Giá trị thị trường của Gree Electric bốc hơi 200 tỷ, cổ đông lớn nhất lỗ 10 tỷ NDT

Vào ngày 6/7/2018, Chủ tịch của Gree Electric – bà Đổng Minh Châu đã có bài phát biểu tại Diễn đàn APEC CEO Trung Quốc 2018 được tổ chức ở Bắc Kinh. (Ảnh: Quan Yajun/VCG/Getty Images) Trung Quốc

Giá cổ phiếu của Gree Electric Appliances – công ty máy lạnh lớn nhất Trung Quốc – đã hạ xuống mức thấp mới ngay trong năm nay. Giá trị thị trường của công ty này đã giảm gần 200 tỷ nhân dân tệ (NDT) so với mức đỉnh, và cổ đông lớn nhất của nó có thể đã mất hơn 10 tỷ NDT.

Vào ngày 10/11, cổ phiếu của Gree Electric – công ty máy lạnh lớn nhất Trung Quốc – đã lao dốc trong phiên giao dịch trong ngày, tính đến thời điểm đóng cửa, nó đã giảm 2.61% và xuống còn 34.67 NDT/ cổ phiếu, với tổng giá trị thị trường là 208.6 tỷ NDT. Sau khi đạt mức cao mới vào tháng 12/2020, giá cổ phiếu của Gree Electric đã liên tục giảm xuống. Tính đến nay, giá cổ phiếu của công này đã giảm gần một nửa. Chỉ trong một năm, giá trị thị trường của Gree Electric đã bốc hơi gần 200 tỷ NDT.

Theo báo cáo từ Hãng thông tấn CaiTong ở Trung Quốc đại lục, dựa trên giá đóng cửa vào ngày 10/11, cổ đông lớn nhất của Gree Electric có thể đã mất 10.37 tỷ NDT, chưa xét đến cổ tức và các yếu tố khác.

Vào ngày 27/10, Gree Electric đã công bố báo cáo ba quý của mình trong năm nay. Theo báo cáo tài chính này, thu nhập của Gree Electric trong quý III là 47 tỷ NDT (giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận ròng là 6.188 tỷ NDT (giảm 15.66% so với cùng kỳ năm ngoái). Trong khi hàng năm, quý III luôn là mùa cao điểm tiêu thụ máy lạnh.

Dữ liệu cho thấy tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần của các tổ chức đối với công ty này đã giảm xuống mức thấp mới trong hơn một thập niên. Ngay từ báo cáo giữa kỳ, ngân hàng đầu tư nổi tiếng Goldman Sachs Group đã thanh lý cổ phiếu của Gree Electric.

Một số nguồn tin tư nhân cho biết, Gree Electric hiện đang phải đối mặt với sự suy thoái liên tục trong lĩnh vực bất động sản thượng lưu và tăng trưởng của nó đã gặp vấn đề về mức trần.

Ngoài ra, kể từ nửa cuối năm ngoái, giá của các mặt hàng như đồng, thép và nhựa đã tăng vọt, trở thành nguyên nhân chính khiến máy lạnh phải điều chỉnh giá. Bị ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, lợi nhuận ròng nửa đầu năm 2021 của Gree Electric đã giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2019.

Điều đáng nói là từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu của 3 gã khổng lồ điện máy Gree Electric, Midea Group và Haier Zhijia nhìn chung đều giảm, mà đi đầu là Midea Group. Theo báo cáo của Sohu Finance and Economics vào tháng 8, so với mức cao lịch sử được thiết lập vào tháng 2 năm nay, giá trị thị trường của Midea đã bốc hơi hơn 300 tỷ NDT.

Lí Băng, Tôn Vân
Xuân Hoàng biên dịch

Lạm phát giá tiêu dùng tăng tốc lên mức nhanh nhất trong 31 năm

Tom Ozimek

Một khách hàng mua trái cây tại một cửa hàng Safeway ở San Francisco hôm 04/10/2021. (Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images) Hoa Kỳ

Lạm phát tăng mạnh và cao hơn nhiều so với dự báo hồi tháng Mười, trong đó giá tiêu dùng của Hoa Kỳ tăng với tốc độ nhanh nhất so với cùng kỳ năm ngoái trong hơn 3 thập kỷ do những tắc nghẽn liên tục trong chuỗi cung ứng tiếp tục đẩy giá cả tăng vọt.

Cục Thống kê Lao động (BLS) đã báo cáo hôm 10/11 rằng Chỉ số Giá tiêu dùng ( CPI ), một thước đo lạm phát từ góc độ của người tiêu dùng cuối cùng của hàng hóa và dịch vụ, trong tháng Mười đã tăng 6.2% so với năm ngoái và 0.9% so với tháng trước 

Chỉ số này đưa tốc độ lạm phát giá tiêu dùng trong năm lên mức cao nhất kể từ tháng 12/1990, khi lạm phát đã tăng 6.3%. Ở mức 0.9%, tốc độ lạm phát trong tháng là cao nhất kể từ tháng Sáu, vào thời điểm đó là tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008.

Các nhà kinh tế được Bloomberg thăm dò ý kiến ​​dự đoán chỉ số CPI hôm 10/11 sẽ ở mức 5.9% so với năm ngoái và 0.6% so với tháng trước.

Nhà phân tích tài chính chủ đạo Greg McBride, của Bankrate, nói với The Epoch Times trong một tuyên bố qua email, “ Cho dù định nghĩa “tạm thời” có mập mờ thế nào, thì vấn đề lạm phát là điều không thể chối cãi được chính.”

Trong khi các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang vẫn duy trì quan điểm rằng đợt lạm phát hiện tại chỉ là tạm thời, Phó Chủ tịch Fed Richard Clarida đã thừa nhận hôm 08/11 rằng lạm phát năm nay “vượt xa hơn nhiều so với mức tăng ‘vừa phải”’ của mục tiêu lạm phát dài hạn là 2% của chúng tôi” trong khi nói thêm rằng rủi ro lạm phát được gia tăng theo hướng tăng lên.

Trong khi những tháng trước chứng kiến ​​sự tăng giá mạnh mẽ trong phạm vi tương đối hẹp, áp lực giá [hiện nay] đã lan sang các ngành hàng khác.

Ông McBride nói: “Lạm phát đang gia tăng. Ngoài thực phẩm, năng lượng và chỗ ở tiếp tục tăng quá mức hàng tháng, giá xe hơi mới và đã qua sử dụng một lần nữa đang chuyển sang xu hướng tăng cao.”

Giá xe hơi đã qua sử dụng tăng 2.5% so với tháng trước và tăng 26.4% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng Mười. Giá xe hơi mới tăng 1.4% trong tháng và 9.8% trong 12 tháng cho đến tháng Mười.

Giá dịch vụ vận tải, đã giảm 0.5% vào tháng trước, đã tăng 0.4% so với tháng trước trong Mười và 4.5% so với năm ngoái.

Mặt hàng đóng góp lớn nhất [vào lạm phát] hàng tháng và hàng năm là dầu nhiên liệu, tăng 12.3% so với tháng trước và 59.1% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng Mười.

Dữ liệu CPI được công bố sau một báo cáo riêng của chính phủ một ngày trước đó cho thấy giá sản xuất đã tăng trong 12 tháng cho đến tháng Mười ở mức 8.6%, khớp với mức của tháng trước, mức cao nhất kể từ năm 2008.

Bài báo này đã làm tăng thêm lo ngại về lạm phát giá tiêu dùng khi chi phí sản xuất cao hơn có xu hướng chuyển sang cho người tiêu dùng.

Các nhà phân tích tại ING cho biết trong một lưu ý gần đây rằng mức độ mà chi phí của nhà sản xuất tăng cao cuối cùng sẽ chuyển sang người tiêu dùng phụ thuộc một phần vào việc liệu các doanh nghiệp có sẵn sàng siết lợi nhuận để duy trì sản lượng hay không.

Nhưng nhóm ING lập luận rằng điều đó càng trở nên ít có khả năng chừng nào các vấn đề tắc nghẽn của chuỗi cung ứng xảy ra càng lâu, “điều đó có nghĩa là chúng tôi kỳ vọng lạm phát hàng hóa sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới và sẽ tiếp tục tăng cao trong suốt nửa đầu năm [tới] do áp lực hệ thống vẫn còn gay gắt.”

Với việc giá cả tăng cao và ít có dấu hiệu giảm ngay lập tức, kỳ vọng của người tiêu dùng về tỷ lệ lạm phát trong tương lai ở Hoa Kỳ đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại.

Cuộc khảo sát kỳ vọng lạm phát tiêu dùng gần đây nhất của Fed tại New York cho thấy kỳ vọng lạm phát ngắn hạn (một năm tới) trong tháng Mười đã tăng lên 5.7%, mức cao nhất trong lịch sử của chuỗi số liệu này. Kỳ vọng lạm phát trung hạn (ba năm tới) không thay đổi so với mức 4.2% của tháng trước, mức cao kỷ lục.

Ngoài ra, một thước đo chính về kỳ vọng của thị trường trái phiếu đối với áp lực tăng giá trong 5 năm tới, được gọi là tỷ lệ lạm phát ngang giá 5 năm, đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 2.99% vào cuối tháng Mười, trước khi giảm nhẹ xuống 2.96% hôm 09/11. Điều này cho thấy các nhà đầu tư kỳ vọng lạm phát trung bình khoảng 3% một năm trong năm năm tới.

Ông McBride cho biết: “Những lo ngại về lạm phát đang đè nặng lên niềm tin của người tiêu dùng và với tỷ lệ hàng năm cao hơn 6%, lạm phát sẽ chỉ tiếp tục,” đồng thời dự đoán rằng các nút thắt trong chuỗi cung ứng “sẽ tồn tại với chúng ta vào năm 2022 và cùng với đó là áp lực tăng về giá cả.”

Ông nói: “Người tiêu dùng đang cảm thấy lạm phát khi trả tiền tại các trạm xăng, cửa hàng tạp hóa và những người thuê nhà ở nhiều nơi trên đất nước này có thể kinh ngạc vì giá tăng trong lần gia hạn hợp đồng thuê tiếp theo của họ.”

Ông Tom Ozimek là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực báo chí, bảo hiểm tiền gửi, tiếp thị và truyền thông cũng như đào tạo người trưởng thành. Lời khuyên về việc viết lách hay nhất mà ông từng nghe là từ Roy Peter Clark: ‘hãy nhắm trúng mục tiêu của quý vị’ và ‘hãy để lại điều thú vị nhất ở sau cùng.’

Chánh Tín biên dịch

Related posts