Tín hiệu gì từ cuộc tập trận đánh chiếm đảo ở Thái Bình Dương của quân đội Mỹ sau khi Afghanistan thất thủ?

Phụng Minh

Ảnh: Youtube/AMERICAN PATRIOT NEWS.

Trong khi Taliban nhanh chóng chiếm đóng Afghanistan, 25.000 Thủy quân lục chiến Mỹ và các nhân viên hải quân khác đã tổ chức các cuộc tập trận mô phỏng việc chiếm giữ, và kiểm soát các đảo phía tây Thái Bình Dương. Cuộc tập trận quân sự này là một trong những cuộc tập trận lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh với sự tham gia của hàng chục tàu chiến và tàu ngầm, và được tổ chức với các lực lượng Nhật Bản, Anh và Úc, tờ Epoch Times cho hay.

Tờ Wall Street Journal đưa tin, cuộc tập trận cho thấy trọng tâm của quân đội Mỹ đã chuyển hướng kể từ khi quân đội Mỹ tiến vào Afghanistan cách đây 20 năm. Cuộc tập trận này nhằm chống lại tham vọng bành trướng của ĐCSTQ cũng cho thấy rằng, sau khi Kabul thất thủ, Hoa Kỳ đang thể hiện sự hiện diện quân sự toàn cầu của mình với các đồng minh.

Hoa Kỳ nhấn mạnh các cam kết với các đồng minh là nền tảng vững chắc

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết hôm thứ Tư (ngày 18/8) rằng: “Bạn thấy chúng tôi đầu tư vào NATO, thấy chúng tôi đầu tư vào khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương theo cách vượt qua các chính quyền trước đây”.

“Bạn thấy rằng chúng tôi hỗ trợ các đối tác của mình, cho dù đó là Đài Loan, Israel hay bất kỳ quốc gia nào khác, bất kỳ thực thể nào khác có quan hệ đối tác và cam kết vững chắc với chúng tôi”, ông nói.

Sự hỗn loạn ở Afghanistan đã khiến các đồng minh của Mỹ bị sốc. Hoạt động triển khai quân sự thường trực lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài là ở Nhật Bản, nơi có khoảng 50.000 lính Mỹ.

Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã bắt đầu các cuộc tập trận quân sự chung thường niên trong tuần này để bảo đảm họ chuẩn bị cho bất kỳ cuộc tấn công nào từ Triều Tiên. Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Sullivan hôm thứ Ba cho biết Hoa Kỳ không có ý định rút 28.500 binh sĩ khỏi Hàn Quốc.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố rằng trong cuộc gặp cá nhân với ông Biden, ông khẳng định “cam kết vững chắc của Tổng thống Biden đối với liên minh Nhật-Mỹ”.

ĐCSTQ đang cố gắng sử dụng cuộc khủng hoảng Afghanistan để kích động mối quan ngại của các đồng minh về độ tin cậy của sự hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ, đặc biệt là nhắm vào Đài Loan. Chính phủ Hoa Kỳ đã và đang hỗ trợ khả năng tự vệ của Đài Loan thông qua việc bán vũ khí. Theo dữ liệu từ chính phủ Mỹ, hàng chục lính Mỹ đã đóng quân tại Đài Loan từ lâu.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã trả lời: “Lựa chọn duy nhất của Đài Loan là trở nên mạnh mẽ hơn và đoàn kết hơn, từ đó nâng cao quyết tâm bảo vệ chính mình”, “Chúng tôi không thể không làm gì và dựa vào người khác để bảo vệ chính mình”, đề cập rằng Đài Loan sẽ nhất quán với Hoa Kỳ, nhưng sẽ không quá phụ thuộc.

Cố vấn An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan cho biết, tại một cuộc họp báo ngày 17/8 rằng, Hoa Kỳ đã cống hiến 20 năm máu, nước mắt và nguồn lực cho Afghanistan, đồng thời cung cấp tất cả các khóa đào tạo và trang thiết bị cần thiết để họ có thể đứng lên và chiến đấu cho chính mình. Hoa Kỳ sẽ luôn nói với người dân Afghanistan vào một thời điểm nào đó rằng bạn phải tự vệ.

Ông Sullivan nói rằng, Hoa Kỳ tin rằng cam kết của họ với các đồng minh và đối tác, là bất khả xâm phạm và luôn như vậy. “Chúng tôi cũng tin rằng cam kết của chúng tôi với Đài Loan và Israel vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết”. Ông cũng nhấn mạnh rằng tình hình ở Afghanistan và Đài Loan là khác nhau.

Sau khi rút quân khỏi Afghanistan, Hoa Kỳ điều phối Bộ tứ hiệu quả hơn?

Chính quyền kế nhiệm của Hoa Kỳ đã cam kết đầu tư nhiều hơn các nguồn lực ngoại giao, và quân sự ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Cựu Tổng thống Trump nhấn mạnh trong khuôn khổ đối thoại an ninh 4 bên, Hoa Kỳ sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, và Tổng thống Biden đã tiếp tục thông lệ này.

Tờ báo “Hua Ri” của Trung Quốc báo cáo rằng, việc Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan có thể cung cấp cho Hoa Kỳ nhiều khả năng hơn, để tăng cường phối hợp quân sự với Bộ tứ. Các quan chức cấp cao của Bộ tứ đã tổ chức một cuộc họp vào tuần trước, và các nhà lãnh đạo của bốn nước, dự kiến ​​sẽ tổ chức cuộc họp thứ hai vào mùa thu năm nay. Cuộc tập trận hải quân của Bộ Tứ cũng sẽ được tổ chức trong năm nay.

Yuka Koshino, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở London, nói với tờ Huari rằng, “Afghanistan đã trở thành một nơi rất bất ổn. Chính phủ Taliban có nhiều bất ổn. Ấn Độ có thể cân nhắc phân bổ nguồn lực cho an ninh”.

Tetsuo Kotani, một giáo sư về lĩnh vực nghiên cứu toàn cầu tại Đại học Minh Hải gần Tokyo, nói với Huari rằng việc rút quân khỏi Afghanistan chứng tỏ sự cân nhắc lâu dài của Hoa Kỳ, đó là quan tâm nhiều hơn đến Đông Á. Nhưng ông có một số nghi ngờ về tính liên tục của sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với các đồng minh.

Francois Heisbourg, cố vấn cao cấp về các vấn đề châu Âu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nói với Huari rằng ông Biden sẽ đối mặt với sự thử thách của Trung Quốc và Nga để xem liệu ông có đủ can đảm để đáp trả hay không.

Vào ngày 4/8, Yết Trọng, một nhà nghiên cứu của Hiệp hội Tầm nhìn Chiến lược Trung Quốc, nói với Đài Á Châu Tự do rằng Hoa Kỳ sẽ hợp tác với các đồng minh của mình thông qua các vấn đề chính trị, ngoại giao và quân sự để kiềm chế mối đe dọa từ Trung Quốc. Vương quốc Anh cũng có thể sẽ hợp tác với Hoa Kỳ và Châu Âu trong bố cục chiến lược của mình để kiềm chế ảnh hưởng của Nga.

Ông Yết Trọng tin rằng quân đội Mỹ cần sử dụng cuộc tập trận toàn cầu này, để cho các đối thủ thấy rằng, Mỹ vẫn có thể đoàn kết các đồng minh của mình để tạo thành một mặt trận chung, nhằm ngăn chặn cũng như đối đầu với Trung Quốc và Nga. Mặt khác, thực sự cần thiết phải sử dụng các cuộc tập trận, để tăng cường khả năng chiến đấu chung của Hoa Kỳ và quân đội các nước khác trong khu vực.

Related posts