Người ngu nghe ngóng ngỡ ngàng
Người nghèo ngơ ngác ngại ngùng ngây ngô
Vào đầu thế kỷ 17 các nhà tôn giáo từ Bồ Đào Nha và Pháp đến Việt Nam và bắt đầu công trình sáng tạo Việt ngữ dùng các mặt chữ cái (letters of the alphabet). Bây giờ nhìn lại mình càng thán phục hơn vì khoa ngữ học ngày nay tiến bộ rất nhiều, nhưng những công trình Việt ngữ hồi xa xưa đó xây dựng trên những kiến thức khoa học thật vững chắc.
Trong tiếng Anh, có phụ âm ‘ng’ (consonant sound, phonetic symbol ŋ ) như trong những chữ ‘bàng’, ‘thắng’, ‘mông’, v.v… nhưng phụ âm ‘ng’ luôn luôn đứng vị trị cuối một vần.
Phụ âm ̣ŋ được gọi là âm thanh mủi như n hay m, tức là hơi thoát ra phía mũi. Tiếng Việt mình phụ âm ŋ (ng) có thể đứng đầu vần như ‘ngu’, ‘ngon’, ‘ngọc’, hay cuối vần như ‘tông’, ‘lang’, ‘xăng’.
Nhưng có một ‘hiện tượng’ lạ mà ít ai để ý là khi phụ âm ‘ng’ đứng đầu vần, thì có hai biến thể: ng và ngh như trong chữ ngu – nghe, ngạt – nghệ, ngó – nghi, ngô- nghẹn.
Tại sao vậy?
Cách dùng hai biến thể này có thể đoán được (predictable, in phonetic complementary distribution) tùy theo loại nguyên âm (vowel sound) trong vần:
– Nếu nguyên âm (vowel sound) là âm cao và phía trước đầu lưỡi khi phát âm, như ‘i’, ‘e’ và ‘ê’ thì phải dùng variant ‘ngh’ như trong chữ ‘nghi’, ‘nghe’, ‘nghê’.
– Nếu là những nguyên âm khác (không phải là ‘i’, ‘e’ và ‘ê’), thì chỉ dùng ‘ng’ thôi, như trong chữ ngó, ngại, nguồn, ngư.
Phải công nhận cách viết chữ tiếng Việt của mình vừa hay, vừa ‘cay’ và vừa ‘văn minh’, dựa trên khoa âm thanh học (phonology).