Khủng hoảng biên giới Trung – Ấn: Một chiến thắng âm thầm cho Bắc Kinh

Văn Sơn

Ảnh: The Drive.

Hai năm đã trôi qua kể từ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu vào tháng 5 năm 2020. Sự kiện này chứng kiến một trận chiến chết người ở Aksai Chin, nơi mà Trung Quốc tuyên bố là một phần của Tân Cương và Ấn Độ tuyên bố chủ quyền như một phần của Ladakh, Jammu và Kashmir. Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều báo cáo thương vong do cuộc xung đột vào tháng 6 năm 2020 tại Thung lũng Galwan của khu vực này.

Bản thân cuộc khủng hoảng này đã kết thúc thông qua một số cuộc rút quân tại các vị trí tiền tuyến của cả hai bên. Nhưng bây giờ, hai năm sau, bức tranh chiến lược tổng thể là sự xây dựng và lấn chiếm quân sự trái phép đáng chú ý của Trung Quốc.

Là một trong những khu vực tranh chấp lớn nhất giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Aksai Chin nằm tiếp giáp với khu vực Kashmir, một biên giới đầy sóng gió khác của Ấn Độ do có yêu sách chồng lấn trong khu vực với Pakistan.

Với diện tích 38.000 km2, Aksai Chin là một sa mạc lạnh giá, khô cằn và phần lớn không có người ở, chỉ lớn hơn Maryland một chút. Khu vực này từ lâu đã bị tranh chấp giữa hai bên với việc Trung Quốc mở rộng các cuộc chiếm đóng quân sự đầu tiên trong khu vực sau chiến tranh Trung-Ấn năm 1962.

Bốn thập kỷ trôi qua với việc cả hai nước thường xuyên xảy ra các cuộc đụng độ quy mô nhỏ trong khu vực, nhưng năm 2020 đã chứng kiến một sự thay đổi hoàn toàn, đẩy hai nước láng giềng vũ trang hạt nhân leo thang nhanh chóng.

Một số báo cáo cho rằng sự hung hăng của Trung Quốc đã khiến một con đường mới được xây dựng – con đường Darbuk – Shyok – Daulat Beg Oldi, hay DSDBO – mà Ấn Độ đang xây dựng trong khu vực. Một chất xúc tác khác có thể liên quan đến cuộc xung đột là động thái của Ấn Độ nhằm thay đổi hiện trạng của Jammu & Kashmir, vẽ lại bản đồ và biên giới bao gồm khu vực tranh chấp – đây là một động thái mà Trung Quốc thường xuyên lên tiếng phản đối.

Mặc dù các cuộc khủng hoảng có giảm nhiệt so với leo thang ban đầu, nhưng các cuộc đàm phán không mang lại kết quả. Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ chỉ cách nhau mấy km, và liên tục tăng cường năng lực quân sự của họ. Thông qua cuộc khủng hoảng, về mặt quân sự mà nói thì Trung Quốc đã giành được quyền kiểm soát hiệu quả Aksai Chin – đây là một sự khác biệt so với tình trạng tranh chấp trước đây – và Trung Quốc đã quân sự hóa mạnh mẽ toàn bộ khu vực xung quanh.

Trong cuộc khủng hoảng biên giới năm 2020, Trung Quốc đã thiết lập các khu tạm thời tại các địa điểm quan trọng dọc theo các rìa của tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình trong khu vực. Các lực lượng Trung Quốc đã thành lập các trại lều ở thung lũng Galwan, chiếm các điểm tuần tra quan trọng, gửi lực lượng đến đóng trại trên các dãy núi dọc theo các hồ có độ cao và thiết lập các căn cứ mới ở các vùng đồng bằng rộng mở.

Bản thân các cuộc đàm phán trong thời kỳ khủng hoảng đã khiến Trung Quốc từ bỏ một số ít các vị trí tiền tuyến bột phát này, nhưng trong hai năm tiếp theo, phần lớn chúng đã được phát triển thành các đồn trú quân sự lâu dài trong mọi điều kiện thời tiết.

Sức mạnh mà Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng dọc theo các biên giới này sẽ hạn chế nghiêm trọng khả năng của Ấn Độ trong việc khôi phục quyền tiếp cận khu vực Aksai Chin. Bất chấp sự xuất hiện công khai của cuộc khủng hoảng được giải quyết bằng sự rút lui của Trung Quốc, sự rút lui này vẫn không đáng kể so với quy mô mà Trung Quốc đã quân sự hóa.

Như vậy, Trung Quốc đã đạt được một hình thức mở rộng lãnh thổ bằng cách đưa Aksai Chin từ tình trạng tranh chấp sang tình trạng chiếm đóng trên thực tế về mặt quân sự.

Tất nhiên, Ấn Độ không hoàn toàn bị động trong suốt cuộc khủng hoảng và hai năm sau đó. Ban đầu, quyết tâm của Ấn độ đối với sự mở rộng của Trung Quốc vào thung lũng Galwan theo đúng nghĩa đen đã đẩy lùi nỗ lực của Trung Quốc nhằm thiết lập các vị trí mới, tuy nhiên cách tiếp cận không ‘quyết đoán’ này đã cho phép quân đội Trung Quốc thâm nhập vào Aksai Chin.

Phản ứng chính của Ấn Độ là bên ngoài Aksai Chin, trong các lãnh thổ giáp biên giới của Ấn Độ, và tập trung vào việc xây dựng năng lực tác chiến trên không và trinh sát cùng với việc phân bổ lại lực lượng dọc theo biên giới phía bắc. Trong khi Trung Quốc tăng cường năng lực quân sự bên trong Aksai Chin, Ấn Độ đang nâng cấp và bổ sung các căn cứ không quân của họ bên ngoài, nhưng gần Aksai Chin.

Các vũ khí mới cũng đã được đưa vào kho của Ấn Độ, chẳng hạn như máy bay chiến đấu đa năng Rafale do Pháp sản xuất, cũng như khả năng trang bị máy bay không người lái MQ-9B Reaper do Mỹ sản xuất sẽ nâng cao sức mạnh của Ấn Độ trong việc giám sát các hoạt động của Trung Quốc ở Aksai Chin, và nếu cần phải tấn công hoặc nếu xung đột nổ ra.

Abhijit Iyer – Mitra, nghiên cứu viên cấp cao (Chương trình An ninh Hạt nhân) tại Viện Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại New Delhi, tập trung vào các vấn đề Nam Á, lưu ý rằng Trung Quốc đã tăng cường nâng cấp cơ sở hạ tầng và cải thiện mối quan hệ giữa các bên trong tranh chấp ở Aksai Chin.

“Những diến biến này sẽ khiến các nhà hoạch định chiến tranh trên bộ đứng ngồi không yên, song nó cũng mang lại cho Ấn Độ một lợi thế độc nhất hiện nay, dưới dạng một môi trường giàu mục tiêu cho Không quân Ấn Độ, lực lượng không quân, trong những năm qua đã đảm đương trách nhiệm chính trong việc phản ứng với các mối đe dọa xuyên biên giới’ theo Iyer -Mitra.

“Thật không may, tiến bộ của phía Trung Quốc, theo ý kiến của ông, là đã gia cố biên giới thực tế, nơi dễ dàng xảy ra xung đột. Nhưng một điểm rõ ràng là điều này chính thức kết thúc việc ‘cắt lát xúc xích Ý’ mà người Trung Quốc đã áp dụng cho đến khoảng năm 2013.” Salami-Sliing đề cập đến một chiến lược nổi tiếng của Trung Quốc nhằm mở rộng lãnh thổ, trong đó, với việc sử dụng các hành động khiêu khích và thách thức nhỏ theo thời gian, Trung Quốc đạt được những điều to lớn không tưởng.

Lựa chọn con đường ổn định và giảm leo thang cũng cho phép Ấn Độ nuôi dưỡng mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác chiến lược ở các nước phát triển để giúp cân bằng chống lại hoặc kiềm chế quyền lực của Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu. Đối thoại Bộ Tứ An ninh Quad, tập hợp Ấn Độ cùng với Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản (cũng như có thể là Hàn Quốc và vai trò của Việt Nam trong cái gọi là “Quad Plus”) là một những cách chính mà Ấn Độ cố gắng xây dựng một liên minh ngoại giao như vậy.

Phối hợp với các quốc gia có chung quan ngại về việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh có thể cho phép Ấn Độ tham gia vào nỗ lực chiến lược cấp cao hơn nhằm tạo đối trọng với Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những liên minh đang phát triển này sẽ tác động trực tiếp đến tình hình ở Akai Chin.

Điều quan trọng nhất mà Trung Quốc trên thực tế đã có được là quyền kiểm soát không thể tranh cãi của mình đối với khu vực Aksai Chin, được chứng minh bằng sự phát triển của các điểm tiền tuyến của Trung Quốc. Ban đầu chỉ bao gồm các tiền đồn nhỏ và sau đó được thiết lập tiếp các trại lều tạm thời trong cuộc đối đầu năm 2020, những vị trí này hiện đã phát triển thành các căn cứ cố định với những khu trú ẩn trong điều kiện thời tiết lạnh giá.

Đồng bằng Depsang, ở cuối phía bắc của khu vực Aksai Chin đang tranh chấp, Trung Quốc thường duy trì sự hiện diện. Ngày nay, khu vực này đã được thiết lập một vị trí quân sự lớn bao gồm các hầm trú ẩn của bộ binh và các cơ sở lưu trữ đạn dược, cũng như các hệ thống xe tăng và pháo binh.

Sự hiện diện của Trung Quốc tại Đồng bằng Depsang phát triển từ một nhiệm vụ quy mô nhỏ thành một lực lượng triển khai thường trực, một lực lượng lớn có khả năng chiến đấu, và nó sẽ đặt ra những thách thức nghiêm trọng, và khiến Ấn Độ phải rời đi.

Tại thung lũng Galwan và Suối nước nóng, quân đội Trung Quốc trên thực tế đã buộc phải rút lui sau các cuộc giao tranh với quân đội Ấn Độ và các cuộc đàm phán sau đó vào năm 2020.

Ngay cả tại những địa điểm được gọi là “cùng nhau rút quân” này, chỉ cách vị trí ban đầu của họ một km, lực lượng Trung Quốc đã thiết lập các căn cứ cố định lớn hơn và được hỗ trợ bởi các tấm pin mặt trời để cung cấp năng lượng và những con đường hiện đại dần hình thành để phục vụ cho việc tiếp tế.

Trung Quốc duy trì một số vị trí tạm thời khá thô sơ ở khu vực hồ Spanggur (ngay phía nam hồ Pangong), nhưng ngay cả những vị trí này cũng được hỗ trợ trực tiếp bởi các điểm quân sự lâu dài mà Trung Quốc đã phát triển tại hồ Pangong và các điểm hỗ trợ quân sự thậm chí còn lớn hơn, ăn sâu vào Trung Quốc tại Rutog.

Khả năng Trung Quốc tuyên bố quyền kiểm soát hoàn toàn với Aksai Chin không chỉ dựa trên khả năng thiết lập các vị trí quân sự thường trực ở biên giới của vùng lãnh thổ tranh chấp. Có lẽ điều quan trọng hơn nữa là mạng lưới rộng lớn gồm các nút hậu cần khổng lồ và các căn cứ hỗ trợ mà Trung Quốc thiết lập trong khu vực tranh chấp, và nỗ lực mà họ đã tạo dựng để kết nối những điểm này với các vị trí tiền tuyến của mình bằng cách xây dựng những con đường mới.

Nơi mà trước đây Trung Quốc duy trì một mạng lưới hậu cần có thể hỗ trợ sự hiện diện của vài trăm quân Trung Quốc trên tiền tuyến với Aksai Chin, thì giờ đây cơ sở hạ tầng và mạng lưới hỗ trợ được nâng cấp này đã cho phép Trung Quốc tăng cường hàng nghìn quân cùng một lúc.

Nỗ lực này có vẻ dễ dàng, nhưng để kết nối hiệu quả tất cả các vị trí và căn cứ này với các tuyến liên lạc quân sự hiện có của Trung Quốc, họ phải kiểm soát hiệu quả vị trí địa lý của Aksai Chin.

Điều này có nghĩa là, ví dụ, họ cần thuần hóa lòng sông trong nhiều thung lũng giữa các dãy núi, để đảm bảo tính di động ổn định quanh năm ngay cả khi vào mùa lũ. Bằng cách xây dựng mạng lưới đường mới này, xen kẽ với các căn cứ huyết mạch lớn phía sau chiến tuyến, Trung Quốc đã biến những gì từng là một hành trình dài 5 giờ thành một chuyến đi chỉ mất 1 đến 2 giờ.

Trung Quốc cũng không hạn chế việc mở rộng hậu cần của mình ở Aksai Chin đối với vận tải mặt đất, mà đã mở rộng hậu cần sang phương thức thứ ba bằng cách xây dựng một số sân bay trực thăng lớn bên trong và gần Aksai Chin.

Trước cuộc khủng hoảng năm 2020, các trạm quan sát nhỏ của Trung Quốc thỉnh thoảng được trang bị một sân bay trực thăng nhỏ gần đó, nhưng việc bố trí mới đã được thiết lập bao gồm việc triển khai thường trực toàn bộ phi đội trực thăng tại các điểm hậu cần quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển nhanh chóng của binh lính hoặc vật tư khi cần thiết.

Việc tái phát triển và mở rộng sức mạnh không quân ở biên giới phía tây của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở Aksai Chin, cách tiếp cận tương tự đang được tiến hành trên Cao nguyên Tây Tạng, và kết quả là một hệ thống hậu cần nâng hạ lớn hơn đang nhanh chóng được xây dựng.

Việc mở rộng các đợt triển khai tiền tuyến và hỗ trợ hậu cần của Trung Quốc thậm chí còn mở rộng ra ngoài khu vực Aksai Chin. Kể từ đầu cuộc khủng hoảng năm 2020, Trung Quốc đã xây dựng các thành phố quân sự thực sự trên một sa mạc trống trải.

Những căn cứ khổng lồ này hỗ trợ trực tiếp cho khả năng duy trì sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trong Aksai Chin, và cung cấp cho nước này khả năng tăng cường nhanh chóng sự hiện diện quân sự trong khu vực cho các cuộc chiến tương lai.

Tại hồ Pangong, những con đường mới – và một cây cầu bắc qua hồ ngay bên ngoài lãnh thổ của Ấn Độ – nối dài từ hồ đến thị trấn Rutog, nơi các cơ sở quân sự khổng lồ có thể được nhận thấy từ xa.

Các cơ sở này cung cấp cho việc triển khai lực lượng Trung Quốc thường xuyên, cũng như luân phiên các cuộc tập trận thường xuyên cho phép các đơn vị quân đội Trung Quốc chuẩn bị tốt hơn cho xung đột tiềm tàng ở khu vực này và đặc biệt là ở những độ cao khắc nghiệt.

Các khu vực khác cũng đang có những lợi thế tương tự: ở phía Bắc, các kết nối hậu cần kéo dài đến Căn cứ Không quân Hotan của Trung Quốc, và ở phía Nam, các vị trí tiền phương của Trung Quốc tại Demchok được hỗ trợ bởi các điểm liên kết với các cơ sở quân sự ở Hạt Gar và căn cứ không quân Ngari Gunsa.

Vikram J. Singh, cố vấn cấp cao về châu Á tại Viện Hòa bình Hoa Kỳ, cho biết việc nâng cao nhận thức về tình hình của cuộc khủng hoảng và khả năng răn đe của Ấn Độ sẽ là yếu tố quan trọng để duy trì sự ổn định.

Singh nói: “Trung Quốc đã gặt hái được thành công trong việc giành được quyền kiểm soát thực tế đối với lãnh thổ tranh chấp trên vùng biển của Biển Đông; và nó đã có cách tiếp cận tương tự ở Aksai Chin. Tăng cường khả năng tình báo, giám sát và trinh sát tốt nhất và đầu tư vào quân đội để ngăn chặn các hành động khiêu khích tiếp theo của Trung Quốc là rất quan trọng”.

“Thành công của Bắc Kinh trong việc cưỡng chế và quân sự hóa lãnh thổ tranh chấp dưới hình thức xung đột có thể dễ dàng dẫn đến tính toán sai lầm về điều gì sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ từ một nước láng giềng và có nguy cơ leo thang”.

Singh cho biết, khi Ấn Độ chuyển sang tự lực cánh sinh, nước này nên tận dụng “các đối tác sẵn sàng của mình, Hoa Kỳ, cũng như châu u và Israel, có thể cung cấp công nghệ mà Ấn Độ cần ngay bây giờ để vượt qua thách thức từ Trung Quốc và củng cố nội lực.”

Sự gia tăng quân sự của Trung Quốc trong và xung quanh Aksai Chin, vốn vẫn tiếp tục diễn ra sau khi rút quân hạn chế vào năm 2020, đặt nước này vào một vị thế khó kiểm soát. Các cuộc đàm phán đã không dẫn đến bất kỳ đột phá nào để Ấn Độ cải thiện vị thế hoặc khả năng tiếp cận lãnh thổ ‘vốn đã từng là của họ’.

Về bản chất, thời gian đã đứng về phía Trung Quốc và Ấn Độ hiện phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn (theo nghĩa đen) để khôi phục lại ngay cả quyền kiểm soát đối với các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình ở khu vực này trong khi nước này đồng thời phải đối mặt với những thách thức tương tự tại các địa điểm khác dọc đường biên giới chung ở phía Đông.

Nguồn: The Drive
Văn Sơn biên dịch

Related posts