“Làn sóng tháo chạy” xuất hiện ở Thượng Hải: Dịch bệnh không đáng sợ bằng nhân họa

Đại Minh

“Làn sóng tháo chạy" xuất hiện ở Thượng Hải: Dịch bệnh không đáng sợ bằng nhân họa
Vào ngày 17 tháng 5 năm 2022, có một lượng lớn người xếp hàng trước ga tàu cao tốc Hồng Kiều Thượng Hải, hầu hết họ đều đi bộ vào ga tàu cao tốc. (Ảnh chụp màn hình video)

Trung Quốc đã phát động một chiến dịch ngăn chặn và xóa sổ Covid, gây ra một làn sóng chạy trốn mạnh mẽ ở Thượng Hải. Những người trẻ tuổi hét lên: “Chúng tôi là thế hệ cuối cùng”, phản ánh sự sợ hãi và bất mãn của công chúng đối với thảm họa do ĐCSTQ gây ra.

Làn sóng tháo chạy khỏi Thượng Hải – nhiều cộng đồng không có hy vọng gỡ bỏ phong tỏa

Mặc dù Chính quyền thành phố Thượng Hải đã tuyên truyền rằng 15 quận đã cơ bản xóa sổ Covid, nhưng bắt đầu từ ngày 16, cái gọi là “nối lại kinh doanh và phục hồi thị trường” sẽ dần dần được khôi phục. Nhưng trong hai ngày liên tiếp, nhiều video cho thấy, ngày càng nhiều người bỏ trốn khỏi Thượng Hải. Nhiều người đi bộ đến ga Hồng Kiều Thượng Hải để đi tàu cao tốc, và đám đông kéo dài vài km.

Ông Chu, một cư dân Thượng Hải, cho biết việc kiểm soát xung quanh trường Đại học Thượng Hải ở quận Bảo Sơn đã bắt đầu được thắt chặt trở lại trong hai ngày qua. “Hơn nữa, nó còn thắt chặt thêm một bước lớn. Họ nói trên Internet rằng, sẽ gỡ bỏ phong tỏa ngay lập tức trong hai ngày qua. Tại sao chúng tôi lại bị thắt chặt một lần nữa, và yêu cầu chúng tôi xuống làm test vào nửa đêm, và những con đường gần đó đã được phong tỏa bằng dây thép gai”.

Tờ The Paper đưa tin, số chuyến tàu dừng tại ga Hồng Kiều vào ngày 16 và 17 đã tăng lên 12 chuyến chỉ trong một ngày, chở hơn 6.000 hành khách mỗi ngày. Sau hai ngày, tổng cộng khoảng 13.000 người đã rời Thượng Hải từ ga Hồng Kiều.

Theo báo cáo, mặc dù việc phong tỏa dần được dỡ bỏ, hành khách  trước khi vào ga vẫn được yêu cầu kiểm tra vé trong ngày, giấy chứng nhận âm tính trong vòng 48 giờ, cộng với báo cáo xét nghiệm kháng nguyên trong vòng 24 giờ, hoặc giấy chứng nhận âm tính trong vòng 24 giờ. Chỉ những hành khách đáp ứng đủ các điều kiện mới được vào ga.

Tại nhà ga, có đối tượng lợi dụng “làn sóng tháo chạy” để bán lại vé tàu. Phòng Công an Đường sắt Thượng Hải thông báo rằng, 5 vụ đã được điều tra và 6 nghi phạm đã bị bắt giữ. Trong đó, 2 vé tàu được bán lại với mức giá tăng hơn 2.200 nhân dân tệ (khoảng 7.5 triệu đồng), và 7 vé tàu được bán lại với mức giá tăng hơn 3.500 nhân dân tệ (khoảng 10 triệu đồng).

Ngoài ra, trường Đại học Thượng Hải gần đây cũng thông báo có dịch, sáng sớm ngày 13, hơn 1.000 sinh viên ở hai tòa nhà đã được chuyển đến những nơi riêng biệt để cách ly. Các cộng đồng lân cận đã thắt chặt đáng kể các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát. Ông Chu nói: “Mọi người đều nói, đừng hy vọng không bị phong tỏa, các ngươi cứ chờ, xem ra năm nay sẽ không gỡ bỏ phong tỏa”.

Một người thân trong gia đình anh bị ốm, và cô ấy không được phép ra khỏi tiêu khu để chữa bệnh. Kết quả, cô ấy đã chết tại nhà, và gia đình cô ấy được gửi đến bệnh viện cabin và khách sạn để cách ly. Chính quyền đưa thi thể cô ấy đến nhà tang lễ. “Khi chúng tôi nhận được tin, hỏi có thể đi thăm viếng được không. Đều không được, họ nói sau khi hết dịch, tôi có thể nhờ con cái của cô ấy đến nhận tro là được rồi. Trên đời còn có chuyện như vậy sao?”

Không chỉ tăng cường phong tỏa mà một số đoạn video quay cảnh ban ngày xông vào nhà dân để bắt người và khử trùng, đánh đập và bắt người tùy ý, cũng khiến dư luận phẫn nộ. Ông Chu nói: “Những người địa phương khác mặc áo khoác trắng rất hung dữ với người Thượng Hải. Người ta nói, Cách mạng Văn hóa đã chứng kiến ​​cảnh tượng như vậy, nhưng bây giờ ở thế kỷ 21, thật kinh hoàng khi chứng kiến ​​những sự tình như thế này”.

Các nhà chức trách ĐCSTQ gần đây đã tuyển mộ cái gọi là “trung đội dân quân đấu tranh pháp lý” ở nhiều nơi khác nhau, và Phòng lực lượng vũ trang nhân dân quận Tĩnh An, Thượng Hải cũng đã đưa ra “Thông báo về việc thành lập những trung đội dân quân đấu tranh pháp lý đường phố”.

Ông Trần, một cư dân của Thượng Hải, cho biết chính quyền đã lên kế hoạch thành lập “các trung đội quân sự đấu tranh pháp lý” ở các nơi. Ông Trần cho biết, các từ như pháp trị, đấu tranh… đều là từ giả, “trung đội dân quân” mới là then chốt. Mục đích là để kiểm soát người dân. Ông lo lắng rằng, ngày nay, sau nửa thế kỷ, sự tình “quần chúng chống lại quần chúng” có thể sẽ lặp lại ở khắp mọi nơi.

“Đây là thế hệ cuối cùng của chúng tôi” gây được tiếng vang cho xã hội

Tuần trước, một đoạn video đã làm dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi. Một cặp vợ chồng từ chối bị cưỡng bức đưa đi, đã bị cảnh sát đến nhà đe dọa: “Nếu bị công an phạt thì ảnh hưởng đến ba đời”. 

Người đàn ông trả lời: “Đây là thế hệ cuối cùng của chúng tôi, xin cảm ơn!”

Ông Trần tin rằng, cũng giống như trong những năm 1950 và 1960,  những trí thức ĐCSTQ coi là trí thức tư sản, thì việc học hành, việc làm và tương lai của ba thế hệ đều bị ảnh hưởng. Ngày nay, người thanh niên này nói: “Đây là thế hệ cuối cùng của chúng tôi”, đây là sự phản kháng và lật đổ chế độ chuyên chế.

“Mọi người nói, chỉ còn thế hệ này thôi, và sẽ không sinh con trong tương lai. Điều này tàn nhẫn hơn bất cứ điều gì khác. Ngươi (ĐCSTQ) có thể sử dụng vũ khí, hoặc có thể xé nát răng và miệng của những người dân thường cũng được, không sinh con nữa, kết thúc rồi, không còn người nữa, chính quyền nhất định kết thúc” – Ông Trần nói.

Nhà bình luận về vấn đề thời sự Vương Hách nói: “Những người gọi ‘thế hệ cuối cùng’ về cơ bản là những người sinh sau năm 80, sau năm 90 và sau năm 2000. Trong quá trình giáo dục của họ trước đây, họ đã chịu ảnh hưởng của quyền lực của ĐCSTQ độc quyền thông tin, thao túng dư luận và tuyên truyền nhồi nhét. Đối với sự kiện ‘Ngày 4 tháng 6’ năm 1989, hoặc thậm chí những vụ án oan trong phong trào sinh viên và phong trào chính trị trước đây, và cuộc bức hại chưa từng có đối với Pháp Luân Công, có thể họ đều không hiểu rõ”.

Ông cho biết, những người trẻ này hiện đang trong tình trạng khó khăn, trong cơn khủng hoảng bị phong tỏa, ngoài bản năng sinh tồn, họ rất căm ghét những hành động của nhà cầm quyền và phản kháng, đây là điểm khởi đầu để họ thức tỉnh. Nếu muốn kiên trì tiếp tục, thì phải hiểu biết sâu sắc về bản chất của ĐCSTQ, và có được thông tin chân thực bằng cách vượt tường lửa.

Lúa mì xanh để bán làm thức ăn chăn nuôi 

Anh Trần, một công dân Thượng Hải, nói rằng gần đây, các chính sách của bộ máy hành chính của ĐCSTQ đã liên tục thay đổi, thực hiện trái ngược, khiến mọi người phẫn nộ và tức giận. “Lương thực rõ ràng đang rất căng thẳng, chính quyền một mặt nói không nên lo lắng, nhưng mặt khác không cho nông dân ra đồng, bây giờ vấn đề phơi bày ra rồi, gấp rồi. Nông dân nói, các anh không cho ra đồng, tôi sẽ lúa xanh, và mọi người cùng chết đói”.

Ngày 15/5, huyện Từ, thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc không cho nông dân xuống đồng cày cấy vụ xuân, đồng thời không cấp “giấy chứng nhận ra đồng” với lý do “im lặng” trên toàn huyện. Ông Trấn nói: “Bây giờ chiến tranh Nga-Ukraine, Ấn Độ, Nga, Ukraine, và Việt Nam không xuất khẩu ngũ cốc, và giá ngũ cốc toàn cầu tăng theo cấp số nhân. Chính phủ vẫn đang ngăn cản người dân ra đồng, có phải đầu óc quay cuồng rồi sao?”

Vương Hách cho rằng, cuộc khủng hoảng lương thực của Trung Quốc đã có từ lâu đời, đến năm 2020, tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 76,8%, và có thể sẽ thiếu hụt 130 triệu tấn lương thực trong 2 đến 3 năm tới. “Hiện nay đang là thời kỳ then chốt của vụ xuân, vì để phòng chống dịch bệnh, người dân ra đồng phải có giấy thông hành, đó chẳng phải quá hoang đường đó sao?”

Vương Hách nói rằng, ở trên đưa lệnh phòng chống dịch xuống, các quan chức sợ mất mũ ô sa, để ngăn chặn dịch bệnh, đã gây tác động tàn phá đến kinh tế xã hội và việc cày cấy mùa xuân của nông dân. “Từ thời Đại Nhảy Vọt, Cách Mạng Văn Hóa thời Mao đến nay, đây đều là những sự việc nối tiếp kế thừa, là bản chất nhất quán của ĐCSTQ, và chưa bao giờ thay đổi”.

Ông Trần nói rằng, Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nói rằng, năm 2020 sẽ hoàn thành xây dựng một xã hội thịnh vượng khá giả. Tình hình hiện tại là gì? Gần đây, hộ chiếu đã bị cắt, không ai được ra nước ngoài, không được phép làm ruộng, lại bắt người dân phải sinh đẻ thêm, tiếp theo sẽ là cuộc sống eo hẹp, khó khăn, còn thiếu ăn nữa. “Thế hệ chúng tôi có thể gặp phải thảm họa này”.

Tâm thái ngày tận thế của ĐCSTQ: Nhanh chóng thoái xuất khỏi ĐCSTQ

Vương Hách nhấn mạnh rằng, ĐCSTQ đã gây ra những thảm họa to lớn cho nền kinh tế và xã hội Trung Quốc vì mục đích phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, lại tăng ngăn cản người dân, như kiểm soát nghiêm dân chúng ra nước ngoài, tăng cường kiểm soát bằng công nghệ cao, động cái là phong tỏa. “Nó có nhiều dụng ý, bao gồm cả tình hình tồi tệ hơn của nền kinh tế Trung Quốc trong tương lai, với danh nghĩa phòng chống dịch bệnh để ngăn cách người dân, tránh sự phản kháng tập thể của quần chúng”.

Vương Hách tin rằng, tất cả đều là sự chuẩn bị cho ngày tận thế của nó, và kết quả là biến Trung Quốc thành một cái lồng lớn. “Nếu có một mối nguy hiểm thực sự, tất cả chúng ta sẽ bị tiêu diệt, bị tiêu diệt cùng nhau. Đây là suy nghĩ mấu chốt của ĐCSTQ. Đây là điều đáng sợ nhất, và rất nguy hiểm nếu để xảy ra tình trạng này”.

Vương Hách đề nghị rằng, công chúng nên tìm kiếm nhịp đập thực sự của thời đại này: “Trào lưu Tam thoái”, thoái xuất khỏi ĐCSTQ. “Người dân Trung Quốc phải nhận rõ hiện thực này, và chỉ có cách thoát ly khỏi ĐCSTQ và thoái xuất khỏi ĐCSTQ, thì mới có lối thoát thực sự”.

Đại Minh
Theo Epochtimes

Related posts