. (N.T.)

Related posts