Chuyên gia: Bắc Kinh cưỡng bức kinh tế Lithuania, thúc đẩy Mỹ- EU tăng cường hợp tác

An Liên

Cờ Litva (trái) và cờ Đài Loan (ảnh: Từ video của DW News)

VOA, ngày 12/1 cho hay, Tân Chủ tịch Hội đồng EU bày tỏ hy vọng rằng EU sẽ nhanh chóng hành động để hỗ trợ Litva và giúp nước này chống lại sự cưỡng bức kinh tế của Trung Quốc. Bên cạnh đó, bà Katherine Tai, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, lần thứ hai bày tỏ sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Litva.

Sau khi Đài Loan đặt văn phòng đại diện tại thủ đô Liva vào tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc ngay lập tức áp đặt các biện pháp cưỡng chế ngoại giao và kinh tế để trừng phạt Litvia (Lithuania). Thậm chí gây sức ép đối với cả các công ty của Pháp và Đức sử dụng linh kiện và nguyên liệu thô được sản xuất tại Litva.

Bình luận về sự việc xung quanh mối quan hệ Litva, Đài Loan và Trung Quốc, Hạ Minh, giáo sư Đại học Thành phố New York, cho rằng lý do khiến một Litva nhỏ bé vùng Baltic dám đối đầu với Trung Quốc có liên quan nhiều đến các giá trị của đất nước này.

Ông nói: “Tại sao Litva có thể làm được điều này? [Có] một lý do liên quan đến các giá trị của nước này, [đó là] lịch sử độc đáo của họ, mối quan hệ với Liên Xô cũ. Chủ nghĩa tự do của họ đã đóng một vai trò quan trọng trong suốt [quá trình khiến cho] Bức màn Sắt của Liên Xô sụp đổ. Nó liên quan đến tinh thần dân tộc của người dân và lịch sử theo đuổi ý thức dân tộc của họ. Cái còn lại liên quan đến địa chính trị. Litva là một thành viên của Liên minh châu Âu, một trong những đặc điểm chính của Liên minh Châu Âu tất nhiên là sự phối hợp. Không chỉ hội nhập mà còn là sự phối hợp quốc phòng và ngoại giao của họ. Vì vậy, khi Trung Quốc sử dụng Litva như một quốc gia để thực hiện ngoại giao sói chiến và trừng phạt, điều đó tất nhiên sẽ gây ra phản ứng từ Liên minh châu Âu. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng đang phối hợp và tăng cường mối quan hệ hợp tác xuyên Đại Tây Dương, và các liên minh của các nền dân chủ, vì vậy tất nhiên cũng sẽ có phản ứng của Hoa Kỳ”.

Trương Tuấn Hoa, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu Âu-Á tại châu Âu, cho rằng tân Thủ tướng Đức Scholz đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tháng 12/2021, nhưng không đề cập đến Litva, mặc dù các quan chức đã khuyên ông nên làm như vậy. Về vấn đề này, chính phủ mới của Đức đã không đóng một vai trò tích cực.

Ông nói: “Tất nhiên chính phủ mới ở Đức chưa được bao lâu, nhưng cho đến nay có thể nói rằng nó chưa đóng một vai trò tích cực nào nhất định, thậm chí là một chút trong vấn đề này. Ý tôi là tân thủ tướng Đức Scholz đã có một cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình vào cuối tháng 12. Trên thực tế, trước cuộc gọi, một số quan chức Đức đã nói với Thủ tướng rằng chúng ta nên đề cập đến vấn đề của Litva, vì nó liên quan đến mối quan hệ giữa nhiều công ty Đức và Litva. Hơn nữa, họ đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không phải doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp lớn thì không sợ, nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đặc biệt sợ phương thức cưỡng bức này. Từ quan điểm này, với tư cách là một tân thủ tướng, khi có cơ hội nói chuyện với ông Tập Cận Bình, ông ấy lại không đề cập đến vấn đề này. Vì vậy, Đức đã không đóng một vai trò tích cực trong vấn đề này. Tôi nghĩ rằng EU nói chung bây giờ có thể thực hiện một cách tiếp cận chủ động hơn hay không? Nó phụ thuộc vào việc một số quốc gia thành viên, chẳng hạn như Pháp, có vai trò trong việc thúc đẩy. Nói cách khác, Bộ trưởng Ngoại giao Đức cũng đã bày tỏ những ý kiến ​​nhất định về vấn đề này? Từ quan điểm của người Đức, cá nhân tôi không nghĩ nó đơn giản như vậy. Vì lập trường và quan điểm của Thủ tướng không nhất thiết phải giống với quan điểm của Bộ trưởng Ngoại giao, mà còn phụ thuộc vào độ khó của vấn đề. Pháp tương đối tốt hơn về mặt này”.

Tuy nhiên, Hạ Minh, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Thành phố New York, cho rằng việc chính quyền Trung Quốc dồn quá nhiều lực vào tấn công Litva sẽ làm tổn hại đến quyền lực mềm của chính nước này, và đó là một lời quảng cáo tồi cho chính sách ngoại giao sói chiến. Trong trường hợp của Litva, chính quyền Trung Quốc đã tấn công vào các chuỗi sản xuất, khiến phương Tây phải tái cấu trúc các chuỗi công nghiệp để hợp tác hơn trước, và Bắc Kinh còn tự làm tổn hại mình nhiều hơn.

Ông nói: “Theo quan điểm của Trung Quốc, tiến và lùi đều mất chỗ dựa, bởi vì họ quá cứng rắn với Litva. Một nước lớn chống lại một nước nhỏ là một kiểu gây hại cho cái gọi là sức mạnh mềm, thậm chí còn tạo ra một quảng cáo rất tệ cho hoạt động ngoại giao sói chiến của mình. 

Ngoài ra, nếu họ trả đũa Hoa Kỳ và các nước châu Âu, đây là lý do tại sao các nước EU hiện nay đoàn kết hơn. Lý do cộng đồng doanh nghiệp Đức cũng ủng hộ là vì Trung Quốc đang tấn công vào chuỗi sản xuất, miễn là có sản phẩm, quy trình mà Litva tham gia vào chuỗi sản xuất thì sẽ bị thiệt hại. Hai năm sau khi đại dịch bùng phát, chuỗi sản xuất toàn cầu đang được tổ chức lại và các nước lớn, do chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy, đang tái sản xuất về quê hương của họ. Vì vậy, tôi cho rằng chính sách ngoại giao của Trung Quốc có thể gây ra những tổn hại lớn cho chính họ. 

Đây không chỉ là câu hỏi về việc liệu Trung Quốc có sẵn sàng hay không, mà còn là liệu Hoa Kỳ và châu Âu có sẵn sàng hay không. Đây không chỉ là một quá trình chủ quan, tôi nghĩ đó là một sự gia tăng khách quan do cuộc khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh toàn cầu mang lại. Vì vậy, tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ và Châu Âu hiện đang phải đối mặt với rất nhiều cuộc khủng hoảng, và họ chắc chắn sẽ tăng cường hợp tác. Họ đang thể hiện điều đó bằng cuộc tấn công vào Trung Quốc vì sự an toàn của chuỗi sản xuất của họ. 

Tôi tin rằng các nền dân chủ sẽ xem xét sự hợp tác của họ từ quan điểm giá trị và điều chỉnh lại chuỗi sản xuất của họ. Vì vậy, tôi nghĩ rằng đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ và châu Âu có nhiều quân bài để chơi. Bởi vì xét cho cùng, các công ty đa quốc gia ở bất cứ đâu vẫn chịu sự chi phối và bảo vệ của các quốc gia có chủ quyền. Trong chính sách ngoại giao sói chiến của Trung Quốc, điều đó thực ra đã rất rõ ràng”.

Trương Tuấn Hoa, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Âu-Á, cũng cho rằng chính sách ngoại giao cưỡng bức của Bắc Kinh cuối cùng sẽ phải trả giá.

Ông nói: “Việc cưỡng bức là vô đạo đức và sẽ dễ bị tổn thất hơn nếu bạn tham gia vào một cuộc cưỡng bức quy mô lớn. Vì vậy, từ quan điểm này, Trung Quốc thực sự lo lắng về cách thức ngoại giao của chính mình trong tương lai. Cần phải nói rằng, việc Trung Quốc cử một đại diện không chính thức tới EU vào cuối tháng 11 năm ngoái, điều này tự nó cho thấy sự thất bại trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc”.

Related posts