Trong khi nền kinh tế Mỹ và toàn cầu đối diện với dự báo u ám chưa từng có, rủi ro khủng hoảng có thể xảy trong ngắn và trung hạn, thì các canh bạc trên thị trường tài chính lại nóng lên bởi các con bạc muốn tất tay trước khi ‘gà gáy sáng’. Bán khống là một canh bạc vô cùng rủi ro, bất chấp thất bại 18 tháng trước trong canh bạc GameStop và AMC, hiện tại Phố Wall lại hứng khởi với bán khống các doanh nghiệp này, đánh bạc vào sự sụp đổ của chúng. Không biết lần này các nhà đầu tư nhỏ còn sức để làm nên một cơn sóng như 18 tháng trước hay không?
Số liệu trên thị trường tài chính Phố Wall cho thấy những nhà đầu tư lại đặt cược vào ván bạc ‘bán khống’ cổ phiếu GameStop và AMC; tỷ lệ bán khống hai cổ phiếu này đã lên mức cao nhất trong một năm qua.
Cách đánh bạc qua nghiệp vụ ‘Bán khống’
Khi các nhà đầu tư nhỏ tăng đặt cược vào canh bạc bán khống GameStop và AMC, các cổ phiếu vốn được các ông lớn Phố Wall lựa chọn đánh bạc, kiếm lời dựa trên sự giảm giá của các cổ phiếu này. Các nhà đầu tư nhỏ Phố Wall đã đối đầu với ông lớn Phố Wall trong câu chuyện về GameStop và AMC khi giữ giá cổ phiếu Phố Wall và AMC lên cao, nhất quyết không bán ra để các ông lớn Phố Wall không có hàng bù vào phần đã bán khống trước đó.
Đối với các nhà đầu tư truyền thống, một phương pháp kiếm lời quen thuộc là mua thấp bán cao. Tuy nhiên, các tài phiệt Phố Wall có một cách thức kiếm lời khác là bán khống cổ phiếu, và dùng truyền thông tung tin xấu về công ty đó để đẩy giá xuống và mua bù lại với giá rẻ. Nghiệp vụ bán khống được cho phép trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cách cá mập hay ông lớn Phố Wall kiếm tiền như sau: các cá mập không sở hữu mã cổ phiếu A, họ đi mượn/vay một lượng lớn cổ phiếu A từ những nhà môi giới/người sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định. Giả sử tại thời điểm mượn cổ phiếu, giá một cổ phiếu với giá là 10 USD. Các cá mập bán cổ phiếu này đi, gọi là “bán khống”. Sau đó, các cá mập Phố Wall sẽ tung tin xấu về công ty đó trên CNBC hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng lớn khác, để giá cổ phiếu giảm xuống ví dụ còn 2 USD và bạn sẽ mua để trả lại. Như vậy, các cá mập vẫn có một cổ phiếu như ban đầu và số tiền lời chênh lệch từ việc bán khống và mua bù lại là 8 USD.
Tất nhiên việc này không dễ làm được với người đầu tư nhỏ lẻ bình thường, vì họ không sở hữu hay có khả năng tác động lên các tập đoàn truyền thông, nhưng đối với các quỹ đầu tư lớn và những nhà tài phiệt phố Wall, các ông chủ thật sự của những tập đoàn truyền thông đại chúng thì hoàn toàn có thể làm được. Nhờ sức mạnh “mềm này”, các quỹ đầu tư và tài phiệt phố Wall đã nhiều lần sử dụng cách thức trên để kiếm lợi nhuận siêu khổng lồ.
Vụ đối đầu khét tiếng 18 tháng trước
Đây chính xác là những gì mà các cá mập Phố Wall đã làm với Gamestop. Chỉ là lần này, các nhà đầu tư nhỏ của Mỹ không tin truyền thông và Phố Wall nữa, họ âm thầm liên kết nhau và đánh bại Phố Wall bằng tạo ra cầu khủng, đẩy giá cổ phiếu Gamestop lên cao ngất. Phố Wall vốn quen cách kiếm tiền bằng cách dìm giá cổ phiếu qua chiêu bài “báo cáo phân tích của chuyên gia”, “truyền thông”… hiện đã thực sự bất lực! Họ buộc phải mua lại cổ phiếu Gamestop với giá cao ngất để trả lại cổ phiếu cho người sở hữu và chịu mức lỗ kỷ lục.
Sự việc bắt đầu từ vài tuần trước, vào tháng 1/2021, khi xuất hiện một thành viên ẩn danh của diễn đàn Reddit tên là Wall Street Bets (“r / wallstreetbets”). Những thành viên của diễn đàn này nhận thấy rằng Melvin Capital Management, một quỹ đầu tư trị giá hơn 12 tỷ đô la, đang nắm giữ một vị thế bán hay bán khống (short position) lớn cổ phiếu của GameStop — quỹ này đang đặt cược hơn 55 triệu đô la vào sự sụt giảm cổ phiếu của GameStop, theo nhà đầu tư khởi nghiệp Shaan Puri.
Các nhà đầu tư nhỏ lẻ của Reddit đã tổ chức trực tuyến mua cổ phiếu GameStop, việc này đã đẩy giá trị cổ phiếu của GameStop tăng chóng mặt, khiến cho các quỹ đầu tư Phố Wall buộc phải kết thúc vị thế bán để cắt lỗ. Đây được gọi là bán non (short squeeze). Ngược lại, các nhà đầu tư nhỏ sẽ có cơ hội kiếm được lợi nhuận khổng lồ.
Theo Market Watch, giá trị cổ phiếu của GameStop thay vì giảm để các cá mập Phố Wall kiếm lời, thì đã tăng tới 1.000% (gấp 10 lần) vào 18 tháng trước, khi vụ đối đầu khét tiếng giữa các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên Reddit và các ông lớn phố Wall diễn ra. Canh bạc không ngả bài theo cách mà Phố Wall muốn.
Tuy nhiên, rốt cuộc thì Phố Wall nắm giữ nguồn tiền, tài nguyên tài chính và cả tình cảm của các cơ quan quản lý, giám sát. Vụ việc này đã khiến nền tảng giao dịch cổ phiếu Robinhood (Mã chứng khoán: HOOD) và các công ty môi giới bán lẻ khác hạn chế giao dịch; vốn để bảo vệ cá mập Phố Wall. Các quyết định này dẫn đến một cuộc điều trần trước quốc hội Hoa Kỳ và sự phẫn nộ trên diện rộng.
Ít nhất một quỹ đầu cơ, Melvin Capital, đã thua hàng tỷ USD khi đặt cược vào GameStop, buộc quỹ này phải tìm kiếm một khoản tiền mặt trợ cấp khẩn cấp.
Vụ việc GameStop chưa ‘stop’
Có vẻ như chưa hề tổn thất sau vụ việc bị các nhà đầu tư nhỏ đẩy giá cổ phiếu GameStop và AMC khiến các ông lớn Phố Wall phải ngồi trên chảo lửa, hiện tại, cổ phiếu của hai hãng này lại bị Phố Wall đánh cược vào sự sụp đổ một lần nữa.
Dữ liệu để cho thấy số lượng cổ phiếu bán khống của GameStop và AMC tăng cao nhất trong một năm qua. Tỷ lệ bán khống (short interest ratio), một chỉ số đo lường số cổ phiếu hoặc giá trị cổ phiếu bán khống, đang tăng mạnh. Một số nơi dịch là tỷ lệ lãi suất ngắn, nhưng thực tế cách dịch này gây hiểu nhầm và không đúng bản chất của nghiệp vụ bán khống.
Tỷ lệ bán khống được tính bằng tổng số cổ phiếu hoặc giá trị cổ phiếu được bán bởi những người đã vay cổ phiếu và bán khống trước đó nhằm kiếm lời từ việc giá cổ phiếu xuống thấp.
Theo Market Watch, mặc dù tỷ lệ bán khống hiện nay không còn lớn đến mức phóng đại như thời điểm các nhà đầu tư nhỏ kiên quyết không bán ra cổ phiếu GameStop và AMC mà họ nắm giữ, thậm chí mua vào để đẩy giá lên cao hồi 18 tháng trước, nhưng tỷ lệ này đang tăng lên một cách đáng báo động.
Dữ liệu từ S3 Partners cho thấy rằng tỷ lệ bán khống của cả GameStop và AMC Entertainment Holdings Inc đang tăng mạnh, hiện đã đạt đến mức cao nhất trong một năm qua. Để so sánh, ngay trước khi cơn sốt giao dịch thực sự bắt đầu cách đây 18 tháng, tỷ lệ bán khống của GameStop đã vượt quá 100%, điều này có thể xảy ra vì trên lý thuyết, cổ phiếu có thể được vay và bán khống nhiều lần.
Sự gia tăng tỷ lệ bán khống gần đây đã được ghi nhận trong cả hai báo cáo thu nhập của công ty: GameStop đã báo cáo thu nhập của mình trong ba tháng đầu năm 2022 vào tuần trước, trong khi AMC báo cáo vào tháng trước.
Theo dữ liệu của S3 Partners, tỷ lệ bán khống đã tăng tới 23% với GameStop.
Cuộc chiến của 18 tháng trước có lặp lại?
Giá cổ phiếu của GameStop và AMC đang giảm với tình hình kinh doanh tồi đi. Nhưng câu hỏi đặt ra là bất chấp phân tích cơ bản trở nên tồi tệ, canh bạc GameStop và AMC có đổi chiều nếu các nhà đầu tư nhỏ muốn tấn công Phố Wall một lần nữa?
Ông Michael Pachter của Wedbush, người đã quản lý GameStop từ tháng 2/2002, nói rằng các nhà đầu tư có lý do chính đáng để bán khống cổ phiếu GameStop.
Ông Pachter nói: “Các nguyên tắc cơ bản là tồi tệ, với việc chi tiêu cho các sáng kiến mới (thị trường NFT, ví tiền điện tử) xóa sạch một chút lợi nhuận mà chúng tôi mong đợi họ kiếm được từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình. Số dư tiền mặt của GameStop đã giảm khoảng 700 triệu USD trong ba quý vừa qua. Họ đã đốt 300 triệu USD tiền mặt trong quý gần đây nhất, nhưng một số trong số đó là sự tích tụ không thể giải thích của hàng tồn kho (họ không trả lời câu hỏi, vì vậy không ai hiểu họ đang làm gì)”.
Cổ phiếu GameStop đã tăng trước khi có báo cáo thu nhập mới nhất của họ, nhưng đã giảm xuống kể từ đó. Chúng giảm gần 10% kể từ đầu năm, trong khi cổ phiếu AMC đã giảm hơn 50% vào thời điểm đó. Cổ phiếu GameStop kết thúc vào thứ Ba tăng 14,4% lúc 146,50 USD, so với mức cao nhất trong 52 tuần là 344,66 USD. Cổ phiếu AMC đóng cửa với mức tăng 9,4% ở mức 13,07 USD, so với mức cao nhất trong 52 tuần là 64,96 USD.
Trà Nguyễn