Ukraine đình chỉ hoạt động của 11 đảng chính trị đối lập

Huyền Anh

Ukraine đình chỉ hoạt động của 11 đảng chính trị đối lập
Vòng thứ hai của cuộc đàm phán giữa Nga-Ukraine được hoãn đến ngày 03/03. (Ảnh: Anadolu via Getty Images)

Hôm 20/3, Ukraine đã đình chỉ hoạt động của 11 đảng chính trị đối lập trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga vẫn diễn ra căng thẳng.

Theo đài RT (Nga), tuyên bố trên được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia (NSDC) hôm 20/3. Ông Zelensky cho biết, do chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và mối quan hệ giữa Moscow với một số cấu trúc chính trị ở Kyiv, hoạt động của các đảng đối lập sẽ bị tạm đình chỉ “trong thời gian thiết quân luật”.

Theo đó, tổng cộng 11 đảng chính trị ở Ukraine đã bị đưa vào danh sách đen. Trong đó bao gồm “Cương lĩnh đối lập — Vì sự sống, đảng lớn thứ 2 trong Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) với 39 ghế. Đại diện đảng bình luận rằng việc đình chỉ này là “bất hợp pháp” và cam kết sẽ thách thức quyết định trên.

“Thay vì đối thoại chính trị, nỗ lực tìm kiếm thỏa hiệp và cách thức thống nhất đất nước, giới chức đang lợi dụng các cuộc tấn công để trả đũa các đối thủ của mình”, đại diện đảng Cương lĩnh Đối lập – Vì sự sống nói đồng thời kêu gọi các nghị sĩ và nhà hoạt động của mình tiếp tục làm việc.

10 đảng còn lại bao gồm: Đảng của Shariy, Nashi, Khối đối lập, Đối lập cánh tả, Liên minh Các lực lượng Cánh tả, Derzhava, Đảng Xã hội Tiến bộ của Ukraine, Đảng Xã hội của Ukraine, Những người theo chủ nghĩa xã hội, và Volodymyr Saldo’s Bloc”. Hội đồng An ninh Quốc gia đã đồng ý đình chỉ các bên tờ Ukrinform đưa tin.

Bộ Tư pháp Ukraine đã được thông báo thực hiện các biện pháp đình chỉ các đảng chính trị kể trên. Ông Zelensky không đưa ra bằng chứng liên quan giữa 11 đảng đối lập với chính phủ Nga.

Trước khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24/2, chính quyền Anh từng đặt ra nghi vấn về quan hệ của ông Murayev với Nga. Nga khi đó đã bác bỏ thông tin này. Ông Murayev cũng phủ nhận điều này và nhấn mạnh ông đã bị cấm tới Nga từ năm 2018.

Ông Zelensky cho biết vào ngày 20/3 rằng “Bất kỳ hoạt động nào của các chính trị gia nhằm chia rẽ hoặc hợp tác sẽ không thành công”, nói thêm rằng các mối liên hệ bị cáo buộc giữa Nga và “một số cấu trúc chính trị, hoạt động của một số đảng chính trị bị đình chỉ trong thời gian thiết quân luật”.

Ông Zelensky cũng nói rằng “thời chiến phơi bày khá rõ sự bạc nhược về tham vọng cá nhân của những người cố gắng đặt tham vọng của bản thân” hoặc “đảng phái hoặc sự nghiệp của họ lên trên lợi ích của nhà nước”, theo một bản dịch.

Khi bắt đầu cuộc xâm lược ngày 24/2, ông Zelensky đã ký một biện pháp thiết quân luật và tổng động viên.

Tổng thống Ukraine cũng đã ký một sắc lệnh sẽ kết hợp tất cả các kênh truyền hình quốc gia thành một nền tảng, trích dẫn điều khoản thiết quân luật.

Hôm thứ Bảy (19/3), trong một cuộc phỏng vấn với CNN, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng ông cảnh báo rằng nếu cuộc đàm phán thất bại, xung đột có thể leo thang trở thành Thế chiến III.

“Tôi đã sẵn sàng đàm phán với ông ấy. Tôi đã sẵn sàng trong hai năm qua. Và tôi nghĩ rằng nếu không có các cuộc đàm phán, chúng ta không thể kết thúc cuộc chiến này”, Tổng thống Ukraine Zelensky nói với đài CNN.

“Tôi nghĩ chúng ta phải sử dụng bất kỳ hình thức nào, bất kỳ cơ hội nào để có thể đàm phán, có thể hội đàm với ông Putin. Nhưng nếu những nỗ lực này thất bại, điều đó có nghĩa rằng Thế chiến III sẽ bùng nổ”.

Các quan chức cho biết tại Mariupol, nơi đã hứng chịu một số đợt pháo kích nặng nề nhất kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược, cho biết nhiều người trong số 400.000 cư dân vẫn bị mắc kẹt trong thành phố với rất ít thức ăn, nước uống và điện.

Hội đồng thành phố cho biết trên kênh Telegram vào cuối ngày 19/3 rằng vài nghìn cư dân đã bị “trục xuất” về Nga trong tuần qua. Các hãng thông tấn Nga cho biết những chiếc xe buýt đã chở hàng trăm người mà Moscow gọi là những người tị nạn đến Nga từ Mariupol trong những ngày gần đây.

Nga đã triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2, sau 7 năm bế tắc do Kyiv không tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận hoà bình Minsk. Nga đã công nhận nền độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk ở miền đông Ukraine.

Nêu điều kiện chấm dứt chiến dịch quân sự, Moscow yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập, không bao giờ gia nhập liên minh quân sự NATO do Mỹ đứng đầu. Song Kyiv khẳng định cuộc tấn công của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ kế hoạch chiếm lại 2 nước cộng hòa tự xưng ở Donbass bằng vũ lực.  Quân lính Ukraine trên xe tăng tiến về chiến tuyến với lực lượng Nga ở vùng Lugansk, Ukraine vào ngày 25/2/2022. (Ảnh: Anatolii Stepanov/ AFP/ Getty Images)

Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột vào ngày 24/02, NATO và các quốc gia phương Tây khác đã đưa rất nhiều vũ khí, bao gồm cả hệ thống phòng không, vào Ukraine. Tuần trước, chính phủ ông Biden thông báo sẽ cung cấp khoảng 800 tên lửa Stinger phòng không và 2,000 tên lửa Javelin — dùng để hạ các phương tiện thiết giáp — cũng như nhiều nguồn lực hơn cho Ukraine.

Được biết họ cũng đã có các cuộc hội đàm để khai triển hệ thống phòng không S-300 từ thời Liên Xô từ các nước NATO láng giềng vào Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Jaroslav Nad của Slovakia, nước có chung đường biên giới nhỏ với Ukraine, cho biết hồi tuần trước rằng họ sẽ gửi các máy bay S-300 của mình tới nước này, nếu chúng được NATO thay thế và trang bị lại.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Related posts