Phân tâm học (Psychoanalysis) là gì?
Author: Như Trang
Phân tâm học được định nghĩa là một chuỗi các học thuyết và kỹ thuật trị liệu tâm lý có nguồn gốc từ những công trình và học thuyết của Sigmund Freud. Ý tưởng chủ đạo của phân tâm học chính là niềm tin cho rằng tất cả mọi người đều sở hữu những suy nghĩ, cảm xúc, ham muốn, và ký ức ẩn sâu trong vô thức. Bằng cách chuyển những nội dung vô thức sang vùng ý thức, con người ta sẽ có thể trải nghiệm sự “thanh tẩy” tâm trí và hiểu sâu sắc hơn về trạng thái tâm lý hiện tại của bản thân. Qua quá trình này, con người ta sẽ có thể tìm thấy sự giải thoát khỏi những sự khó chịu và vướng bận về mặt tâm lý.
Một số nguyên lý cơ bản của phân tâm học.
– Cách ứng xử của chúng ta bị tác động bởi những thôi thúc trong vô thức.
– Sự phát triển của tính cách bị ảnh hưởng cực lớn bởi sự kiện trong những năm đầu đời; Freud cho rằng nền móng tính cách phần lớn được tạo xong khi lên năm tuổi.
– Mang thông tin từ vùng vô thức đến vùng ý thức có thể đưa đến sự thanh tẩy tâm trí và cho phép chúng ta giải quyết vấn đề.
– Chúng ta đều sử dụng nhiều cơ chế tự vệ tâm lý để bảo vệ bản thân khỏi sự tác động của những thông tin trong vô thức.
– Những vấn đề cảm xúc và tâm lý như trầm cảm và lo âu thường có gốc rễ từ những xung đột giữa vô thức và ý thức.
– Một nhà trị liệu có năng lực có thể giúp mang một số thông tin từ vô thức sang vùng ý thức của chủ thể bằng cách sử dụng nhiều chiến lược phân tâm như phân tích giấc mơ hoặc liên tưởng tự do.
Lược sử Phân tâm học.
Sigmund Freud là cha đẻ của ngành phân tâm học và phương pháp tiếp cận tâm động học trong tâm lý học. Trường phái tư tưởng này nhấn mạnh ảnh hưởng của tâm trí vô thức lên hành vi. Freud tin rằng tâm trí con người được tạo lập từ 3 thành tố: Bản năng, bản ngã và siêu ngã.
Học thuyết của Freud về các giai đoạn phát triển tâm lý tính dục, tâm trí vô thức, và ý nghĩa tượng trưng của giấc mơ vẫn đang là chủ đề được nhiều người quan tâm, cả các nhà tâm lý học lẫn giới không chuyên, thực tế là công trình của ông vẫn còn bị nhiều người hoài nghi cho đến ngày nay.
Nhiều quan sát và học thuyết của Freud dựa vào những ca lâm sàng và nghiên cứu ca bệnh, khiến những phát hiện của ông rất khó để khát quát hóa cho nhóm dân số lớn hơn. Dù vậy, học thuyết của Freud đã làm thay đổi cách ta suy nghĩ về tâm trí và hành vi con người, để lại một dấu ấn khó phai trong tâm lý học và văn hóa.
Một nhà tư tưởng khác cũng có liên quan trong phân tâm học là Erik Erikson. Erikson mở rộng học thuyết của Freud và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phát triển theo thời gian trong suốt cuộc đời. Học thuyết phát triển tâm lý xã hội của tính cách do Erikson khởi xướng vẫn gây ảnh hưởng lên cách ta hiểu về sự phát triển của con người cho đến ngày nay.
Theo Hiệp Hội Phân Tâm Học Hoa Kỳ, phân tâm học giúp con người ta hiểu được bản thân bằng cách khám phá ra những thôi thúc ẩn giấu trong khu vực vô thức nên thường khó mà nhận ra. Ngày nay, phân tâm học không chỉ chứa đựng hình thức trị liệu phân tâm mà còn cả phân tâm học ứng dụng (tức ứng dụng những nguyên lý phân tâm học trong bối cảnh và tình huống đời thực) cũng như phân tâm học thần kinh (tức thần kinh học ứng dụng vào những chủ đề phân tâm như giấc mơ và sự đè nén).
Mặc dù cách tiếp cận của học thuyết Freud truyền thống có lẽ đã không còn được người ta yêu thích nữa nhưng những cách tiếp cận hiện đại trong phân tâm trị liệu vẫn phổ biến, nhấn mạnh thái độ không phán xét và thấu cảm.
Khách hàng có thể cảm thấy an lòng khi họ khám phá ra những cảm xúc, ham muốn, ký ức và yếu tố gây căng thẳng có thể dẫn đến những trở ngại tâm lý. Nghiên cứu cũng mô tả rằng phương pháp tự đánh giá sử dụng trong quá trình phân tâm có thể góp phần cho sự phát triển cảm xúc về lâu dài.
Những mốc thời gian quan trọng trong lịch sử Phân tâm học. Important Dates in the History of Psychoanalysis
1856 – Sigmund Freud ra đời. Sigmund Freud was born
1886 – Freud lần đầu tiên thực hiện trị liệu. Freud first began providing therapy
1892 – Josef Breuer mô tả ca bệnh của Anna O cho Freud. Josef Breuer described the case of Anna O to Freud
1895 – Anna Freud ra đời. Anna Freud was born
1900 – Sigmund Freud xuất bản cuốn sách “Giải mã giấc mơ” của mình. Sigmund Freud published his book The Interpretation of Dreams
1896 – Sigmund Freud lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Phân tâm học”. Sigmund Freud first coined the term psychoanalysis
1907 – Hiệp hội Phân tân học Vienna được thành lập. The Vienna Psychoanalytic Society was formed
1908 – Hội nghị quốc tế đầu tiên về phân tâm học được tổ chức. The first international meeting of psychoanalysts was held
1909 – Freud có chuyến thăm đầu tiên và duy nhất đến Hoa Kỳ. Freud made his first and only trip to the United States
1913 – Jung tách ra khỏi Freud và phân tâm học. Jung broke from Freud and psychoanalysis
1936 – Hiệp hội Phân tâm học Vienna được đổi tên thành Hiệp Hội Phân Tâm Học Quốc Tế. The Vienna Psychoanalytic Society was renamed and became the International Psychoanalytic Association
1939 – Sigmund Freud qua đời tại London sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh ung thư miệng. Sigmund Freud died in London following a long battle with mouth cancer
Những nhà tư tưởng lớn trong Phân tâm học.
Sigmund Freud là cha đẻ của phân tâm học, nhưng những nhà tư tưởng khác bao gồm cháu gái của ông Anna Freud cũng để lại dấu ấn nổi bật trong quá trình hình thành và lớn mạnh của ngành học này. Một số nhà tư tưởng quan trọng bao gồm Erik Erikson, Erich Fromm, và Carl Jung. Những tên tuổi chủ chốt khác trong phân tâm học còn có Karl Abraham, Otto Rank, John Bowlby, Melanie Klein, Karen Horney, và Sabina Spielrein.
Những tư tưởng chính trong Phân tâm học.
Phân tâm học cũng bao gồm nhiều thuật ngữ và ý tưởng khác nhau liên quan đến tâm trí, tính cách và điều trị.
Nghiên cứu ca bệnh. Case Studies
Nghiên cứu ca bệnh được định nghĩ là nghiên cứu có chiều sâu về một con người. một số ca bệnh nổi tiếng nhất của Freud bao gồm ca bệnh của Dora, Hans bé, và Anna O. Những ca bệnh này đều có sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên sự phát triển học thuyết phân tâm của Freud.
Trong một nghiên cứu ca bệnh, nhà nghiên cứu nỗ lực đào sâu vào từng khía cạnh trong cuộc sống của một người. Bằng cách cẩn trọng nghiên cứu cặn kẽ về một người, nhà nghiên cứu hy vọng mình có thể hiểu cặn kẽ cách mà những trải nghiệm trong quá khứ góp phần hình thành hành vi của họ hiện tại. Mặc dù các nhà khoa học hy vọng những hiểu biết có được từ một nghiên cứu ca bệnh có thể áp dụng cho người khác nhưng việc khát quát hóa kết quả thường tỏ ra khó khăn vì các nghiên cứu ca bệnh co xu hướng mang tính chủ quan cao.
Vô thức và ý thức. The Conscious and Unconscious Mind
Tâm trí vô thức bao gồm tất cả những thứ ngoài phạm vi ý thức. Nó có thể bao hàm cả những ký ức thời thơ ấu, những ham muốn bí mật và những động lực giấu kín. Theo Freud, vô thức chứa đựng những thứ có thể khá khó chịu hay thậm chí là khó được xã hội chấp nhận. Vì những thứ này có thể gây đau đơn hoặc xung đột nên chúng bị chôn sâu trong vùng tâm trí vô thức.
Mặc dù những suy nghĩ, ký ức và thôi thúc này có thể ở ngoài vùng ý thức nhưng chúng vẫn sẽ tiếp tục ảnh hưởng lên cách ta tuy duy, hành động và cư xử. Trong một số trường hợp, những thứ nằm ngoài ý thức có thể ảnh hưởng tiêu cực lên hành vi và đưa đến những trạng thái tâm lý khó chịu.
Ý thức bao gồm tất cả những gì nằm trong vùng nhận thức của chúng ta. Những nội dung trong vùng ý thức là những thứ chúng ta nhận thức được hoặc có thể dễ dàng mang lại về ý thức.
– Bản năng: Freud tin rằng nhân cách hình thành từ 3 thành tố chính. Cái xuất hiện đầu tiên chính là bản năng. Bản năng chứa đựng tất cả những thôi thúc vô thức, ban sơ và cơ bản.
– Bản ngã: Khía cạnh thứ hai của nhân cách xuất hiện là bản ngã. Đây là phần nhân cách phải xử lý những đòi hỏi từ thực tế. Nó giúp kiểm soát những thôi thúc của bản năng và khiến chúng ta hành xử một cách vừa thực tế, vừa được xã hội công nhận. Thay vì thực hiện những hành vi làm thỏa mãn những ham muốn và nhu cầu của bản thân thì bản ngã buộc chúng ta phải đáp ứng những nhu cầu của mình một cách thực tế và được xã hội chấp nhận. Bên cạnh kiểm soát nhu cầu của bản năng, bản ngã còn giúp chủ thể cân bằng được những thôi thúc cơ bản, những lý tưởng và thực tế.
– Siêu ngã: Siêu ngã là khía cạnh nhân cách xuất hiện cuối cùng và bao hàm tất cả những lý tưởng và giá trị của chúng ta. Những giá trị và niềm tin mà cha mẹ và xã hội truyền cho chúng ta là nguồn sức mạnh dẫn dắt của siêu ngã và siêu ngã luôn cố khiến chúng ta hành xử theo những chuẩn mực đạo đức này.
Cơ chế phòng vệ của bản ngã. The Ego’s Defense Mechanisms
Cơ chế phòng vệ là một chiến lược bản ngã sử dụng để bảo vệ bản thân khỏi lo âu. Những công cụ phòng vệ này hoạt động như một người bảo vệ ngăn những thứ khó chịu hay đau buồn của vô thức đi vào vùng ý thức. Khi có một thứ gì đó quá sức chịu đựng hay thậm chí là không phù hợp thì cơ chế phòng vệ sẽ ngăn thông tin này đi vào ý thức để giảm thiểu sự khó chịu nó gây ra.
Một số điểm yếu của phân tâm học. Some Weaknesses of Psychoanalysis
Phân tâm học phát triển tầm ảnh hưởng của mình trong suốt những năm đầu thế kỷ XX, nhưng cũng không thiếu những phê bình dành cho nó.
– Các học thuyết của Freud quá đặt nặng tâm trí vô thức, tình dục, sự hung hăng và trải nghiệm thời thơ ấu.
– Nhiều quan niệm do các nhà phân tâm học đưa ra rất khó để đo lường và định lượng.
– Hầu hết các ý tưởng của Freud đều dựa vào các nghiên cứu ca bệnh và quan sát tại phòng khám thay vì nghiên cứu khoa học, thực nghiệm.
Điểm mạnh của Phân tâm học. Strengths of Psychoanalysis
– Mặc cho những chỉ trích thì phân tâm học vẫn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tâm lý học. Nó ảnh hưởng lên cách ta tiếp cận điều trị cho các vấn đề sức khỏe tâm thần và tiếp tục ảnh hưởng lên tâm lý học trong thời điểm hiện tại.
– Mặc dù hầu hết các thuyết tâm động học đều không dựa trên nghiên cứu thực nghiệm nhưng những phương pháp và học thuyết trong tư duy phân tâm học đóng góp vào sự phát triển của tâm lý học thực nghiệm.
– Nhiều học thuyết nhân cách được phát triển bởi các nhà tư tưởng tâm động học vẫn còn sức ảnh hưởng đến tận ngày nay, bao gồm học thuyết các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội của Erikson và học thuyết phát triển tâm lý tính dục của Freud.
– Phân tâm học mở ra góc nhìn mới về bệnh lý tâm thần, nêu rõ rằng nói chuyện về vấn đề với một người chuyên gia có thể giúp giảm bớt các triệu chứng tâm lý khó chịu.
Phân tâm học vẫn còn ứng dụng cho ngày nay? Is Psychoanalysis Still Relevant Today?
Khi bạn hỏi mọi người liệt kê những thứ hiện ra trong đầu khi nghĩ về tâm lý học, Sigmund Freud và phân tâm học thường sẽ hiện ra ngay. Không có gì để bàn cãi khi cho rằng phân tâm học, vừa là một phướng pháp trị liệu vừa là một quan điểm lý thuyết, chắc chắn đã lưu dấu ấn khó phai trong mảng tâm lý học.
Hiện có rất ít người còn theo quan điểm phân tâm học thuần túy khi xem xét hành vi con người. Hầu hết các nhà tâm lý học hiện nay đều có hướng tiếp chiết trung hơn trong ngành tâm lý học.
Trong thực tế, nhiều nhà tâm lý học đương thời nhìn nhận phân tâm học với thái độ hoài nghi. Một số thậm chí còn cảm thấy nực cười thay cho trường phái tư tưởng của Freud. Nhưng như vậy liệu có công bằng không? Trong thế giới tâm lý học nơi các quá trình nhận thức, và tâm lý sinh học đang thống trị, liệu còn chỗ đứng nào cho phân tâm học?
Liệu phân tâm học còn giá trị trong thế giới ngày nay? Is Psychoanalysis Still Relevant in Today’s World?
Có một số ít báo cáo gần đây đề cập sự đi xuống chung của phân tâm học truyền thống:
Một báo cáo do Hiệp Hội Phân Tâm Hoa Kỳ xuất bản đã thấy rằng các khoa, phòng tâm lý thường coi phân tâm học đơn thuần chỉ là một thứ được tạo tác trong lịch sử, những môn như nghệ thuật, văn học và những bộ môn xã hội nhân văn khác có thể dạy phân tâm học như một chủ đề liên tục và vẫn có liên quan.
Năm 2007, một bài báo trên tờ New York Times cũng ghi nhận tình trạng suy giảm của phân tâm học trong mảng tâm lý học.
A 2007 article in The New York Times also noted the decline of psychoanalysis within psychology.
Vậy tạo sao phân tâm – một chủ đề học thuật – lại rơi ra rìa trong tâm lý học? Một phần của vấn đề này, theo một số người, nảy sinh từ thất bại của phân tâm học trong việc kiểm tra tính hiệu quả của liệu pháp và những thất bại ban đầu trong việc tạo căn cứ vững chắc để áp dụng nguyên lý này vào thực tiễn thực chứng.
Ủng hộ và chỉ trích dành cho phân tâm học. Các ý kiến chỉ trích phân tâm học: Criticisms aimed at psychoanalysis:
Một số người cho rằng phân tâm học không có hiệu quả điều trị như các liệu pháp khác. Một phần lý do khiến nhiều người còn hoài nghi về phân tâm học ngày nay đó là vì bằng chứng ủng hộ tính hiệu quả của nó thường bị coi là khá yếu.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu về tính hiệu quả của phân tâm học đã dấy lên làn sóng ủng hộ cho phương thức điều trị này. Một nghiên cứu phân tích tổng hợp đã thấy rằng phân tâm học có thể có hiệu quả như các phương pháp khác. Một số nghiên cứu khác cho rằng phân tâm học có thể điều trị hiệu quả trầm cảm, lệ thuộc chất gây nghiện, và rối loạn hoảng sợ.
Trong một bài tổng quan xem xét tính hiệu quả của phân tâm học, nhà nghiên cứu và nhà phân tâm học Peter Fonagy cho rằng liệu pháp tâm động học có thể có hiệu quả trong điều trị trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn triệu chứng thực thể, và một số rối loạn lo âu.
Phân tâm học thường đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, tiền bạc và công sức. Một vấn đề khác là phân tâm học nói chung là một nhiệm vụ lâu dài. Chúng ta đang sống trong một thời đại nơi con người ta tìm kiếm kết quả một cách nhanh chóng và những phương pháp đưa đến hiệu quả được tính theo ngày, tuần hay tháng – trị liệu phân tâm học thường đòi hỏi khách hàng và trị liệu viên phải khám phá vấn đề trong khoảng thời gian nhiều năm.
Nhà tâm lý học Susan Krauss Whitbourne phát biểu trong một bài báo trên trang Psychology Today, “Nếu sử dụng hệ thống phân loại dành cho điều trị dựa trên bằng chứng, trong thực tế, bản thân phân tâm học truyền thống không được công nhận là một liệu pháp điều trị cho nhóm lớn các rối loạn tâm lý. Tuy nhiên, bác bỏ đóng góp của Freud cho ngành tâm lý học, như (bài báo trên tờ New York Times) đã nói, là lối suy đơn giản hóa quá mức.”
Phân tâm học – Ngày ấy, bây giờ? Psychoanalysis
Nhiều ý tưởng của Freud đã không còn được ưa chuộng trong tâm lý học nữa, nhưng chắc chắn điều đó không có nghĩa là công trình của ông không có công cán gì.
Hướng tiếp cận trị liệu của ông – cho rằng bệnh lý tâm thần có thể chữa được và nói chuyện về các vấn đề có thể giúp khách hàng thấy khá hơn – là một khái niệm mang tính cách mạng, ghi dấu ấn vững bền lên cách ta tiếp cận điều trị các bệnh lý tâm thần.
Và nghiên cứu cũng ủng hộ ít nhất một vài ý tưởng ban đầu của Freud. Peter Fonafy đã giải thích trong một bài báo xuất bản trên tờ Tâm thần học Thế giới, “Những quan điểm tổng hợp gần đây về khoa học thần kinh xác nhận rằng nhiều quan sát đầu tiên của Freud, đặc biệt là sự tác động xâm lấn của các quá trình vô thức và cơ cấu chức năng của cảm xúc đối với suy nghĩ thực sự đã được xác nhận bằng các thí nghiệm nghiên cứu.”
Ta cũng cần nhớ rằng bản thân Sigmund Freud cũng là một sản phẩm của thời đại ông ấy sống. Mặc dù ông còn được biết đến với những học thuyết táo bạo (được coi là đặc biệt gây sốc suốt thời kỳ Victoria), quan điểm của ông về thế giới được tô màu bởi thời đại của chính ông. Vậy nếu Freud sống ở thời nay thì phân tân học sẽ hướng theo con đường nào?
Fonagy viết, “Nếu Freud sống ở thời nay, ông sẽ cực kỳ quan tâm đến những kiến thức mới về chức năng não bộ, như việc mạng lưới neuron phát triển có tác động như thế nào lên chất lượng những mối quan hệ thời kỳ đầu, vị trí của những năng lực cụ thể bằng kỹ thuật chụp quét chức năng não, khám phá di truyền phân tử và bộ gen hành vi, và ông hẳn cũng không bỏ rơi Dự án về Tâm lý học khoa học mà ông ấp ủ, đây là công trình chết yểu mà ở đó, ông nỗ lực xây dựng một mô hình thần kinh của hành vi.
Whitbone lưu ý một điều quan trọng là mặc dù phân tâm học có thể thất thế, nhưng nó không có nghĩa là quan điểm tâm động học đã chết. Bà viết, “Các nhà tâm lý học ngày nay nói về tâm động học, không phải quan điểm phân tâm. Nói một cách chính xác, quan điểm này tập trung vào các động lực trong tính cách, sự chuyển biến của nó phần lớn nằm ở các nền tảng các hành vi quan sát được. Phân tâm học là thuật ngữ hẹp hơn khi nói về những nội dung do Freud khởi xướng, cho rằng để hiểu được và điều trị được những hành vi bất thường thì ta phải giải quyết được những xung đột trong vô thức.
Phân tâm học theo hình dung của Freud, có thể đang thất thế, nhưng điều đó không có nghĩ rằng quan điểm tâm động học đã biến mất hoặc nó bị xóa bỏ trong thời gian tới.
Tương lai của phân tâm học.
Vậy phân tâm học có thể làm gì để đảm bảo sự tồn tại có giá trị của mình trong giới tâm lý học?
Theo Fonagy, chìa khóa chính là phải nhấn mạnh vào khoa học.
Nghiên cứu thực nghiệm và điều trị dựa trên bằng chứng cần được đào sâu hơn nữa.
Fonagy cũng cho rằng phương pháp thu thập dữ liệu được cải tiến, cân nhắc những cách khả thi khác để giải thích hành vi, chủ động phối hợp với các chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp cải thiện tính hợp pháp và tầm ảnh hưởng của các phương pháp phân tâm học.
Hiện tại vẫn có một số nỗ lực tái sinh phân tâm học tập trung vào các khái niệm của phân tâm mang tính thực chứng hơn (như học thuyết gắn bó) hoặc chú trọng vào kết nối các ý tưởng của Freud về tâm trí vô thức vào khoa học thần kinh hiện đại.
Rõ ràng là dấu ấn của Freud lên tâm lý học vẫn còn đến ngày nay. Liệu pháp trò chuyện có thể là đặc sản của phân tâm học, nhưng các nhà trị liệu thường sử dụng kỹ thuật này trong nhiều phương pháp điều trị bao gồm liệu pháp lấy khách hàng làm trọng tâm và liệu pháp nhóm. Phân tâm học có thể không phải là thế lực thống trị như thời điểm năm 1910, nhưng các học thuyết của Freud có một tâm ảnh hưởng lâu dài lên cả ngành tâm lý học và văn hóa đại chúng.
Tham khảo. Article Sources
Fonagy, P. The effectiveness of psychodynamic psychotherapies: An update. World Psychiatry. 2015;14(2): 137-150. doi: 10.1002/wps.20235.
Paris, J. Is psychoanalysis still relevant to psychiatry? Can J Psychiatry. 2017;62(5):308-312. doi:10.1177/0706743717692306.
Whitbourne, SK. (2012). Freud’s Not Dead; He’s Just Really Hard to Find. Psychology Today.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-psychoanalysis-2795246
Như Trang.