Những nền kinh tế nô lệ thời hiện đại

Huyền Anh

Nạn buôn người ở Đông Nam Á đang là chủ đề nóng, và người Hong Kong là một trong những nạn nhân. (Ảnh: : Getty Images)

Báo cáo tình hình Buôn người năm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm 19/7 đặc biệt đề cập đến Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Dự án này bị cáo buộc là bóc lột quyền tự do của người lao động. Họ bị giữ giấy tờ phi pháp, không được trả lương và thậm chí còn bị đối xử bạo lực và tấn công tình dục. Một nền kinh tế nô lệ từ buổi bình minh của nền văn minh nhân loại vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Theo Báo cáo tình hình Buôn người 2022 (Trafficking in Persons Report) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm 19/7, Campuchia, Trung Quốc, Việt Nam, Brunei và Ma Cao được xếp vào nhóm các nước hạng ba. Báo cáo nêu rằng, nguyên nhân là do các quốc gia không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu để xóa bỏ nạn buôn người và chưa có nhiều nỗ lực để thực hiện điều này. Hong Kong cũng nằm trong danh sách theo dõi ở hạng hai.

Vụ buôn người ở Campuchia, gần đây đã trở thành một chủ đề nóng ở Hong Kong và Đài Loan, không phải là một hiện tượng mới nổi, cũng không phải là một hiện tượng chỉ có ở Campuchia. Có tin đồn rằng ngay cả những người ở Hong Kong cũng đã bị lừa. Một tin đồn khác chỉ ra rằng, việc Trung Quốc gần như tự phong tỏa trong hai năm qua đã khiến cho những kẻ buôn người phải đến Hồng Kông, Đài Loan và những nơi khác để tìm “nguồn cung thay thế”. Nhưng suy cho cùng, Đài Loan được hưởng quyền tự do ngôn luận, và điều phi lý sẽ sớm được phơi bày.

Kể từ buổi bình minh của nền văn minh nhân loại, trên khắp thế giới đã tồn tại nhiều hình thức nô lệ khác nhau. Thậm chí có thể nói rằng một xã hội hiện đại không có nô lệ là một điều dị thường. Lịch sử xóa bỏ nô lệ bắt đầu ở châu Âu vào thế kỷ 18. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: “Chế độ nô lệ có thực sự đang dần bị xóa bỏ?”

Adam Smith – cha đẻ của kinh tế học hiện đại, trong cuốn sách “The Wealth of Nations” (Tài sản của các quốc gia) có một chương nói về chế độ nô lệ. Ông Smith tin rằng năng suất lao động của nô lệ chắc chắn không cao bằng những lao động tự do. Bởi vì nô lệ không có động lực để tiến bộ và chi phí quản lý là cực kỳ cao. Trên thực tế, từ thời cổ đại, loài người đã sử dụng các phương pháp khác nhau để thay thế lao động giản đơn, chẳng hạn như sử dụng gia súc và ngựa hoặc máy móc thô sơ. Trên thực tế, biểu tượng nguyên thủy nhất của lao động là gia súc.

Trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ vào những năm 1860, người ta cho rằng cuộc chiến vì mục đích giải phóng nô lệ da đen, nhưng ít người biết rằng đây cũng là “cuộc cách mạng công nghiệp” đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Trên thực tế, vào thời điểm đó, nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ đã được công nghiệp hóa rộng rãi, và nền kinh tế trang trại được vận hành bằng sức lao động của nô lệ không cao bằng máy móc. Nói cách khác, Hoa Kỳ bắt đầu thay thế lực lượng lao động bằng máy móc vào giữa thế kỷ 19, đó là lý do chính cho việc giải phóng nô lệ. Cuộc cách mạng vĩ đại nhất của xã hội hiện đại là biến con người từ lực lượng lao động sang người tiêu dùng.

Trước đây, nông nghiệp cần lao động nên mới du nhập lao động nô lệ. Sau này Mỹ phát triển về phía Tây, xây dựng đường sắt xuyên lục địa và khai thác mỏ, lao động nô lệ cũng du nhập từ châu Á sang, đặc biệt là từ Trung Quốc. Vậy thì ở thế kỷ 21 hậu hiện đại, loại công việc nào cần nhiều lao động? Tại sao các nhóm tội phạm buôn người lại dụ dỗ người từ Trung Quốc, Đài Loan và cả Hồng Kông sang đó làm nô lệ?

Một số công việc, chẳng hạn như mại dâm, vẫn chỉ có con người làm được. Nhưng không phải tất cả ngành công nghiệp tình dục đều dựa vào buôn người để cung cấp lao động, và cũng không chỉ có phụ nữ bị bán sang Đông Nam Á. Có thông tin cho rằng cả nam giới cũng bị buôn bán, chủ yếu bị ép buộc tham gia vào các trò lừa đảo trực tuyến và qua điện thoại. Nhưng chính xác thì có gì ở Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông mà người dân địa phương không có?

Kỹ năng cốt lõi thực sự của mọi tổ chức tội phạm là: rửa tiền. Vì vậy, để chống lại những tội phạm này, cuối cùng vẫn phải thông qua các phương tiện tài chính – từ tiền để điều tra chủ mưu đứng sau. Ngoài ra, các nhóm lừa đảo trực tuyến và qua điện thoại ở Đông Nam Á hoạt động bằng cách thao túng những người bị buôn bán cuối cùng vẫn là “dùng người của mình lừa dối người mình”. Nói cách khác, người chịu trách nhiệm cuối cùng vẫn có thể là một số người Trung Quốc.

Mặc dù Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các thủ lĩnh của các nhóm cá nhân liên quan đến nạn buôn người, nhưng miễn là chính quyền địa phương còn tiếp tục nhắm mắt làm ngơ, ngay cả Trung Quốc bị ảnh hưởng nhiều nhất cũng nhắm mắt làm ngơ trước vấn đề này, thì các tổ chức tội phạm vẫn sẽ hoạt động như một doanh nghiệp bình thường.

Huyền Anh

Theo Visiontimes

Related posts