Hàng loạt máy bay không người lái tự hành là yếu tố quyết định cho cuộc chiến của Đài Loan

Văn Sơn

Ảnh minh hoạ: The Drive.

Sự hỗ trợ khí tài của Không quân Hoa Kỳ cùng với các tổ chức khác liên tục cho thấy giá trị to lớn do hàng loạt máy bay không người lái chi phí thấp với mức độ tự hành cao. Đặc biệt, các mô phỏng đã cho thấy chúng là yếu tố quyết định trong các kịch bản bảo vệ đảo Đài Loan trước sự xâm lược của Trung Quốc.

Tuần trước, David Ochmanek, một nhà nghiên cứu quốc phòng và các vấn đề quốc tế cấp cao tại RAND Corporation và là cựu Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về Phát triển Lực lượng trong chính quyền Tổng thống Barack Obama, đã thảo luận về tầm quan trọng của các tác chiến không người lái ở eo biển Đài Loan và việc huy động xe tăng trong những năm gần đây.

Ochmanek đã đưa ra cái nhìn sâu sắc của mình trong một cuộc trò chuyện trực tuyến, được tổ chức bởi Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Mitchell của Hiệp hội Lực lượng Hàng không và Vũ trụ.

Thực tế, một số công việc của RAND về vấn đề này đã được thực hiện với sự hợp tác của văn phòng Năng lực Tích hợp Chiến đấu của Không quân, hoặc AFWIC. Năm ngoái, họ đã tiết lộ chi tiết về cuộc chiến tranh liên quan đến Đài Loan mà AFWIC đã tổ chức vào năm 2020, bao gồm việc sử dụng một nhóm máy bay không người lái nhỏ, cùng với các nền tảng không người lái khác.

“Tôi chắc rằng hầu hết mọi người, có cùng mối quan tâm này, đều đã suy nghĩ rất kỹ về cuộc xung đột với Trung Quốc có thể sẽ như thế nào. Với tư cách là các nhà hoạch định vũ lực, chúng tôi cho rằng một cuộc xâm lược Đài Loan là kịch bản thích hợp nhất vì Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ mong muốn buộc phải sáp nhập Đài Loan vào đại lục thậm chí dùng vũ lực nếu cần thiết”.

“Các lực lượng của Hoa Kỳ và đồng minh có thể có từ một tuần đến 10 ngày để đánh bại cuộc xâm lược này hoặc chấp nhận ‘thua cuộc’. Và người Trung Quốc hiểu rằng nếu muốn xâm lược thành công, thì phải ngăn cản Hoa Kỳ, hoặc triệt để trấn áp các hoạt động chiến đấu của Mỹ trên chiến trường.”

Ochmanek giải thích rằng quân đội Trung Quốc đã tích lũy nhiều khả năng chặn tiếp cận khu vực trong hơn hai thập kỷ qua và sẽ được dùng nó để ngăn chặn hoặc đối chọi với bất kỳ lực lượng nào của Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác của họ, khi tìm cách xâm lược Đài Loan.

Điều này bao gồm một kho vũ khí đa dạng gồm tên lửa hành trình và đạn đạo có thể được sử dụng để vô hiệu hóa các căn cứ của Mỹ trên khắp khu vực Thái Bình Dương, vũ khí chống vệ tinh để phá hủy hoặc làm suy giảm các khí tài trên không khác nhau của Mỹ và mạng lưới phòng không tích hợp dày đặc được hỗ trợ bởi các máy bay chiến đấu có năng lực, Và còn nhiều sự chuẩn bị khác nữa.

“Với tất cả những điều này, các lực lượng của chúng tôi sẽ phải đối mặt với vấn đề không chỉ giành ưu thế trên không, vốn luôn là ưu tiên của chỉ huy, mà còn phải thực sự tiếp cận vùng chiến sự này, … xác định mục tiêu và tác chiến tập trung vào các hoạt động của kẻ thù – hàng trăm tàu chở lực lượng đổ bộ qua eo biển, máy bay tấn công đường không chở bộ binh hạng nhẹ băng qua eo biển”. Sẽ cần phải “làm điều đó ngay cả khi không có ưu thế trên không, một khái niệm hoạt động rất khác với những gì lực lượng của chúng ta đã hoạt động trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.”

Những hoạt động đó đặt ra những thách thức to lớn cho quân đội Mỹ trong việc đối phó với một cuộc xâm lược Đài Loan của Trung Quốc. Nói một cách nhẹ nhàng, các cuộc chiến của quân đội Mỹ đưa ra các kịch bản chiến tranh xuyên eo biển trong những năm gần đây thường không mấy khả quan khi xét đến hiệu quả hoạt động của phía Mỹ.

Theo Ochmanek mô hình hóa mà RAND đã thực hiện, bao gồm cả mô phỏng được thực hiện với sự hợp tác của Không quân, cho thấy rằng số lượng lớn máy bay không người lái, đặc biệt là các thiết kế tương đối nhỏ và rẻ tiền có khả năng hoạt động như một phi đội hoàn toàn chủ động bằng cách chia sẻ dữ liệu mạng, đã cho thấy chúng hoàn toàn cần thiết để vươn lên dẫn đầu trong cuộc chiến này.

Cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng đã đưa ra một kịch bản quy mô, và vẫn luôn chi tiết hoá về cách một phi đội máy bay không người lái (UAV) như vậy sẽ được huy động trong việc bảo vệ Đài Loan:

“Chúng tôi đang thực hiện một số mô phỏng các tình huống trong đó chúng tôi đang cố gắng nhanh chóng đánh chìm hạm đội xâm lược ở eo biển. Chúng tôi cũng đang cố gắng lập kế hoạch đánh tan quân đội PLA [Quân giải phóng nhân dân, quân đội Trung Quốc], hệ thống vận chuyển, và tấn công helos, [và] vận chuyển helos. Vì vậy, hãy tưởng tượng 1.000 UAV không người lái bay qua Đài Loan và qua eo biển Đài Loan.

Chúng không phải là máy bay lớn, nhưng chúng đang bay ở tốc độ cận âm cao. Điều này làm cho radar của chúng không bị F-35 phát hiện. Và các UAV về cơ bản nằm ở phía trước. Chúng đang thực hiện nhiệm vụ cảm biến. Máy bay có người lái được cân nhắc bay ở phía sau.

Hãy tưởng tượng bây giờ là một SA-21 [tên lửa đất đối không S-400 được điều hành] ở đại lục Trung Quốc hoặc một trong những nhóm hành động trên mặt đất đang cố gắng đánh chặn, và phạm vi đó lại có hàng loạt mục tiêu cần hạ bỏ. Nếu bạn không đánh chặn những cảm biến đó, thì đối phương sẽ biến thành mục tiêu. Và nếu điều đó xảy ra, ‘bạn’ sẽ bị bại trận.

Vì vậy, kế hoạch A là chúng tôi đang tạo ra những điều kiện ngụy trang, và máy bay có người lái từ xa.

Kế hoạch B là chúng tôi có khả năng làm cạn kiệt các khí tài SAM đắt tiền của kẻ thù, và luôn có lợi thế làm điều đó.

Còn kế hoạch C, một số thiết bị gây nhiễu có thể được thiết lập trên một số các UAV này, để ngăn chặn hơn nữa tính hiệu quả của SAM. Và mấu chốt là, các UAV này tạo ra một lưới cảm biến cho bạn biết vị trí của mục tiêu trên mặt đất, trên không, để các máy bay F-35, F-22 có thể tiến hành các cuộc giao tranh của chúng một cách thụ động. Bạn không bao giờ phải bật radar của mình. Bạn biết điều đó có ý nghĩa gì đối với khả năng sống còn đúng không. Vì vậy, chúng tôi gọi những chiếc UAV này là bạn của phi công.

Bây giờ, tôi biết về mặt văn hóa có thể có một số tranh cãi giữa có người lái và không người lái, v.v. …tuy nhiên từ góc độ vận hành, chúng tôi không thấy nhược điểm nào về sức mạnh tổng hợp giữa có người lái và không người lái trong mô hình này.”

Những gì Ochmanek đưa ra chính xác là những loại lợi thế đáng kể mà một phi đội máy bay không người lái tự hành có tiềm năng mang lại về tính linh hoạt trong hoạt động tác chiến, cũng như chi phí, so với máy bay có người lái, điều mà The War Zone thường xuyên nhấn mạnh. Vì các máy bay không người lái riêng lẻ được thiết kế để cộng tác với nhau, điều này có nghĩa là mỗi nền tảng riêng lẻ không cần phải được định cấu hình lại để thực hiện nhiệm vụ chung.

Nếu một máy bay không người lái chỉ phải hoạt động như một nút cảm biến, thiết bị hộ tống vũ khí, thiết bị gây nhiễu hoặc chuyển tiếp liên kết dữ liệu, thì cũng khá linh hoạt để thiết kế nhỏ hơn và rẻ hơn. Tất nhiên, như chính Ochmanek chỉ ra, một phi đội sẽ mang lại những lợi ích bổ sung quan trọng khi được hợp tác trực tiếp với các nền tảng có người lái.

“Trong nhiều năm, đất nước này đã đối đầu với những viễn cảnh ngày càng phức tạp, các loại khí tài đắt tiền với số lượng ngày càng ít, và chúng tôi đã thấy số lượng máy bay chiến đấu tồn kho trong Lực lượng Không quân giảm đi do xu hướng tăng chi phí cho mỗi khí tài là điều không thể tránh khỏi. Nhưng một điều quan trọng là chúng tôi có ưu thế về kỹ thuật và vận hành và tất nhiên vấn đề tiêu hao cũng cần được cân nhắc”

Ochmanek nói. “Sự ra đời của công nghệ tự hành giờ đây cho phép chúng ta trang bị hàng loạt khí tài chiến đấu rẻ tiền hơn và khả năng tác chiến mạnh mẽ hơn so với thiết bị có người lái.”

Ochmanek nhấn mạnh cách những tiến bộ trong sự học tập của người máy và trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như các khái niệm vũ khí nối mạng riêng biệt mà Không quân, cùng với những nhà nghiên cứu khác đang thực hiện, luôn sẽ bổ sung gia cường khả năng cho phi đội không người lái. Ông chỉ ra rằng đây là một yếu tố làm thay đổi cục diện xung đột ở eo biển Đài Loan.

Ông giải thích: “Hãy tưởng tượng rằng, bạn gửi những máy bay không người lái này ra chiến trận, và chúng có thể giao tiếp với nhau. Khi một trong số chúng nhìn thấy gì đó – ồ trông giống như một chiếc Renhai [tàu khu trục Kiểu 055 của Quân đội Giải phóng Nhân dân] – phi đội sẽ tập trung vào nó, và bạn sẽ nhận được hình ảnh … từ nhiều góc độ khác nhau. Chúng sẽ chia sẻ dữ liệu. Chức năng nhận dạng mục tiêu tự động sẽ biến những dữ liệu đó thành mục tiêu được chỉ định. Và khi vũ khí đi sẵn sàng, phi đội sẽ quyết định ‘mục tiêu chính’. Phi đội không người lái này không chỉ chỉ định mục tiêu chính, mà còn giúp ‘bắn tối ưu’ mũi tàu 47 feet để tối đa hóa xác suất tiêu diệt đối tượng.”

Ochmanek thừa nhận rằng có những bất cập nhất định để phát triển các công nghệ cần thiết nhằm củng cố cho kiểu tác chiến này, cũng như nhiệm vụ giảm thiểu các mối đe dọa khác nhau, đặc biệt là từ các cuộc tấn công bằng chiến tranh điện tử. Nhưng ông cũng nhận định rằng RAND vẫn tự tin là những thách thức này có thể vượt qua được, đặc biệt là thông qua việc sử dụng mạng lưới phân tán bầy đàn, chỉ với các hệ thống có sẵn ngày nay.

“Trong một mô phỏng mới đây của Lực lượng Phòng không, tôi đã vắn tắt vấn đề này với ban thẩm định, và tôi nghĩ công bằng mà nói, họ hơi nghi ngờ về khả năng tuyệt vời của hệ thống cảm biến này. Và một trong số họ đã hỏi “Vậy ai sẽ chỉ huy và điều khiển tất cả hàng trăm UAV này? “

Ochmanek kể lại. “Tôi đã nói, tương tự một người chỉ huy duy nhất và điều khiển 10.000 tài xế Uber trên đảo Manhattan. Nhưng không phải theo cách thủ công, như Mildred ngồi và ra lệnh “Joe, bạn đến góc phố 42 đường Broadway “, cũng không phải AI. Không khó lắm, ngay cả khi dùng hệ thống máy tính hiện hành để mô hình hệ thống mạng lưới chỉ huy và tự kiểm soát này.”

Đồng thời, “tất cả chúng ta đều biết rằng môi trường EMS [phổ điện từ] trong bất kỳ cuộc xung đột nào với Trung Quốc, hoặc Nga đều sẽ rất khắt khe,” ông nói thêm.

“Chúng tôi cũng biết rằng nếu bạn muốn thực sự có hàng trăm đến hàng nghìn UAV hoạt động trong không gian chiến đấu thì việc yêu cầu tất cả chúng được điều khiển từ xa là không thực tế, đặc biệt là khi các máy bay trên không đang bị tấn công dữ dội, cả gây chết người và không gây chết người.”

Ochmanek tiếp tục “Chúng tôi đã đánh giá tám loại sóng radio khác nhau ở các dải tần số khác nhau, chúng tôi xem xét các mối đe dọa gây nhiễu khác nhau về mức độ gần và cường độ của chúng, v.v. ở eo biển, và chúng tôi kết luận rằng ở băng tần 5G và băng tần 5G cao, thậm chí tiếp tục gây nhiễu rất mạnh cũng không thể ngăn các UAV trong đội liên lạc với nhau”.

“Và chúng ta đang nói về mật độ trong đó không quá 10 km [hơn 6 dặm] giữa các UAV. Vì vậy, khoảng cách liên kết 10 km đó là giá trị ngưỡng của chúng tôi và chúng tôi khá tin tưởng rằng, ngay cả với bộ đàm công suất thấp, phi đội vẫn có thể duy trì mức độ giao tiếp ngay cả khi có thiết bị gây nhiễu mạnh mẽ.”

Cựu Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng chỉ ra rằng việc dùng công nghê xử lý dữ liệu ban đầu sẽ giúp giảm lượng thông tin cần được truyền tải. Điều này làm giảm tổng lượng băng thông cần thiết – “chúng tôi nghĩ rằng một phần mười megabyte mỗi giây là quá đủ” – để phi đội hoạt động hiệu quả, cũng như cải thiện khả năng chiến đấu của đội.

Việc mô hình hoá nội bộ của Không quân về xung đột xuyên eo biển thể hiện chính xác đến mức độ nào các hoạt động của RAND vẫn còn là một câu hỏi. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là RAND đã làm việc chặt chẽ với AFWIC để giải quyết các tình huống.

Các máy bay không người lái tự hành, trong cuộc chiến mô phỏng chống khủng hoảng ở Đài Loan năm 2020 của AFWIC, được liên kết với nhau bằng mạng phân tán, được coi là nhân tố chính góp phần vào việc đánh bại các lực lượng Trung Quốc. “Mặc dù chúng chủ yếu được sử dụng như một mạng lưới cảm biến, một số được trang bị vũ khí có khả năng – chẳng hạn – đánh các tàu nhỏ di chuyển từ lục địa Trung Quốc qua eo biển”, theo một báo cáo từ Defense News năm ngoái.

“Một phương tiện không người lái cất cánh từ Đài Loan và không cần bay xa, thực sự có kích thước khá nhỏ. Và bởi vì nó khá nhỏ và được trang bị một hoặc hai cảm biến trên đó, cộng với một nút liên lạc, nên những thứ đó không đắt, có thể mua hàng trăm cái.” Trung tướng Clint Hinote, Phó Tham mưu trưởng Chiến lược Tích hợp Không quân và Chỉ thị, tiết lộ với Defense News trong một cuộc phỏng vấn.

Cùng với chiến thắng Trung Quốc trong cuộc mô phỏng Lực lượng Không quân cách đây hai năm, theo sau là báo cáo về “hậu quả chiến tranh”, chỉ ra những tổn thất nặng nề về nhân sự và vật chất.

Trong cuộc thảo luận của Viện Mitchell, Ochmanek đặc biệt nhấn mạnh cách quân đội Hoa Kỳ nhận thức được các mối đe dọa hiện hữu và mới nổi đối với các căn cứ không quân đã được thiết lập và các cơ sở khác trong bất kỳ cuộc xung đột nào trong tương lai, đặc biệt là cuộc xung đột chống lại Trung Quốc ở Thái Bình Dương, có khả năng xảy ra đối với Đài Loan.

Ông nói: “Chúng tôi vẫn chưa giải quyết được vấn đề về mối đe dọa tên lửa đối với các căn cứ không quân. Hệ thống phòng thủ chủ động của chúng tôi rất tốn kém, nhưng lại không thấm vào đâu. Chúng có thể được gia cường bởi những chiếc máy bay cỡ nhỏ “, ông nói. “Và cần phải hoạt động từ bên trong vùng nguy hiểm để tạo ra sức mạnh chiến đấu.”

Các cuộc tấn công trên diện rộng của Trung Quốc nhằm vào các cơ sở của Mỹ trên khắp Thái Bình Dương trong giai đoạn mở đầu của cuộc xung đột ở Đài Loan là điều thường thấy trong kịch bản này.

Mới đây, chương trình “Gặp gỡ báo chí” của NBC News đã tài trợ cho một loạt mô phỏng chiến tranh độc lập ở eo biển Đài Loan do Trung tâm nghiên cứu An ninh mới của Mỹ (CNAS) có trụ sở tại Washington, DC, điều hành, kết quả của những mô phỏng này đã được tóm tắt trong chương trình phát sóng ngày 15 tháng 5.

Đội ‘đỏ’, đại diện cho chế độ ở Trung Quốc đại lục, đã có thể chiếm được ít nhất một số lãnh thổ của Đài Loan trong mỗi trận đấu, mặc dù chịu thương vong và tổn thất thiết bị đáng kể. Không rõ liệu một phi đội máy bay không người lái của quân đội Mỹ có được đưa vào chiến dịch do CNAS dẫn đầu hay không.

Các cuộc tấn công của Trung Quốc vào các căn cứ của Mỹ, bao gồm cả những căn cứ ở Nhật Bản, như một phần của chiến dịch xâm lược Đài Loan là yếu tố chính trong những mô phỏng này.

Các thành viên của nhóm ‘xanh lam’ – đại diện cho Hoa Kỳ, Đài Loan, và các đồng minh và đối tác của họ cho rằng đây là một sự miêu tả phi thực tế, vì các quan chức Trung Quốc nhiều khả năng sẽ can thiệp ngay sau khi thực hiện một số chiêu trò và sẽ cố gắng khiến cục diện quốc tế mất cân bằng.

Tuy nhiên, Trung tướng Hinote nói với Tạp chí Không quân rằng kịch bản này ‘ăn khớp’ với các chi tiết ở “cấp chiến lược và tác chiến.” Ông nói thêm rằng không phận của Đài Loan “có khả năng bị tranh chấp theo cách khá mới lạ.”

Trong cuộc nói chuyện tại Viện Mitchell, cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Ochmanek cho rằng hàng loạt máy bay không người lái, đặc biệt nếu chúng độc lập với đường băng, có thể là một phần của giải pháp cho vấn đề phòng thủ hoặc duy trì khả năng chiến đấu khi đối mặt với các cuộc tấn công của Trung Quốc.

Ông đặc biệt trích dẫn máy bay không người lái XQ-58A Valkyrie của Kratos, được phóng và thu hồi mà không cần sử dụng đường băng, và rằng Không quân đang sử dụng cho các thử nghiệm chiến đấu tiên tiến khác nhau. Kratos trước đây đã trình bày về hệ thống phóng chứa trong container cho XQ-58A, hệ thống này sẽ cho phép nó được triển khai nhanh chóng và linh hoạt hơn nữa, ngay cả đến những địa điểm xa xôi hoặc khó khăn.

Như đã nói, ngày càng có nhiều bằng chứng ủng hộ giá trị to lớn và có khả năng thay đổi cục diện của phi đội máy bay không người lái tự hành trong hầu hết các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra ở eo biển Đài Loan. Chính phủ Mỹ hiện đang thúc đẩy quân đội Đài Loan mở rộng phi đội máy bay không người lái, trong số các hoạt động mua sắm hệ thống vũ khí khác mà chính quyền Mỹ tin rằng sẽ làm nhiều nhất để tăng cường khả năng phòng thủ của quốc đảo này.

Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ tiếp tục đánh giá rằng quân đội Trung Quốc đang hướng tới một điểm tới hạn vào năm 2027, khi mà họ cảm thấy tự tin vào khả năng thành công trong bất kỳ chiến dịch nào nhằm chiếm lại Đài Loan bằng vũ lực. Tất nhiên, các quan chức quân sự Mỹ cũng nói rằng điều này không có nghĩa là Quân Giải phóng Nhân dân sẽ đương nhiên tiến hành một cuộc can thiệp như vậy sau năm đó.

Điều đáng chú ý là quân đội Trung Quốc đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào các khả năng không người lái tiên tiến khác nhau, bao gồm cả công nghệ cho phép các phi đội được kết nối và được cho là đã đạt được nhiều tiến bộ hơn trong các nền tảng che chắn so với các đối tác Mỹ.

Một cuộc xung đột trong tương lai ở và xung quanh eo biển Đài Loan rất có thể chứng kiến việc Quân đội Giải phóng Nhân dân sử dụng các máy bay không người lái của riêng họ, phóng từ các khu vực trên đất liền hoặc thậm chí từ các tàu trên biển.

Bất chấp điều đó, những lo ngại đang gia tăng về khả năng xảy ra xung đột lâu dài ở Đài Loan có thể trở thành hiện thực. Vẫn còn phải xem liệu Không quân Hoa Kỳ, hoặc bất kỳ bên nào khác của quân đội Hoa Kỳ, sẽ thực hiện các bước cần thiết nào để có thể triển khai một phi đội máy bay không người lái tự động nếu nó trở nên cần thiết để bảo vệ hòn đảo, có vẻ như nó là một yếu tố quyết định thành bại của cuộc xung đột.

Nguồn: The Drive
Văn Sơn biên dịch

Related posts