Ông Tập vội vàng từ Trung Á trở về và bài báo lạ khiến tin đồn lan tỏa

Trần Phong

Vào ngày 16 tháng 9, Tổng thống Nga Putin đã nói chuyện với Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh SCO. (Ảnh: Sputnik).

Ông Tập Cận Bình đã vội vàng kết thúc chuyến thăm Trung Á kéo dài 3 ngày, đi thẳng từ địa điểm tổ chức Hội nghị Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Samarkand ra sân bay đáp chuyên cơ lúc nửa đêm ngày 16/9 trở về Bắc Kinh. Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Công an Vương Tiểu Hồng, đã đăng bài viết trên ấn phẩm của đảng kêu gọi trung thành và bảo vệ ông Tập. Các động thái này làm dấy lên nhiều đồn đoán.

Tờ Guangming Daily ngày 17/9 đưa tin, vào chiều ngày 16/9 (giờ địa phương), sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh SCO tại thành phố Samarkand, Uzbekistan, ông Tập Cận Bình đã đáp chuyên cơ trở về Trung Quốc. Tổng thống Uzbekistan Mirziyoyev và Thủ tướng Aripov đã lần lượt ở bên ngoài địa điểm tổ chức và sân bay để đưa tiễn.

Bài báo cho biết vào nửa đêm ngày 16/9, ông Tập Cận Bình đã trở về Bắc Kinh. Đi cùng chuyến bay này còn có ông Đinh Tiết Tường – Ủy viên Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, Bí thư Ban Bí thư Trung ương ĐCSTQ, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương ĐCSTQ; ông Dương Khiết Trì – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại của Trung ương; ông Vương Nghị – Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao; ông Hà Lập Phong  – Phó Chủ tịch Ủy ban Chính hiệp toàn quốc, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia.

Các nguồn tin từ Chính phủ Uzbekistan xác nhận với Reuters rằng ông Tập vắng mặt trong bữa tối hôm đó. Ngoài ra, theo bức ảnh chụp chung bữa tối thượng đỉnh được tài khoản Twitter New Heights official website công bố hôm 17/9, có thể thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cùng các nhà lãnh đạo khác đều tham dự, nhưng ông Tập Cận Bình vắng mặt.

Vào ngày ông Tập Cận Bình trở lại Trung Quốc ngày 16/9, Bộ trưởng Công an Trung Quốc Vương Tiểu Hồng đã đăng một bài viết có tiêu đề “Những thành tựu lịch sử và những thay đổi trong công tác Công an trong thời kỳ mới” trên “Thời báo Học tập” của trường Đảng Trung ương. Bài viết yêu cầu đội ngũ công an nhân dân phải “kiên định trung thành với hạt nhân [Tập Cận Bình], ủng hộ hạt nhân, làm theo hạt nhân, bảo vệ hạt nhân” “kiên quyết nghe theo mệnh lệnh của Tổng Bí thư Tập Cận Bình trong mọi lúc và mọi hoàn cảnh”. Ông Vương Tiểu Hồng cũng nhấn mạnh rằng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ “phải đoàn kết chặt chẽ hơn nữa xung quanh Trung ương Đảng, lấy đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân”. 

Điều đáng chú ý là trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh SCO hôm 16/9, ông Tập Cận Bình kêu gọi các quốc gia thành viên ngăn chặn cái gọi là thế lực bên ngoài giật dây cuộc cách mạng màu (cụm từ để chỉ những phong trào chính trị trong một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ hay thuộc vùng Balkan trong những năm đầu thập niên 2000). Trong bài đăng cùng ngày, ông Vương Tiểu Hồng  nhấn mạnh rằng “công an mang họ đảng” và tập trung vào việc ngăn chặn và chống lại “các cuộc cách mạng màu”.

Việc ông Tập Cận Bình vội vã trở về Trung Quốc trong đêm, khiến ngoại giới liên tưởng đến việc liệu có phải ở trong nước Trung Quốc đã xảy ra chuyện lớn gì ảnh hưởng đến việc ông tái đắc cử? 

Tài khoản Twitter New Heights official website nêu nghi vấn như sau: “Ông Tập Cận Bình đã vội trở về Bắc Kinh trước thời hạn. Với tư cách là người khởi xướng quan trọng cho cuộc họp, nếu không có sự kiện lớn, ông Tập sẽ không vắng mặt trong bức ảnh tập thể khi bế mạc cuộc họp. Chỉ có ba khả năng xảy ra tình huống này: Thứ nhất, kế hoạch ban đầu giữa ông Tập và ông Putin sụp đổ; thứ hai, có một vấn đề lớn với cơ thể của ông Tập; thứ ba, tình hình chính trị trong nước có sự thay đổi lớn. Bạn nghĩ cái nào có nhiều khả năng hơn?”

Tài khoản Twitter @ZhaoMingObserve cho hay: “Theo trang web của Bộ Ngoại giao, Tập đã từ Trung Á trở về Bắc Kinh (Beijing), có thông tin cho biết Tổng thống Uzbekistan Mirziyoyev và Thủ tướng Aripov đã tiễn tại sân bay nhưng dường như không có ai chào đón phái đoàn ông Tập tại sân bay Bắc Kinh. Hơn nữa, cả Tân Hoa Xã và Renri.com đều không đưa tin, chỉ có Bộ Ngoại giao công bố tin tức. Năm 2012, khi Hồ Cẩm Đào trở về sau chuyến thăm, cũng không có ai chào đón ông ở sân bay, ông được thông báo trực tiếp tổ chức một cuộc họp tại núi Vũ Tuyền. Trò chơi lớn đang đến!!”

Ngoài ra, các cư dân mạng Twitter khác đã để lại nhiều bình luận, Vision Times trích dẫn như sau:

“Còn có khả năng nữa là ông ấy không yên tâm về tình hình trong nước.”

“Tôi luôn cảm thấy vụ cháy Trường Sa quá tình cờ.”

“Tòa nhà Viễn thông Trường Sa bốc cháy tận trời là tín hiệu tốt nhất.”

“Có một khả năng lớn. Hiện Nga cần hỗ trợ quân sự. Nhưng Trung Quốc không dám can dự vì sợ các lệnh trừng phạt của Mỹ.”

Nhà bình luận thời sự Nhạc Sơn nói với Đài truyền hình NTD hôm 17/9 rằng, “Theo các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình đã đi thẳng từ địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh SCO ở Samarkand, và trở về Bắc Kinh lúc nửa đêm. Hành động vội vã như vậy khiến người ta không khỏi tưởng tượng rằng một điều gì đó nghiêm trọng đã xảy ra trong nước.”

Ông Nhạc Sơn cho biết thêm, “[Nguyên nhân] chuyến thăm [nước ngoài] lần này của ông Tập trước Đại hội 20 của ĐCSTQ, ban đầu được một số người cho rằng vì ông tin tưởng vào việc tái cử tại Đại hội 20. Nhưng hiện nay, việc ông Tập Cận Bình về nước ngay trong đêm có thể thấy chuyến thăm của ông ấy luôn thấp thỏm lo sợ, lo các thế lực chống Tập nổi dậy.” Nhà bình luận Nhạc Sơn cho rằng ông Tập có mối quan tâm khác, bài phát biểu của ông Tập tại hội nghị thượng đỉnh SCO tiết lộ rằng điều đáng lo ngại nhất là các quốc gia thành viên đề phòng cái gọi là thế lực bên ngoài giật dây cách mạng. Ông Tập sợ giang sơn đỏ của ông ấy đổi màu, chính quyền đổi chủ.

Related posts