Chủ tịch nhóm hữu nghị Đài Loan ở Quốc hội Lithuania sẽ dẫn một ‘đội hình mạnh’ đến thăm Đài Loan

Phụng Minh

Chủ tịch nhóm hữu nghị Đài Loan ở Quốc hội Litva, ông Matas Maldeikis (ảnh: Youtube/Lrytas.lt).

Quan hệ Đài Loan-Litva tiếp tục nồng ấm, Chủ tịch nhóm hữu nghị Đài Loan ở Quốc hội Litva, ông Matas Maldeikis mới đây đã trả lời Lập pháp viện Đài Loan rằng sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến thăm Đài Loan vào đầu tháng 12, đồng thời sẽ tham gia vào hội nghị “dân chủ” tập trung được tổ chức bởi Lập Pháp viện Đài Loan.

Bắc Kinh đã gây sức ép lên Litva sau khi nước này quyết định thành lập văn phòng đại diện với Đài Loan, đồng thời Lithuania cũng đã cho phép Đài Loan thành lập văn phòng đại diện đầu tiên mang tên “Đài Loan” tại thủ đô Vilnius. Kể từ tháng 8, Bắc Kinh đã triệu hồi đại sứ của họ tại Lithuania để trả đũa và ngăn chặn hàng hóa Trung Quốc ra vào Litva. Tuy nhiên, Litva không những không bị đe dọa và không bị lay chuyển mà còn viện trợ cho Đài Loan tổng cộng 260.000 liều vắc-xin.

Ông Matas Maldeikis trong một cuộc phỏng vấn gần đây với hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA), ông Matas Maldeikis bày tỏ, vì đây là chuyến thăm đầu tiên đến Đài Loan, nên “Tôi hứa đây sẽ là một phái đoàn mạnh”. Ông sẽ đặc biệt mời các nghị sĩ với các vị trí chính trị khác nhau đến thăm Đài Loan, với tổng cộng khoảng 6 Nghị sĩ, bao gồm cả phe đối lập, sẽ “tận mắt chứng kiến ​​cách Lithuania và Đài Loan có thể đạt được hợp tác đôi bên cùng có lợi”.

Ông Maldeikis cho biết, ước mơ của ông là tìm được thị trường ngách cho giới kinh doanh Litva hợp tác chặt chẽ với Đài Loan để tổng đầu tư và thương mại song phương giữa Litva và Đài Loan có thể vượt qua quy mô hợp tác giữa Lithuania và Trung Quốc. Mặc dù nó là một mục tiêu lâu dài nhưng nó cần thiết. Ông tin rằng, “Lithuania sẽ đóng vai trò chuyển tiếp và có tác dụng chứng minh với các nước châu Âu khác”.

Theo một báo cáo của Cơ quan Thông tấn Trung ương, các công ty Lithuania bị ảnh hưởng bởi đòn trả đũa kinh tế và thương mại của ĐCSTQ thực sự đã khiếu nại chống lại chính phủ. Vì không hài lòng với việc thay đổi chính sách đối ngoại cùng với sự thay đổi của đảng cầm quyền, các công ty không có lý do gì phải chịu đựng và khó lập kế hoạch dài hạn. Cũng có ý kiến ​​trong giới chính trị và học thuật cho rằng các quyết định chính sách đối ngoại của chính phủ thiếu sự hoạch định cẩn thận.

Đảng đối lập Lithuania cũng sử dụng chủ đề này để chỉ trích, nghi ngờ liên minh cầm quyền vì đã đánh đổi lợi ích thực chất của người dân cho các giá trị dân chủ trừu tượng, và buộc Litva đồng thời trở thành kẻ thù của Nga, Belarus và Trung Quốc. 

Ông Maldeikis nói rằng từ sự kiểm soát mạnh mẽ gần đây của Bắc Kinh đối với các công ty trong và ngoài nước ở Trung Quốc, có thể hiểu rằng hệ thống tập trung của họ không yêu cầu một thị trường tự do thực sự.

Ngoài ra, ĐCSTQ hiện đang bắt đầu thực hiện các biện pháp để tăng cường khả năng tự cung tự cấp về kinh tế, cố gắng giảm mức độ “tiếp xúc” của kinh tế trong nước với chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông Maldeikis cho rằng điều này cho thấy các công ty nước ngoài sẽ dần bị ép ra khỏi thị trường Trung Quốc, vì vậy ông dự đoán rằng Lithuania sẽ không phải là nạn nhân duy nhất.

Ông Maldeikis cũng đề cập rằng vào năm 2020, xuất khẩu của Lithuania sang Trung Quốc đạt khoảng 300 triệu Euro, chiếm khoảng một nửa xuất khẩu sang Kazakhstan. Ông hỏi, liệu Kazakhstan có thể tin rằng mình có quyền chỉ đạo chính sách đối ngoại của Litva không? Hơn nữa, xuất khẩu của Litva sang Trung Quốc đã giảm 40% trong nửa đầu năm 2021. Ông nhấn mạnh, “Vào thời điểm đó, chưa có chuyện đặt văn phòng đại diện ở Đài Loan”.

Ông Maldeikis tin rằng nếu chủ quyền bị hy sinh vì lợi ích của thị trường, cả thị trường và chủ quyền cuối cùng cũng sẽ mất đi. Đây là kinh nghiệm nhiều năm của Litva trong việc chống lại nước láng giềng mạnh mẽ là Nga.

Theo ông Maldeikis, các chế độ như ĐCSTQ và Nga vốn là thù địch với tự do và dân chủ, và không thể thực hiện hợp tác bình thường và lâu dài với các thị trường tự do và dân chủ. Cái gọi là hợp tác của họ thường chỉ là sự cân nhắc “chiến thuật”, và cuối cùng các lợi ích chiến lược của chính phủ của họ thường là phá hủy và lật đổ môi trường tự do và dân chủ, bởi vì môi trường bên ngoài như vậy sẽ đe dọa lợi ích cơ bản của nhóm cầm quyền của họ.

Ông Maldeikis cho rằng Lithuania chỉ có thể hợp tác với quốc gia tự do và dân chủ như Đài Loan, chế độ độc tài “không quan tâm đến lợi ích của bạn” và “có thể dễ dàng bán đứng bạn” nếu cần.

Related posts