Cục diện thế giới đã thay đổi nhiều sau khi chiến tranh Nga-Ukraine xảy ra. Quan hệ Mỹ-Trung cũng đang dần xoay chiều quanh cuộc chiến này.
Năm tháng trước, cuộc gặp ở Zurich của ông Sullivan và ông Dương Khiết Trì đã đưa đến cuộc họp trực tuyến với ông Tập Cận Bình (ngày 15/11/2021), có một số dấu hiệu cho thấy mối quan hệ Mỹ-Trung vào năm 2022 có thể dịu đi phần nào, trong khi ĐCSTQ vênh váo hống hách, đề xuất “ba lằn ranh đỏ” và “hai danh sách”. Tuy nhiên, khi ông Sullivan gặp ông Dương Khiết Trì ở Rome vào ngày 14/3, tình hình đã khác, chủ yếu là do tình hình thế giới đã thay đổi mạnh mẽ kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ.
Cuộc chiến Nga-Ukraine, diễn ra ở trung tâm Châu Âu, không chỉ ảnh hưởng đến hai quốc gia tham chiến, mà còn trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của cục diện chiến lược quốc tế: ngoài việc không gửi quân đội tham chiến, Hoa Kỳ và Châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt toàn diện đối với Nga và ủng hộ Ukraine, và cuộc đối đầu giữa Nga và NATO đã lên đến đỉnh điểm kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Giờ đây, liệu ĐCSTQ, vốn tuyên bố “không phải là đồng minh, mà hơn cả đồng minh” với Nga, có cung cấp hỗ trợ đáng kể cho Nga hay không đã trở thành một vấn đề then chốt.
Trong mắt Hoa Kỳ, ĐCSTQ hoàn toàn không vô tội trong cuộc chiến Nga-Ukraine.
Đầu tiên, theo báo cáo của tờ New York Times ngày 25/2, trong ba tháng qua, các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tổ chức sáu cuộc họp khẩn cấp và Hoa Kỳ đã cung cấp thông tin tình báo về việc Nga xây dựng quân đội gần Ukraine và mong Trung Quốc khuyên Nga không nên xâm lược. ĐCSTQ không chỉ phản đối, mà còn tuyên bố rằng họ không tin rằng một cuộc xâm lược sẽ diễn ra, thậm chí, họ đã chia sẻ thông tin tình báo của Mỹ với Moscow và nói với người Nga rằng Mỹ đang cố gắng gây bất hòa – và Trung Quốc sẽ không cố gắng cản trở các kế hoạch và hành động của Nga.
Thứ hai, vào ngày 4/2, trước thềm cuộc chiến tranh Nga-Ukraine và khi Hoa Kỳ gây sức ép mạnh mẽ lên Điện Kremlin về cuộc khủng hoảng Ukraine, ông Putin đã nhân cơ hội tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông để thăm Trung Quốc, ông Putin không chỉ ký kết 15 thỏa thuận với ĐCSTQ, trong đó có các hợp đồng thương mại dầu khí lớn, mà còn đưa ra một tuyên bố chung dài 5.000 chữ nói rằng “tình hữu nghị không có giới hạn, và hợp tác không có vùng cấm”, ĐCSTQ cũng lần đầu tiên công khai bày tỏ phản đối việc NATO mở rộng về phía đông. Điều này đã gây ra một chấn động lớn ở phương Tây. Ví dụ, một số quan chức trong chính quyền Biden coi đây là một bước ngoặt trong quan hệ Trung-Nga và là một thách thức trắng trợn đối với quyền lực của Mỹ và Châu Âu. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Von der Leyen cho biết tại Hội nghị An ninh Munich: “Họ (Trung Quốc và Nga) đang tìm kiếm một kỷ nguyên mới để thay thế trật tự quốc tế hiện có”. Thủ tướng Úc Scott Morrison lên án “sự im lặng đến lạnh người” của Trung Quốc đối với việc Nga xây dựng quân đội xung quanh Ukraine, và nói rằng hai nước đang “đoàn kết lại”.
Thứ ba, vào ngày 7/2, ông Sullivan đã nói rõ trong một cuộc phỏng vấn rằng nếu Nga xâm lược Ukraine, ĐCSTQ cũng sẽ phải trả giá. “Bởi vì các lệnh trừng phạt sẽ nhằm vào hệ thống tài chính của Nga, trong đó tất nhiên cũng liên quan đến nền kinh tế Trung Quốc”. Ông Sullivan nói rằng ĐCSTQ không có khả năng “cân bằng thiệt hại kinh tế đối với Nga do các lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra” và ông tin rằng Trung Quốc hiểu rõ điều này.
Thật không may, Nga cuối cùng đã xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, hoạt động của quân đội Nga đã không như mong đợi, và các biện pháp trừng phạt chung chưa từng có của Châu Âu và Hoa Kỳ đối với Nga đã khiến ĐCSTQ chấn động.
Có thể nói, cuộc chiến Nga-Ukraine đã mang lại cho Hoa Kỳ một động lực lớn, trong khi ĐCSTQ đang lâm vào tình thế khó xử. Và Hoa Kỳ cũng đang thực hiện lời hứa của mình, đồng thời hỗ trợ Ukraine chống lại Nga, họ kiểm tra nghiêm ngặt các động thái của ĐCSTQ đối với Nga. Theo một nghĩa nào đó, cuộc gặp giữa ông Sullivan và Dương Khiết Trì tại Rome vào ngày 14/3 cũng là một cuộc xem xét của Hoa Kỳ đối với ĐCSTQ.
Trước cuộc họp tại Rome, truyền thông phương Tây đã đưa tin rằng Nga đã tìm kiếm hỗ trợ quân sự và kinh tế từ Trung Quốc. “Chúng tôi đang liên lạc riêng và trực tiếp với Bắc Kinh, việc né tránh lệnh trừng phạt quy mô lớn hoặc hỗ trợ Nga trốn tránh lệnh trừng phạt nhất định sẽ dẫn đến hậu quả”, ông Sullivan nói trên CNN một ngày trước cuộc họp. “Chúng tôi sẽ không cho phép điều này xảy ra, và chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ quốc gia nào, ở bất kỳ đâu trên thế giới cung cấp cứu cánh để Nga có thể lách các lệnh trừng phạt kinh tế này”.
Tuy nhiên, lời nói của ông Sullivan vẫn để lại chỗ trống cho vai trò của Trung Quốc trong cuộc chiến Nga-Ukraine: Trung Quốc “biết rằng ông Putin đã lên kế hoạch trước cuộc xâm lược”, nhưng có lẽ không biết nhà lãnh đạo Nga đang lên kế hoạch gì. “Rất có thể ông Putin đã nói dối họ, cũng giống như ông ấy đã nói dối người Châu Âu và những người khác”.
Đây cũng là quan điểm nhất quán của ông Biden trong chính quyền – ngăn chặn một liên minh Trung-Nga. Trước cuộc chiến, Hoa Kỳ đã cảnh báo ĐCSTQ không được ủng hộ Nga. Vào ngày 24/2, ngày Nga xâm lược Ukraine, phát ngôn viên Toà Bạch Ốc Psaki nói rằng đã đến lúc ĐCSTQ phải lựa chọn “đứng về phía nào của lịch sử trong bối cảnh về tình hình ở Ukraine”, bây giờ, tôi hy vọng ĐCSTQ sẽ lựa chọn bên một cách cẩn thận; hiện tại, Nga đang sa vào vũng lầy chiến tranh, và Hoa Kỳ cần phải xác định liệu có tồn tại “vùng cấm” đối với hợp tác Trung-Nga hay không? Điều này đã tạo ra một sự ngăn cản rất lớn đối với ĐCSTQ.
Trên thực tế, đại dịch, suy giảm kinh tế và đấu đá nội bộ xung quanh ‘Đại hội toàn quốc lần thứ hai mươi’ đã khiến chính quyền ĐCSTQ phải luống cuống. Một năm trước, câu nói “tăng ở phía đông và giảm ở phía tây” đã biến mất, và bây giờ nó là một mục tiêu không ngừng theo đuổi liên tục của “sự ổn định”.
Trước tình hình trong nước và quốc tế như vậy, ĐCSTQ có thực sự dám cung cấp hỗ trợ đáng kể cho Nga hay không? Bắc Kinh có thể đã đánh giá rằng: sau cuộc chiến này, chức năng che chở chiến lược của Nga đối với ĐCSTQ đã giảm đi đáng kể; nếu nó thực sự giúp đỡ Nga, thì các biện pháp trừng phạt tiếp theo của Mỹ là không thể tránh khỏi.
Thật vậy, nếu giúp Nga “hơn cả đồng minh”, thì các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ được vung ra, và việc “tách rời” Mỹ-Trung mà ĐCSTQ lo ngại có thể đạt được tiến bộ đáng kể. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, ban đầu dự kiến sẽ dịu đi vào năm 2022 (vì Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ và cuộc bầu cử giữa kỳ ở Hoa Kỳ), mối quan hệ có thể diễn biến theo chiều hướng xấu đi.
ĐCSTQ khó có thể mạo hiểm như vậy. Do đó, lần gặp nhau ở Rome này, tình hình giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ rất khác so với trước đây. Đánh giá từ các báo cáo chính thức của ĐCSTQ, cho thấy rõ xu hướng cứng rắn bên ngoài, yếu ớt bên trong. Có hơn 800 từ nhưng nội dung chính của cuộc gặp này được cô đọng trong đoạn cuối (chỉ một câu), trong đó có đoạn: “Hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực như Ukraine, vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, vấn đề hạt nhân Iran và Afghanistan”. Có thể hình dung rằng lần này ĐCSTQ khá là thua thiệt.
“Biên bản hội đàm” do phía Hoa Kỳ công bố chỉ dài vỏn vẹn 4 câu nhưng khí thế hơn người. Hai câu có nội dung: “Ông Sullivan đã nêu ra một loạt các vấn đề trong mối quan hệ Mỹ – Trung và tổ chức các cuộc thảo luận thực chất về cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine. Họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ các đường dây liên lạc cởi mở giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc”.
Thế giới đã thực sự khác sau cuộc chiến Nga-Ukraine. Tư thế chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã khác từ năm 2021. Năm 2022 thực sự không thể đoán trước được.