Lý Tuệ
Mỗi năm khi Giáng sinh sắp đến gần, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đều ra thông báo cấm truyền giáo trực tuyến, nhiều chính quyền địa phương và cơ quan công an sẽ vào cuộc để hạn chế các hoạt động tôn giáo dân gian và cấm tổ chức lễ Giáng sinh. Các nhà phân tích cho rằng ĐCSTQ sợ hãi dân chúng có tư tưởng và có tổ chức, tuy nhiên, càng đàn áp thì càng kích phát sự phản kháng của người dân.
Nhiều tỉnh hạn chế các hoạt động tôn giáo và cấm tổ chức lễ Giáng sinh
Trước lễ Giáng sinh, chính quyền và sở an ninh công cộng của các tỉnh Quảng Đông, Sơn Đông, An Huy, Quảng Tây, Chiết Giang và những nơi khác một lần nữa hợp lực để hạn chế các hoạt động tôn giáo dân gian (phi chính phủ).
Mục sư của một Giáo hội ở Quảng Đông, ông Trần, nói với Đài Á Châu Tự do (RFA) hôm 22/12 rằng: cảnh sát địa phương đã thông báo cho giáo hội vào sáng sớm với danh nghĩa phòng chống dịch bệnh là không được phép tụ tập trong lễ Giáng sinh: “Họ (chính phủ) sử dụng dịch bệnh như một cái cớ, bây giờ chúng tôi chỉ có thể gặp nhau qua trực tuyến”.
Mục sư của một giáo hội ở Sơn Đông cũng cho biết, tình hình địa phương ông cũng giống như các vùng khác trên cả nước, không có lễ Giáng sinh và không khí đón lễ Giáng sinh, thực tế rất đáng buồn: “Đã yêu cầu không được có bất kỳ hoạt động nào, một số giáo hội bên ngoài cũng như vậy, chỉ có thể là ‘hoạt động ngầm’”.
Các hoạt động của nhà thờ ở huyện Bình Dương, thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang cũng bị chính quyền đình chỉ với danh nghĩa “phòng chống dịch bệnh”. Huyện này có lịch sử hàng trăm năm truyền giáo Cơ đốc giáo và đông đảo tín đồ Cơ Đốc. Vào năm 2014, chính quyền Chiết Giang đã phát động chiến dịch phá dỡ thánh giá của giáo đường.
Cuộc đàn áp của ĐCSTQ đã bắt đầu từ ba năm trước, mỗi khi sắp đến lễ Giáng sinh, các doanh nghiệp nhà nước và trường học đều bị cấm tổ chức lễ Giáng sinh. Một tín đồ Cơ Đốc cho biết, thời gian gần đây, các trung tâm thương mại khắp nơi không còn bán đèn Giáng sinh và cây thông Noel.
Vào ngày 20/12, một thông báo “Về việc quảng bá văn hóa truyền thống và cấm lễ hội nước ngoài” do Phòng Giáo dục huyện Dung An, thành phố Liễu Châu, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ban hành, đã được lưu truyền trên Internet. Trong đó nói rằng các giá trị và lối sống phương Tây được một số thanh niên ở Trung Quốc săn đón, đồng thời cảnh báo cấm chỉ giáo viên và học sinh bị cấm tổ chức các “lễ hội nước ngoài” trong và ngoài khuôn viên trường. Vào ngày 30 tháng 4 năm 2014, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phá dỡ một nhà thờ Thiên chúa giáo ở thị trấn Oubei, ngoại ô thành phố Ôn Châu. (Mark Ralston / AFP qua Getty Images)
Năm bộ hợp lực cấm truyền giáo trên Internet, ĐCSTQ sợ điều gì?
Đảng Cộng sản Trung Quốc lấy cơ dịch bệnh để hạn chế hoặc cấm các cuộc tụ họp offline, thế nhưng các cuộc tụ họp trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Học giả ở đại lục – ông David Li nói với Epoch Times rằng lòng nhiệt tình của người dân đối với việc theo đuổi tín ngưỡng càng tăng lên, điều này đã khiến chính quyền Bắc Kinh lo sợ, và tất nhiên họ sẽ đàn áp sự truyền bá của tín ngưỡng Cơ đốc giáo.
Ông David Li cho rằng nỗi sợ Giáng sinh của ĐCSTQ thực chất là sợ Cơ đốc giáo, vì Cơ đốc giáo đã được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc trong những năm qua. Nhiều người dân Trung Quốc đã biết về Chúa và không còn tin vào những thần tượng nhân tạo trên thế giới, cũng không chấp nhận nó. Bởi vậy, chính quyền mới muốn cấp tốc đàn áp tất cả các tôn giáo, trong đó trọng tâm là Cơ đốc giáo.
Thực hiện “Quy chế tôn giáo”, vào ngày 20/12, năm bộ bao gồm Cục Quản lý Nhà nước về Tôn giáo, Cục Thông tin Internet Nhà nước, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng An ninh đã ban hành “Các biện pháp hành chính đối với thông tin tôn giáo trên Internet”. Trong dó nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân đăng tải, phát hành, chuyển tải các bài giảng, nội dung truyền giáo trên Internet, đồng thời quy định không được phép cung cấp dịch vụ thông tin tôn giáo qua các trang web, ứng dụng, diễn đàn, v.v.
Ông David Li cho rằng bầu không khí chính trị ở Trung Quốc ngày nay càng ngày càng giống đất nước mà Orwell đã tiên đoán trong tác phẩm “1984”: Dựng lên kẻ thù lâu dài, khắc sâu lòng hận thù, lợi dụng chủ nghĩa dân tộc và lòng yêu nước để dân chúng sống trong sợ hãi; sợ hãi, dối trá và cừu hận là mục đích duy nhất của giáo dục.
Đàn áp tôn giáo theo hình thức Cách mạng Văn hóa càng kích thích sự phản kháng của người dân
Về việc ĐCSTQ đàn áp các hoạt động tôn giáo, ông Ngô Tộ Lai (Wu Zuolai), một học giả về mỹ học, nói với Epoch Times rằng ĐCSTQ làm điều ngang ngược, khôi phục lại việc giam cầm những suy nghĩ và hành vi của người dân giống như trong thời Cách mạng Văn hóa. Mà văn hóa Cơ Đốc giáo là rời bỏ chủ nghĩa Mác của ĐCSTQ.
Ông nói rằng tín ngưỡng tôn giáo và chủ nghĩa cộng sản về bản chất là xung đột. Một cái là giảng về tình yêu thương, một cái là giảng về triết học đấu tranh và kích động lòng thù hận.
Ngoài ra, ông Ngô chỉ ra rằng, tôn giáo có tổ chức, đây là điều mà ĐCSTQ lo sợ nhất. “Nó cảm thấy Cơ đốc giáo đã phát triển nhanh chóng trong xã hội dân gian Trung Quốc và đã ảnh hưởng đến một số lượng lớn người dân. Những người này không sợ quyền lực và cực kỳ kiên cường, điều này khiến cho ĐCSTQ đau đầu. Vì vậy, họ đã thông qua luật pháp để kiểm soát Internet và phong tỏa việc truyền giáo”.
Ông nói rằng, mặt khác, các giáo hội ở nhiều nơi cũng đang sử dụng nhiều công cụ mạng khác nhau để gặp gỡ và phát triển. “ĐCSTQ đàn áp tôn giáo, kết quả lại càng kích phát sự phản kháng của người dân hơn. Cũng có thể là rất nhiều người đã ‘vượt tường’, cái này ĐCSTQ khó lòng phòng bị”.
Ông Ngô cho rằng ĐCSTQ đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế, có thể sẽ gây ra một số lượng lớn các phong trào phản kháng. Trước đây, một số tổ chức dân sự đã bị đàn áp. “Hiện nay, tổ chức tôn giáo là có tính bền dẻo nhất, có thể đóng vai trò chính trong việc lật đổ ĐCSTQ”.
Ông nói: “Nếu dân chúng chia năm xẻ bảy, thì cho dù ĐCSTQ có mục nát đến đâu, làm chết đói hàng chục triệu người như thế nào, thì cũng sẽ không rớt đài. Nhưng một khi trong dân chúng có tổ chức thì sẽ không như vậy nữa. Vì vậy, ĐCSTQ thực sự rất sợ hãi và phải đối mặt với những thách thức rất lớn”.
Lý Tuệ
The Epoch Times