Trung Quốc tăng thu ngân sách bằng cách phạt nặng: Bán khoai tây giá 2 tệ bị phạt 300,000 tệ

Thanh Hà

Một thương gia ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang đã bị cơ quan quản lý địa phương phạt một khoản tiền khổng lồ 300.000 tệ (1 tỷ VNĐ) vì mua khoai tây với giá 1,2 tệ (4200 VNĐ) và bán chúng với giá 2 tệ (7000 VNĐ), cho rằng hình phạt này là hợp lý, và nhiều cửa hàng rau quả địa phương đã bị phạt khác nhau. (Ảnh: Getty Images)

Gần đây, một thương gia ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang đã bán khoai tây với giá 2 tệ (0.42 Úc kim), trong khi giá mua vào là 1.2 tệ (0.25 Úc kim), vì vậy Cục giám sát thị trường thành phố Đại Khánh đã phạt thương gia 300.000 tệ (63,000 Úc kim). Họ tuyên bố rằng hình phạt là hợp lý, và nhiều cửa hàng trái cây và rau quả địa phương đã bị phạt. Về những hiện tượng như vậy, một số nhà phân tích cho rằng, một số chính quyền địa phương ở Trung Quốc đang gặp khó khăn về tài chính, để tạo thu nhập họ tiến hành phạt nặng người dân.

Một thương gia ở Đại Khánh đã mua khoai tây với giá 1.2 tệ (0.42 Úc kim) và bán với giá 2 tệ (0.25 Úc kim) và bị phạt hơn 300,000 tệ (63,000 Úc kim)

Theo Nhật báo Kinh doanh Hà Nam, vào ngày 20 tháng 8, Cục Giám sát thị trường thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang đã trừng phạt nhiều thương gia với lý do tăng giá, làm rối loạn hoạt động của thị trường. Trong số đó, Phòng kinh doanh khoai tây Vương Tam của chợ bán buôn nông sản Đại Khánh đã thu mua khoai tây với giá 1,2 tệ / cân (1 cân Tàu là 0,5 kg), và nâng giá bán lên 2 tệ / cân (1 cân Tàu là 0,5 kg), nên người kinh doanh đã bị đưa ra mức phạt 300.000 tệ.

Ngoài ra, một loạt trường hợp được gọi là nâng giá giá do Cục Giám sát thị trường Đại Khánh ghi nhận cũng bị phạt, vì giá rau hàng ngày vượt quá mức chênh lệch giá tối đa, với mức phạt từ 10.000 đến 30.000 tệ (tức từ 30 triệu đến 105 triệu VNĐ). Ví dụ, Siêu thị rau quả tươi Hy Vọng Khánh bán mướp khía, đậu đũa, bông cải xanh, v.v., với tỷ lệ tăng giá cao nhất là 47,76% và mức phạt đưa ra là 30.000 tệ (105 triệu VNĐ). Nhiều cửa hàng rau quả khác như Siêu thị thực phẩm tươi sống Huệ Cấu ở Khu công nghệ cao cũng bị phạt.

Về vấn đề này, người dân cho rằng, mức giá tăng là có thể chấp nhận được, và họ đặt câu hỏi về mục đích của Cục Giám sát thị trường Đại Khánh khi phạt nặng những người buôn bán. Cư dân mạng Trung Quốc đã để lại bình luận: 

“Hơi thái quá! Là người tiêu dùng, tôi thấy mức giá này là hợp lý”;

“Sau khi trừ phí vận chuyển, phí bốc xếp, tổn hao do thối hỏng, thì đây chẳng phải là mức giá có lương tâm đó sao?”;

“Giá này không cao. Chỉ nhìn giá bán mà không nhìn giá nhập à. Rau tươi có tỷ lệ hao hụt thối hỏng. Không mất tiền, cho không thì mới được coi là giá rẻ à?”;

“Tùy tiện phạt thì cũng phải bị phạt”…

5 cân (2,5 kg) cần tây lãi 10 tệ (2.1 Úc kim), phạt 66,000 tệ (13,860 Úc kim), dầu mù tạt lãi 1.6 tệ (0.336 Úc kim, phạt 5.000 tệ (1050 Úc kim)

Đây không phải là lần đầu tiên ở Trung Quốc, một thương gia ở Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang bị phạt một số tiền lớn vì tăng giá khoai tây, và những vụ việc tương tự đã liên tục xảy ra.

Theo Zhengguan News, một cửa hàng ngũ cốc và dầu thực vật ở quận Du Dương, thành phố Du Lâm, tỉnh Thiểm Tây, vào tháng 10 năm 2021, đã mua vào 7 cân (3.5 kg) cần tây từ nông dân, trong đó 2 cân (1 kg) đã được Cục Giám sát thị trường huyện Du Dương lấy đi xét nghiệm, số còn lại 5 cân (2,5 kg) được bán với giá 4 tệ / cân và lợi nhuận ròng chưa đến 10 tệ.

Khoảng một tháng sau, cửa hàng nhận được phản hồi từ bộ phận giám sát thị trường rằng, một chỉ tiêu của lô cần tây vượt tiêu chuẩn. Do không thu hồi được cần tây đã bán, không cung cấp được giấy phép và hóa đơn của nhà cung cấp, nguồn gốc mua hàng không trung thực, và không nói rõ nguồn gốc hàng hóa, nên Cục Giám sát thị trường huyện Du Dương đã quyết định phạt hành chính. 66.000 tệ (1 tỷ VNĐ).

Vào tháng 3 năm nay, một cửa hàng bánh nướng ở quận Tân Xuyên, Thiểm Tây đã mua một chai dầu mù tạt với đơn giá 5 tệ để làm món cà tím sốt. Tuy nhiên, bộ phận giám sát thị trường phát hiện dầu mù tạt không ghi ngày sản xuất, cửa hàng không kiểm tra giấy phép và chứng chỉ năng lực của nhà cung cấp khi thu mua, xác định khoản thu bất hợp pháp là 1.6 tệ, và phạt 5000 tệ.

Theo báo cáo, kể từ năm 2021, cục này đã áp dụng tổng cộng 21 vụ việc liên quan đến an toàn thực phẩm, với số tiền phạt hơn 50,000 tệ (10,500 Úc kim) đối với những người kinh doanh nhỏ lẻ, tiền phạt gấp 100 đến 200 lần số tiền thu được, cá biệt có trường hợp gấp hơn 3000 lần.

Một số nhà phân tích cho rằng: Một số chính quyền địa phương ở Trung Quốc do khó khăn tài chính nên đã dựa vào việc phạt nặng người dân để tạo thu nhập

Theo Đài Á Châu Tự Do, các chính quyền địa phương ở Trung Quốc phạt nặng người dân đã khiến dư luận bất bình. Kim Sơn (hóa danh), một nhà bình luận kinh tế Trung Quốc, mô tả vụ phạt cần tây ở Du Lâm, Thiểm Tây là một sự kiện mang tính bước ngoặt, phản ánh sự túng thiếu tài chính của một số chính quyền địa phương.

Nhà bất đồng chính kiến ​​Lâm Sinh Lượng cũng cho rằng, dưới áp lực đi xuống của nền kinh tế, các vụ việc chính quyền các địa phương Trung Quốc phạt nặng người dân sẽ tiếp tục xảy ra. “Đây chính là các địa phương sáng tạo tăng thu nhập, và sẽ có nhiều mức phạt cao ngất trời. Vấn đề tiền phạt liên quan đến môi trường chung, chính quyền trung ương yêu cầu chính quyền địa phương nộp thu ngân sách”.

Ông Lâm Sinh Lượng cho biết: “Cùng với sự nổ vỡ của bong bóng bất động sản, việc đóng cửa một số lượng lớn doanh nghiệp, và việc rút vốn nước ngoài, chính quyền địa phương lại phải hoàn thành nhiệm vụ, nên họ chỉ có thể tìm ra những nhóm dễ bị tổn thương như tiểu thương và hàng rong. Nói một cách tương đối, những người buôn bán nhỏ và bán hàng rong này dễ bị họ gặt hái hơn”.

Thanh Hà
Theo Visiontimes

Related posts