Đức Nhã
Trung Quốc đưa ra sáng kiến “Vành đai con đường” trên mặt trận quốc tế, khiến các quốc gia đang phát triển có nền kinh tế yếu kém đã rơi vào một cái bẫy nợ độc ác.
Bắc Kinh rơi vào bẫy nợ do tự mình tạo ra
Ông Bùi Mẫn Hân, một học giả người Mỹ nổi tiếng am hiểu về các vấn đề Trung Quốc, đã viết một bài phân tích trên truyền thông Nhật Bản chỉ ra rằng, Bắc Kinh đã cung cấp hàng trăm tỷ đô la Mỹ cho các nước nghèo trong 15 năm qua.
Ngày nay, các nước nghèo này đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm vốn và thiếu lương thực, khiến việc trả các khoản vay từ Trung Quốc ngày càng khó khăn hơn, và khiến ĐCSTQ rơi vào bẫy nợ do chính họ tạo ra. Hiện tại Trung Quốc không có lựa chọn nào tốt để có thể trèo ra khỏi “cái hố do chính họ tự đào“.
Trong một bài bình luận trên báo Nikkei Asia, ông Bùi Mẫn Hân cho biết, với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, lạm phát tăng cao, lãi suất tăng lên, sự suy thoái sắp xảy ra của Mỹ và các nước châu Âu, nhiều nước nghèo đang phải đối mặt với những khó khăn kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Các quốc gia nghèo này đã nhận hàng trăm tỷ USD tiền vay trong 15 năm qua, hiện đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm vốn và thiếu lương thực.
Chính phủ của các quốc gia có thu nhập thấp này ngày càng gặp khó khăn trong việc trả các khoản vay từ Trung Quốc. Một số quốc gia thậm chí còn nợ Trung Quốc nhiều hơn tỷ lệ nợ trên bảng công bố, rằng các khoản cho vay không tiết lộ của Trung Quốc dành cho các nước đang phát triển đã chiếm ít nhất 15% GDP của các nước này.
Trung Quốc là chủ nợ đơn lẻ lớn nhất đối với các nước nghèo này, trong đó gần 2/3 các khoản cho vay là dành cho cơ sở hạ tầng. Trong tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay, các dự án cơ sở hạ tầng đã được xây dựng như đường thu phí, bến cảng và nhà máy điện bị ảnh hưởng doanh thu do giảm lưu lượng và giảm tiêu thụ điện năng. Điều này sẽ khó có thể tạo đủ doanh thu để trả các khoản vay cho Trung Quốc.
Ngoài ra, bởi vì các khoản vay từ Trung Quốc thường được thế chấp bằng thu nhập tạo ra từ các nguồn tài nguyên, hiện nay chỉ có dầu và các nguồn năng lượng khác, do đó rủi ro vỡ nợ trong thời kỳ suy thoái này sẽ tăng lên đáng kể, cơ bản là do nhu cầu và giá cả hàng hóa giảm, những yếu tố này cũng sẽ làm giảm thu nhập cần thiết để trả nợ.
Ông Bùi Mẫn Hân cho rằng, trên thực tế, Bắc Kinh không có lựa chọn nào tốt để thoát khỏi hố tiền lớn mà họ đã tự đào cho mình, bởi vì trong cuộc khủng hoảng kinh tế, việc Trung Quốc gây áp lực lên Sri Lanka và các chính phủ vỡ nợ khác là vô ích và thậm chí phản tác dụng.
Bắc Kinh sẽ không chỉ mất tiền mà còn tự hủy hoại danh tiếng. Nếu các khoản nợ của các nước nghèo bị hủy bỏ hoàn toàn, sẽ dẫn đến thiệt hại lớn cho các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc, và chính quyền Bắc Kinh cuối cùng sẽ phải bù đắp.
Vì vậy ông Bùi Mẫn Hân đề nghị có thể giảm các khoản nợ cho các nước nghèo nhất, đặc biệt là các nước thu nhập thấp ở châu Phi cận Sahara, nơi chiếm khoảng một nửa các khoản cho vay nước ngoài của Trung Quốc, những quốc gia này có thể được ưu tiên nếu Bắc Kinh có kế hoạch xóa hầu hết các phần nợ lớn của mình.
Ông Bùi Mẫn Hân cũng nói thêm rằng Trung Quốc cũng có thể chọn cơ cấu lại các khoản nợ, giảm lãi suất và tạm ngừng trả nợ, thậm chí kéo dài thời hạn cho vay, để tránh nguy cơ vỡ nợ. Đồng thời, Trung Quốc nên hợp tác với các nhà tài trợ và chủ nợ quốc tế khác để giúp các nước đang phát triển vượt qua cơn bão kinh tế toàn cầu sắp tới.
Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu hiện nay do Nga xâm lược Ukraine đã khiến lạm phát tăng cao. Với tình hình kinh tế thế giới u ám như hiện nay, Trung Quốc nên chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng nợ mà họ đã tạo ra, bây giờ là cơ hội tốt nhất cho Trung Quốc, nhưng trớ trêu thay, nguồn gốc của những vấn đề này cũng chính là từ ĐCSTQ.
Sri Lanka đã trở thành một đại diện tiêu biểu cho “chính sách ngoại giao bẫy nợ” của ĐCSTQ
ĐCSTQ đưa ra sáng kiến “Vành đai con đường” để mở rộng ảnh hưởng của mình, trong quá trình này, các tranh chấp tiếp tục xảy ra và một số nước tham gia đã rơi vào bẫy nợ.
Theo báo cáo của tin tức kinh tế Nhật Bản Nikkei, Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát các dự án cơ sở hạ tầng cao cấp của Sri Lanka, làm dấy lên lo ngại rằng nước này sẽ sớm trở thành thuộc địa của Trung Quốc. Các sự kiện ở Sri Lanka nêu bật cách Trung Quốc định thống trị thế giới. Trung Quốc là chủ nợ đầy dã tâm của thế giới. Bắc Kinh đang làm tha hóa các nhà lãnh đạo quốc gia, nhấn chìm họ trong nợ nần, và cuối cùng là gây bất ổn cho chính quyền của họ. Có vẻ như Bắc Kinh đang đặc biệt nhắm vào các nền dân chủ.
Sri Lanka đã không thể hoàn trả số tiền nợ Trung Quốc vào năm 2017, đã “cho trung Quốc thuê” cảng nước sâu phía Nam Hambantota trong thời hạn 99 năm. Nhưng sau khi thay đổi chế độ của nước này, chính phủ mới của tổng thống mới của Sri Lanka, ông Gotabaya Rajapaksa vì lợi ích quốc gia muốn sẽ hủy bỏ việc cho thuê này.
Cảng Hambantota nằm cách thủ đô Colombo 240 km về phía Đông Nam và ở cực Nam của Sri Lanka. Kế hoạch phát triển này là điểm nổi bật trong thành tựu chính trị của cựu tổng thống dựa vào khoản vay lên tới 85% từ Trung Quốc, hoàn thành giai đoạn đầu tiên vào năm 2010, nhưng hiệu quả hoạt động của cảng không như mong đợi.
Tờ “Nikkei Asia” cho rằng Cảng Hambantota đã trở thành một đại diện tiêu biểu cho “chính sách ngoại giao bẫy nợ” của ĐCSTQ.
Vào tháng 4 năm nay, Sri Lanka đã chính thức tuyên bố rằng “tất cả các khoản nợ nước ngoài đều không thể trả được”. Lúc đó, tổng số nợ nước ngoài của nước này được tính toán lên tới 51 tỷ USD, trong khi các khoản thanh toán cho các “công trình cơ bản” của Trung Quốc chiếm khoảng 10%, từ cảng mới đến sân bay, đường cao tốc,… nhưng một số công trình bị phê phán là bị bỏ hoang.
Vào thời điểm đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố rằng hai nước luôn hiểu và ủng hộ nhau theo phương thức “Thái Cực Quyền”, Trung Quốc đã và đang làm hết sức mình để giúp đỡ Sri Lanka phát triển kinh tế – xã hội, Trung Quốc sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai, nhưng không có câu trả lời cụ thể về cách giúp Sri Lanka.
Hãng truyền thông Nhật Bản “Nikkei Asia” tiết lộ rằng, trong cuộc nội chiến ở Sri Lanka, doanh thu bán vũ khí mà Trung Quốc thu được lên tới 1,8 tỷ USD; lãi suất trung bình lên đến 3,3%, gần gấp 5 lần lãi suất cho vay của Nhật Bản.
Đồng thời, với danh nghĩa “Vành đai con đường”, Trung Quốc đã “đầu tư” 1,4 tỷ USD để thực hiện các dự án khai hoang gần bờ biển Colombo để xây dựng một trung tâm thương mại hiện đại, trong một nỗ lực cho phép Bắc Kinh có được nguồn tài nguyên chiến lược ở Ấn Độ Dương.
Đức Nhã
Theo Visiontimes