Phụng Minh
Tác giả U Lộc Minh đã có bài viết trên trang Daily Digest với tựa đề: Ở Trung Quốc, những người bình thường phải cố gắng hết sức để sống một cuộc sống bình thường.
Sau đây là nguyên văn bài viết của tác giả:
Điều gì sẽ xảy ra khi một người hoặc một nhóm người có một chút quyền lực trong tay? Câu trả lời chắc chắn là rất dài, bởi vì bản chất và môi trường của con người đã đủ phức tạp.
Tôi không thể viết câu trả lời, nhưng hai điều tôi gặp phải hôm nay có thể lấy làm ví dụ, xin được chia sẻ với mọi người:
Trường hợp đầu tiên là bà của tôi
Bà tôi năm nay 91 tuổi, mấy ngày nay đi lại nhiều, không tự đi đứng được nên đã hẹn khám chuyên khoa tại Bệnh viện Nhân dân số 1 thành phố, bà đã được mẹ, chú và dì của tôi đưa đến đó.
Bệnh viện cách nhà bà tôi 160 km, nên gọi thêm một người anh họ lái ô tô riêng đi cùng đưa đón, trong đoàn này có tổng cộng 5 người. Cho rằng việc đưa bà đi không phải là nghĩa vụ của người anh họ, nên chú tôi nói rằng chúng tôi sẽ trả 300 Nhân dân tệ cho tiền xăng của cậu ấy.
Kết quả là ngay khi tôi ra khỏi đường cao tốc và vào thành phố, tôi đã bị 7 hoặc 8 người đàn ông mặc đồng phục chặn lại, có lẽ vì họ nghi ngờ “hoạt động bất hợp pháp” do có trao đổi tiền tệ với lái xe ở trạm xăng. Họ thu giữ bằng lái xe và giấy tờ tùy thân của anh họ tôi, sau đó hỏi chú tôi tên người lái xe, chú tôi đã cho biết tên. Bởi vì trong phương ngữ, có nhiều từ đồng âm nhưng khác cách viết, nên chú đã nói từ khác với trên tấm thẻ căn cước. Người đàn ông mặc đồng phục coi sự việc nhỏ và thường hay xảy ra này là cái cớ và đưa chú của tôi lên xe CSGT để điều tra, đưa anh họ tôi về trụ sở để điều tra, sau đó đưa bà, mẹ và dì ra khỏi xe và tạm giữ xe.
Tuy nhiên, bà vốn là người do bệnh tật không đi đứng được nên phải có người ôm vào lòng, họ đứng bên đường chờ đợi. Việc này mất gần một giờ đồng hồ.
Chờ mãi không thấy, mẹ tức tối giận nói: Chúng tôi đến gặp bác sĩ chuyên khoa chữa bệnh, chạy xe 160 cây số, không phải rõ ràng là người một nhà sao? Có gì sai khi cho người thân của mình một ít tiền xăng? Chỉ vì một việc nhỏ này mà chúng tôi phải phơi nắng lâu như vậy, chẳng phải là khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng sao? Ai trong các anh sẽ chịu trách nhiệm đây?
Sau đó mẹ tôi cầm điện thoại chụp ảnh cảnh “thực thi pháp luật”. Có một số tranh cãi, có lẽ vì họ lo lắng về việc bị lộ, cuối cùng họ quyết định để chúng tôi đi. Sau khi người anh họ đi ra, anh ấy thở dài nói: “Họ nói muốn tạm giữ xe và phạt 30.000 tệ (khoảng 96 triệu VNĐ). Lần này suýt nữa gặp rắc rối to rồi. Thử hỏi tôi biết kiếm đâu ra 30.000 tệ chứ”.
Sau đợt quăng quật này, mọi người đều rất mệt mỏi, dù đi khám bệnh nhưng cuối cùng khi vào viện thì tâm trạng rất tệ. Bà nội cũng cảm thấy rất tự trách, đã gây ra rắc rối lớn cho con cháu như vậy.
Trường hợp thứ hai là từ một người đồng nghiệp của tôi
Hiện anh đang kinh doanh nhỏ ở Quảng Châu, con trai lớn năm nay 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 trường tiểu học. Vì đang kinh doanh riêng và không mua an sinh xã hội nên anh không thể cho con học trường tiểu học công lập. Vì vậy, anh đã chọn một trường tư thục, học phí 7.000 tệ (khoảng 2,5 triệu VNĐ) một học kỳ. Ngày 25/5, hai vợ chồng làm thủ tục nhập học cho con, giải thích cụ thể hoàn cảnh gia đình, đưa giấy phép cư trú và đóng học phí.
Kết quả là, sau khi học được hơn 10 ngày, giáo viên chủ nhiệm lớp thông báo yêu cầu anh cung cấp sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy chứng nhận công tác, v.v. Người nhà để lại giấy khai sinh của cháu bé ở quê, quên mang theo, giờ lấy lại phải mất mấy ngày về lấy. Do quê cháu đang trong thời kỳ dịch bệnh, không về được nên nhờ người thân ở quê chụp ảnh gửi lên. Ngày 18/9, anh đã nộp đầy đủ hồ sơ cho nhà trường. Tuy nhiên, lúc này giáo viên chủ nhiệm lại cho rằng cháu bé và một cháu khác trong lớp không thể nhập học vì chủ hộ trên sổ hộ khẩu là ông nội của cháu bé chứ không phải bố cháu bé, như vậy là vi phạm pháp luật và tài liệu đã được gửi quá muộn.
Ngày 27/9, anh đến gặp hiệu trưởng thì hiệu trưởng không chỉ trốn tránh trách nhiệm mà còn tỏ thái độ hách dịch, cho rằng kênh đăng ký học sinh số 24 đã bị đóng, không phải chuyện của trường, mà là vấn đề riêng của cha mẹ học sinh, và anh nên yêu cầu Phòng Giáo dục tìm hiểu.
Khi anh đến Phòng Giáo dục huyện, cô tiếp tân cũng có giọng điệu thiếu trách nhiệm rằng: Trường hợp của cậu, hoặc là về Phúc Kiến học hoặc là đợi năm sau đến nộp hồ sơ nhập học.
Anh nói với tôi: “Rõ ràng là họ muốn đuổi chúng tôi đi mà. Tôi tức giận đến tột cùng muốn ra tòa kiện Sở giáo dục, nhưng mà cảm thấy mình quá nhỏ bé”.
Hôm nay cuối cùng tôi cũng nhận được tin tốt, sau khi liên lạc với Sở Giáo dục Quảng Châu, con anh đã được sắp xếp vào dạng học sinh theo chính sách và lại có thể tiếp tục việc học của mình.
Tôi cảm thấy nhẹ nhõm và chúc mừng anh ấy.
Hôm nay hai việc này đều là chuyện bình thường, kết quả cuối cùng cũng là khả dĩ cả. Tuy nhiên, tôi có thể chắc chắn rằng quá trình này đã thực sự khiến người có liên quan rất lo lắng và tức giận, thậm chí là hoảng loạn.
Lực lượng thực thi pháp luật giao thông, phòng giáo dục huyện, trường học đều không phải là những người có quyền lực cao, nhưng khi họ đối mặt với một người bình thường hay người dân thấp cổ bé họng, họ có sức mạnh kinh thiên động địa.
Nếu hôm nay anh họ tôi thực sự bị phạt 30.000 thì bà nội sẽ rất buồn và tự trách móc rất lâu, đó chắc chắn là một điều không tốt cho thể chất của bà. Nếu đứa trẻ thực sự phải rời Quảng Châu trở về quê hương để học tập và trở thành một đứa trẻ bị bỏ rơi, thì tình cảm gia đình và sự trưởng thành của đứa trẻ sẽ phải đối mặt với những thử thách lâu dài sau khi xa cách.
Còn những người không may mắn thì sao? Dù có lao lên trời cũng không ai có thể nghe thấy nên chỉ có thể âm thầm tiêu hóa vết thương của mình. Tôi không biết bạn có còn nhớ người tài xế xe tải tên Kim đã uống thuốc độc ở trạm kiểm soát 6 tháng trước không.
Cuộc sống thường ngày của những con người nhỏ bé thường nhiều sóng gió, và hòn đá đè nén trong lòng cứ lớn dần lên như thế này theo ngày tháng.
Tôi thực sự hy vọng rằng cuối cùng họ có thể trở lại cuộc sống bình thường của họ như hai việc ngày hôm nay.
Tôi thường trích dẫn câu của Lý Long trong “Đội trưởng của tôi” rằng: “Tôi muốn mọi thứ đúng như những gì chúng phải như vậy”. Thực tế là, đây là một mong muốn rất xa vời. Luôn có một số điều không thể giải thích được về những “tai bay vạ gió”. Đối với nhiều người, họ phải làm việc chăm chỉ để có một cuộc sống bình thường.
Đây là hai câu dành cho những người có chút quyền lực trong tay.
Câu đầu tiên là phải có tấm lòng biết nghĩ đến người khác, có sự đồng cảm, thận trọng với sự quyết định của mình, và không sử dụng quyền lực công làm công cụ tư nhân để trục lợi cá nhân. Tất nhiên, câu này là lẽ thường, và nó gần như vô nghĩa – bởi vì những người thực sự có sự đồng cảm không cần phải được nhắc nhở, và những người không có sự đồng cảm không thể giả vờ là người bình thường ngay cả khi người khác hét lên với họ.
Cho nên điều quan trọng là câu thứ hai: Nếu trong lòng thật sự không thể nghĩ đến người khác, muốn mưu cầu ích kỷ, muốn cố ý, thì hãy suy nghĩ xem có phải là đang tự lấy đá ghè chân mình không? Cái gọi là nhân quả báo ứng của luật trời thật ra cũng không quá huyền bí, chỉ là qua lại giữa người với người mà thôi. Nhiều điều không cần phải nói quá rõ ràng, bởi vì chúng ta không có nghĩa vụ giáo dục những kẻ to xác nhưng chưa trưởng thành.