10 sự kiện nổi bật của Trung Quốc năm 2022

Đông Phương

10 sự kiện nổi bật ở Trung Quốc năm 2022 (Phần 1): Olympic Mùa đông Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đắc cử nhiệm kỳ 3, ông Hồ Cẩm Đào bị ‘xốc nách’ khỏi hội trường, rơi máy bay MU5735, hạn hán kỷ lục cạn trơ đáy hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc. (Ảnh NTD Việt Nam tổng hợp từ Getty Images và video)

Năm 2022 tiếp tục là một năm đầy biến cố đối với Trung Quốc. Hãy cùng NTD Việt Nam điểm lại 10 sự kiện đáng chú ý nhất tại quốc gia tỷ dân này.

Xuyên suốt cả năm, vấn đề gây nhức nhối nhất có lẽ là chính sách phòng dịch cực đoan “Zero Covid” do chính quyền ông Tập thúc đẩy. Sau khi gây ra vô số thảm hoạt thứ cấp và dẫn đến “Phong trào Giấy trắng”, mới đây chính sách này đã được dỡ bỏ nhưng đi sau nó lại là làn sóng lây nhiễm ồ ạt với hàng loạt ca tử vong.

Trong năm vừa qua, thế giới cũng đổ dồn ánh mắt về Trung Quốc với các sự kiện như Olympic Mùa đông Bắc Kinh, Đại hội đảng 20 với nhiệm kỳ thứ 3 của ông Tập, máy bay MU5735 rơi khiến toàn bộ 132 hành khách và thành viên phi hành đoàn tử vong, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân qua đời, cùng các thiên tai nhân họa khác.

1. Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh

Cuối tháng 7/2015, Bắc Kinh chính thức được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) chọn là thành phố đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2022, bất chấp những lo ngại về việc thiếu tuyết tự nhiên trên núi và sự phản đối của các nhóm nhân quyền.

Đến cuối năm 2019, đầu năm 2020, thế giới bất ngờ đón trận đại dịch toàn cầu mang tên COVID-19. Thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc được coi là nơi đầu tiên bùng phát dịch bệnh, tuy nhiên do chính quyền Trung Quốc thiếu minh bạch thông tin, dịch bệnh đã nhanh chóng lan ra toàn cầu và các quốc gia bắt đầu chính sách phong tỏa (lockdown), từ các đơn vị hành chính cấp thấp nhất cho đến biên giới quốc gia.

Hầu như ngoại giới đều cho rằng Olympic Mùa đông Bắc Kinh sẽ phải tạm hoãn do dịch bệnh và làn sóng tẩy chay từ quốc tế, nhưng cuối cùng thế vận hội này vẫn được tổ chức từ ngày 4/2 đến 20/2/2022. Pháo hoa bên ngoài sân vận động Tổ Chim ở Bắc Kinh, nơi diễn ra lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh hôm 4/2/2022. (Li Xin – Pool/Getty Images)

Do những vi phạm nhân quyền của chế độ này, trong số 91 quốc gia tham dự, chỉ có 25 nước cử quan chức tới Bắc Kinh tham dự lễ khai mạc.

Trước thềm Olympic Bắc Kinh 2022, 243 tổ chức phi chính phủ trên thế giới đã ra tuyên bố chung, kêu gọi các chính phủ tẩy chay ngoại giao Thế vận hội Mùa đông 2022. Các tổ chức còn thúc giục vận động viên và nhà tài trợ của các nước không “hợp pháp hóa” cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ.

Các nhà hoạt động tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles, California, Mỹ vào ngày 3/11/2021, kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 do lo ngại về hồ sơ nhân quyền của ĐCSTQ. (FREDERIC J. BROWN/AFP via Getty Images)

Những người tham dự Olympic Bắc Kinh phải ở trong “bong bóng khép kín”, hay còn gọi là “bong bóng Olympic”, tách biệt hoàn toàn với bên ngoài. Bài báo đăng ngày 11/2 trên tờ The Wall Street Journal viết, Thế vận hội Mùa đông nên là một đại tiệc thể thao sôi nổi của toàn cầu, nhưng các vận động viên tại Bắc Kinh lại phải sinh hoạt và thi đấu trong nỗi ám ảnh về phương pháp phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh cực đoan.

Các vận động viên chỉ có thể nhìn thấy cuộc sống thường ngày của người dân Bắc Kinh thông qua ô cửa kính xe buýt. Các nhà báo, phóng viên không được phép băng qua con đường nối từ sân thi đấu khúc côn cầu đến sân trượt băng, chỉ vì con đường này không nằm trong “bong bóng khép kín” của thế vận hội.

Bảo vệ đóng cổng và kéo thanh chắn sau khi một chiếc xe đi vào một khách sạn hôm 29/1/2022 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Khách sạn này nằm trong khuôn viên “bong bóng Olympic” của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022. (Kevin Frayer/Getty Images)

Sau khi biến thể Omicron cập bến Trung Quốc, thế vận hội đã hủy bỏ bán vé cho khán giả vào xem. Không có bạn bè hoặc gia đình hiện diện, các vận động viên gần như tranh tài trong các sân đấu vắng bóng người. Họ phải xét nghiệm Covid-19 hàng ngày và đeo khẩu trang. Ai cũng lo sợ rằng nếu kết quả xét nghiệm dương tính, sẽ bị đưa vào cơ sở cách ly và bất lực nhìn kết quả rèn luyện bao năm thành công cốc.

2. Ông Tập thanh trừng chính trị, dọn đường đến nhiệm kỳ 3

Đại hội lần thứ 20 của ĐCSTQ được tổ chức vào mùa thu năm 2022 là một sự kiện lớn với chế độ và chính ông Tập Cận Bình. Ngay từ đầu năm, chính quyền ông Tập đã hạ rất nhiều “hổ” để cảnh cáo phe đối lập.

Những ai quen thuộc với lịch sử của ĐCSTQ đều biết rằng cụm từ “đấu tranh đường lối” mang một sức nặng rất lớn. Trong 100 năm thành lập, ĐCSTQ đã trải qua 11 lần đấu tranh đường lối. Cũng chính là cuộc tranh giành quyền lực ‘kẻ sống người chết’ giữa các lãnh đạo cấp cao nhất của chế độ này.

Từ ngày 15/1, CCTV đã phát sóng bộ phim tài liệu chống tham nhũng mang tên “Không khoan nhượng” do Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ phát hành. Truyền thông Hong Kong cho rằng, loạt phim này đã tiết lộ tình tiết các vụ án lớn, như vụ băng đảng chính trị của cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Tôn Lực Quân, nhằm mục đích răn đe.

Tối ngày 15/1/2022, cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Tôn Lực Quân lộ diện trong bộ phim tài liệu chống tham nhũng “Không khoan nhượng”. (Ảnh chụp màn hình)

Kế đến là cú ngã ngựa của hai cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, gồm các ông Lưu Ngạn Bình và Phó Chính Hoa. Cả hai đều là thành viên băng đảng chính trị Tôn Lực Quân.

Trước đó ngày 24/1/2022, Bộ Công an Trung Quốc tuyên bố thành lập tổ đặc biệt để “loại bỏ nọc độc còn sót lại của băng đảng chính trị Tôn Lực Quân”. Tổ chuyên trách này do ông Vương Tiểu Hồng, khi đó là Thứ trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Bộ Công an Trung Quốc, phụ trách. Ông Vương là thân tín của ông Tập Cận Bình.

Ngoại giới nhìn chung cho rằng, thế lực hậu thuẫn đứng sau “băng đảng Tôn Lực Quân” là cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng (Giang – Tăng). Đây lại là đối thủ chính trị sống còn của ông Tập.

Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng – đối thủ chính trị của ông Tập Cận Bình. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Tới giữa năm, chính quyền ông Tập cho xét xử “cá sấu tài chính” lớn nhất Trung Quốc – doanh nhân Tiêu Kiến Hoa – “người được chọn” bởi tập đoàn lợi ích Giang – Tăng, người sẽ đứng ra ánh sáng để thao túng, rửa tiền và kiếm tiền với khối lượng khổng lồ cho thế lực trong bóng tối. Nguồn tin nội bộ tiết lộ, trường hợp của Tiêu Kiến Hoa được gọi là “Đại án số một Trung Nam Hải”.

Vụ án mất hơn 5 năm 4 tháng để thẩm tra và đưa ra xét xử. Đây là trường hợp có thời gian thẩm tra lâu nhất kể từ khi ông Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng vào năm 2013. Ngoại giới cho rằng, vì đã nắm được “bằng chứng” do Tiêu Kiến Hoa cung cấp, ông Tập chọn xử vụ án trước thềm Đại hội 20 để cảnh báo Giang – Tăng và bè lũ.

Cuối cùng, ông Tiêu bị kết án 13 năm tù vào ngày 19/8. Cơ quan chức năng cho biết, vụ án Tiêu Kiến Hoa có liên quan tới gần 88 tỷ USD, trong đó chỉ riêng tiền hối lộ đã là hơn 99 triệu USD, vì “lập công” nên ông được nhận mức án nhẹ.

‘Cá sấu tài chính’ Trung Quốc – ông Tiêu Kiến Hoa (trái) vừa bị kết án 13 năm tù. Ông này được cho là doanh nhân phục vụ cho các lãnh đạo cấp cao thuộc phe Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng (phải). (Ảnh tổng hợp)

Bên cạnh đó, chính quyền ông Tập cũng ra chính sách nhắm vào doanh nghiệp ‘sân sau’ của quan chức cấp cao, ban hành quy định quản lý đối với các doanh nghiệp do vợ/chồng và con cái của cán bộ lãnh đạo điều hành, đẩy mạnh cuộc đại thanh trừng đối với hệ thống tài chính.

Khi còn khoảng 4 tháng nữa là tới đại hội, ông Tập đưa thân tín của mình là Vương Tiểu Hồng lên làm Bộ trưởng Công an.

Đầu tháng Tám, gần 20 quan chức trong băng đảng Giang Tây của ‘đại hổ’ Tăng Khánh Hồng bị xử lý.

Trước ngày khai mạc đại hội khoảng 3 tuần, liên tiếp trong ba ngày 21, 22 và 23/9, Trung Quốc kết án nặng 6 thành viên băng đảng Tôn Lực Quân. Họ đều là các quan chức cấp cao trong hệ thống công an và tư pháp. Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ đăng bài nói rằng, “không ai có kim bài miễn tội”. 7 thành viên thuộc băng đảng chính trị Tôn Lực Quân.

Từ trái sang phải, hàng trên là các ông Tôn Lực Quân, Lưu Ngạn Bình, Phó Chính Hoa, Vương Lập Khoa; hàng dưới là các ông Cung Đạo An, Đặng Khôi Lâm, Lưu Tân Vân. (Ảnh NTD Việt Nam tổng hợp)

3. Chấn động sự kiện: ông Hồ Cẩm Đào bị ‘xốc nách’ khỏi hội trường Đại hội 20

Ngay từ trước đại hội, bên cạnh việc tranh trừng đối thủ chính trị, chính quyền ông Tập còn làm mọi cách để “duy trì ổn định” xã hội.

Ví như, cơ quan giám sát không gian mạng hàng đầu của Trung Quốc ngày 29/9 thông báo, họ đã dán nhãn khoảng 80.000 bài đăng trực tuyến là “tin đồn” kể từ tháng 8. Hoạt động này nằm trong một chiến dịch nhằm dẹp sạch các “tin đồn và thông tin sai lệch” trên mạng xã hội trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 20.

Hay trong vài tháng trước đó, chế độ này đã bắt giữ phi pháp và sách nhiễu hàng nghìn học viên Pháp Luân Công trên toàn Trung Quốc với lý do duy trì ổn định. Trong khi nhiều luật sư nhân quyền ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng, không có điều luật nào của Trung Quốc nói rằng tu luyện Pháp Luân Công là phạm pháp.

Đại hội lần thứ 20 của ĐCSTQ diễn ra từ ngày 16 đến 22/10. Đây được coi là sự kiện chính trị lớn nhất năm đối với chế độ Bắc Kinh, ngay từ đầu năm ngoại giới đã đồn đoán rất nhiều về khả năng tái đắc cử nhiệm kỳ 3 của ông Tập Cận Bình cũng như bố trí nhân sự cấp cao trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Ông Tập Cận Bình (trái) và ông Hồ Cẩm Đào (phải) tham dự buổi lễ khai mạc Đại hội 20 của ĐCSTQ vào sáng ngày 16/10/2022 ở Bắc Kinh. ( Lintao Zhang/Getty Images)

Trong buổi khai mạc đại hội, Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình là người đầu tiên bước vào hội trường. Theo sau là cựu Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào với mái tóc bạc trắng và có một nhân viên đi bên cạnh hỗ trợ. Kế đến là Thủ tướng Lý Khắc Cường và các ủy viên thường vụ khác. Ghế của ông Hồ Cẩm Đào được bố trí ngay bên cạnh ông Tập Cận Bình.

Trong số các nguyên lão được mời tham dự lễ khai mạc, cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân 96 tuổi, cựu thủ tướng Chu Dung Cơ 94 tuổi và một số nhân vật khác đã vắng mặt.

Nhiều trường tiểu học ở Bắc Kinh đã yêu cầu học sinh tiểu học xem chương trình truyền hình trực tiếp về Đại hội 20 vào ngày 16/10. Phụ huynh cũng được yêu cầu chụp ảnh để làm bằng chứng. Trên mạng cũng xuất hiện những bức ảnh chụp người dân Trung Quốc ở các tầng lớp, ngành nghề khác nhau phải xem Đại hội 20. Phân tích chỉ ra rằng đây chỉ là hình thức, mục đích chính của ĐCSTQ là tẩy não người dân và buộc mọi người chấp nhận quyền lực độc tài của nó.

Vào ngày bế mạc 22/10 đã xảy ra một sự việc bất thường, cựu Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào bị hai nhân viên xốc nách và mời ra ngoài trước khi các đại biểu giơ tay biểu quyết. Trong khi bên ngoài ‘Vạn lý Tường lửa’ Internet, lượng tìm kiếm từ khóa “Hồ Cẩm Đào” tăng vọt trên Google, thì hầu như người dân bên trong Trung Quốc không hay biết việc này, các kênh truyền thông trong nước cũng không đưa tin.

Năm 2022 tiếp tục là một năm đầy biến cố đối với Trung Quốc. Hãy cùng NTD Việt Nam điểm lại 10 sự kiện đáng chú ý nhất tại quốc gia tỷ dân này.

Xuyên suốt cả năm, vấn đề gây nhức nhối nhất có lẽ là chính sách phòng dịch cực đoan “Zero Covid” do chính quyền ông Tập thúc đẩy. Sau khi gây ra vô số thảm hoạt thứ cấp và dẫn đến “Phong trào Giấy trắng”, mới đây chính sách này đã được dỡ bỏ nhưng đi sau nó lại là làn sóng lây nhiễm ồ ạt với hàng loạt ca tử vong.

Trong năm vừa qua, thế giới cũng đổ dồn ánh mắt về Trung Quốc với các sự kiện như Olympic Mùa đông Bắc Kinh, Đại hội đảng 20 với nhiệm kỳ thứ 3 của ông Tập, vụ rơi máy bay MU5735 khiến toàn bộ 132 hành khách và thành viên phi hành đoàn tử vong, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân qua đời, cùng các thiên tai nhân họa khác.

6. Dị tượng khắp nơi: hoa trúc nở, bầu trời đỏ, tuyết rơi tháng 4…

Từ tháng Bốn đến tháng Năm năm nay, ở Trung Quốc xảy ra khá nhiều hiện tượng lạ.

Ngày 14/4, trang mạng thời tiết Trung Quốc cho biết, từ 5h đến 6h30 chiều cùng ngày tại huyện Cự Lộc, thành phố Hình Đài, tỉnh Hà Bắc xuất hiện cầu vồng ngược (CZA) và mặt trời giả. Hiện tượng này kéo dài trong 90 phút. Tại một số nơi khác ở tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây và Nội Mông, nhiều cư dân mạng cho biết họ cũng được chứng kiến cảnh này.

Khi còn khoảng 3 tuần nữa là bước sang tiết Lập Hạ, vào ngày 15/4, người dân ở 6 khu vực thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc quay video cho biết, nơi họ ở đang có tuyết rơi. Tuyết phủ trắng các con đường, mái nhà, nóc xe và đồi núi.

Chập tối ngày 16/4, một số nơi ở tỉnh Hắc Long Giang và tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc xuất hiện mặt trời đỏ, sau đó lại xuất hiện mặt trăng đỏ, hay dân gian còn gọi là “trăng máu”. Cư dân mạng nước này nói rằng đây là hiện tượng hiếm gặp, cảm giác như sắp xảy ra chuyện lớn.

Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, “trăng máu” tượng trưng cho điều không may mắn thuận lợi, báo hiệu sẽ có thiên tai nhân họa khiến xã hội rối ren như nạn đói, hỏa hoạn hoặc chiến tranh, án oan, hay những sự bất công, bất bình lớn, v.v. Vậy nên mới có câu “Huyết nguyệt kiến, yêu nghiệt hiện” (Tạm dịch: Khi thấy trăng máu thì yêu quái, những điều quái dị, hoặc điều ác, kẻ ác xuất hiện).

Người Trung Quốc xưa cho rằng, mặt trăng màu đỏ là thể hiện của “chí âm chí hàn” (vô cùng âm ám lạnh lẽo), là dấu hiệu cho thấy ở nhân gian “chính khí nhược, tà khí vượng, oán khí thịnh, lệ khí cường” (Tạm dịch: Chính nghĩa suy yếu, tà ác ngông cuồng, oán hận hừng hực, tàn bạo cường đại). Trăng máu xuất hiện vào tối ngày 16/4/2022 ở Trung Quốc. (Ảnh tổng hợp từ Weibo)

Truyền thông Trung Quốc đưa tin hôm 21/4 rằng, cùng ngày Bắc Kinh có gió mạnh kèm cát bụi, sau đó xuất hiện “mặt trời xanh”. Có người dân đã chụp được ảnh thực tế. Mặt trời xanh hôm 21/4/2022 ở Trung Quốc. (Ảnh Weibo)

Tới cuối tháng, ngày 30/4, một số nơi thuộc tỉnh Sơn Đông và Giang Tô của Trung Quốc xuất hiện dị tượng cây trúc nở hoa. Dân gian Trung Quốc có câu nói rằng, “Cây trúc nở hoa, mau chóng chuyển nhà”, và coi đây là một điềm xấu.

Người đàn ông quay video ở một ngôi làng thuộc tỉnh Giang Tô cho biết, ông đã hỏi hai người già ngoài 90 tuổi trong làng, họ đều nói rằng sống đến từng này tuổi nhưng chưa bao giờ nhìn thấy trúc nở hoa.

Cư dân mạng Trung Quốc bình luận: “Đúng vậy, sau khi cây trúc bên bờ đất nhà hàng xóm của tôi nở hoa thì đại gia đình tan đàn xẻ nghé, đường ai nấy đi”, hay “Quê tôi cũng có câu nói rằng, trúc nở hoa thì hạn hán nặng”. Lịch sử Trung Quốc cũng có nhắc đến những lần trúc nở hoa và xảy ra đại sự.

Vào 8h tối ngày 7/5, một phần bầu trời ở thành phố Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc bỗng dưng đỏ lòm như máu. Hôm sau, chính quyền địa phương xác nhận thông tin này nhưng nói rằng đó là do đèn của tàu đánh cá phát ra. Cục khí tượng Chu Sơn lại nói rằng đó là hiện tượng khúc xạ và tán xạ ánh sáng.

Cư dân mạng Trung Quốc cho rằng lời giải thích này không đáng tin, có người bình luận: “Bật đèn lại lần nữa xem nào, bầu trời đỏ được như thế thì tôi tin”. Phần lớn mọi người đều thấy đó là hiện tượng kỳ dị, mang điềm xấu.

Văn hóa truyền thống Trung Quốc rất chú trọng đến “Thiên – Nhân hợp nhất”, tức người và trời là một. Người xưa quan sát thiên tượng (các hình trạng sự việc xảy ra trong bầu trời) để đoán biết sự biến hóa ở nhân gian.

Sách “Chu Dịch” viết: “Thiên thùy tượng, kiến cát hung, thánh nhân tượng chi”, tức là sự biến hóa của thiên tượng thông thường đối ứng với phúc họa hay lành dữ ở nhân gian. Mỗi khi một sự kiện trọng đại sắp xảy ra trong xã hội loài người bao giờ cũng có những điềm báo trước.

7. Vấn nạn xã hội: Bà mẹ 8 con bị xích, chính quyền hỗ trợ cái ác và kiểm duyệt tin

Ngày 28/1, đoạn video ghi lại cảnh một bà mẹ 8 con ở trong căn nhà nát và bị quấn xích sắt vào cổ ở thôn Đổng Gia, thị trấn Hoan Khẩu, huyện Phong, thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô, đã bị tung lên mạng Internet đại lục.

Nhiều người nghi ngờ rằng người phụ nữ này đã bị lừa bắt đi, bị ngược đãi, xâm phạm tình dục và làm công cụ sinh con trong một thời gian dài. Khi đó, chính quyền huyện Phong tuyên bố rằng người phụ nữ này họ Dương, do bị bệnh tâm thần và có xu hướng tấn công người khác nên người chồng đã xích cô lại.

Vụ việc xuất hiện ngay trước thềm Olympic Mùa đông Bắc Kinh, nhưng truyền thông chính thống Trung Quốc lại đồng loạt im lặng.

Ngày 10/2, chính quyền Từ Châu tuyên bố vụ án này có liên quan đến buôn bán người, người chồng Đổng Chí Dân bị tình nghi giam giữ người trái phép. Còn người vợ họ Dương đã được xét nghiệm ADN và xác nhận cô là Tiểu Hoa Mai, quê ở huyện Phúc Cống, tỉnh Vân Nam.

Ngày 15/2, một cựu phóng viên điều tra nổi tiếng của Trung Quốc tiết lộ bức ảnh chụp giấy đăng ký kết hôn của Đổng Chí Dân và người vợ tên Dương Khánh Hiệp lên mạng. Tuy nhiên, ngoại hình và tuổi tác của người phụ nữ trong ảnh khác xa hình ảnh của bà mẹ 8 con trong video.

Cư dân mạng đã lấy được bức ảnh của “Tiểu Hoa Mai” ở tỉnh Vân Nam. Khi so sánh với hình ảnh trên giấy đăng ký kết hôn, có thể phán đoán “Dương Khánh Hiệp” chính là “Tiểu Hoa Mai”, nhưng “Tiểu Hoa Mai” lại không phải là “bà mẹ 8 con”.

Từ trái sang: Dương Khánh Hiệp, Tiểu Hoa Mai, Bà mẹ 8 con. (Ảnh NTD Việt Nam tổng hợp)

Tới ngày 21/2, nguồn tin ở Giang Tô cho biết, huyện Phong đã điều động các nhân viên vũ trang và công an đến đóng quân tại ngôi làng nơi bà mẹ 8 con bị xích để ngăn người ngoài vào làng săn tin. Cư dân mạng chỉ ra rằng, chính quyền Trung Quốc đang tức tốc duy trì ổn định vụ việc “người phụ nữ bị xích cổ ở Từ Châu”.

Ngày 23/2, tỉnh Giang Tô công bố báo cáo điều tra chính thức vụ ‘bà mẹ 8 con bị xích cổ ở Từ Châu’, kết quả này khiến dư luận không khỏi dậy sóng.

Công chúng vẫn luôn nghi ngờ “người phụ nữ bị xích” là Lý Oánh, một cô gái người Tứ Xuyên bị mất tích vào tháng 12/1996. Một nhà sản xuất kiêm đạo diễn chương trình ở Trung Quốc đã xác nhận việc này. Khi so sánh bức ảnh của Lý Oánh hồi 12 tuổi với “bà mẹ 8 con”, có thể thấy mức độ tương đồng khá cao.

Ảnh bà mẹ 8 con (trái) và ảnh Lý Oánh khi 12 tuổi. (Ảnh chụp màn hình)

Vậy tại sao chính quyền không công nhận ‘bà mẹ 8 con’ là Lý Oánh? Mời quý độc giả đọc tiếp: Đâu là danh tính thực sự của ‘bà mẹ 8 con Từ Châu’? Liệu còn tội ác nào đang bị che giấu?

Sự việc trên đã làm dấy lên những thảo luận rộng rãi về việc ngược đãi phụ nữ và buôn bán cô dâu, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi xa xôi, hẻo lánh trên khắp Trung Quốc. Lý do đơn giản là chính sách một con khiến Trung Quốc thiếu cô dâu trầm trọng.

Việc kiểm soát dân số dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi các bậc cha mẹ buộc phải lựa chọn sinh con trai hay con gái. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn, nơi con trai được coi là không thể thiếu trong lao động chân tay và gánh vác việc nối dõi tông đường. Do đó, nhiều cặp vợ chồng đã quyết định bỏ rơi đứa con gái mới sinh hoặc phá thai nếu là bé gái.

Chính sách kế hoạch hóa gia đình” từ năm 1979 của ĐCSTQ đã gây ra hơn 330 triệu ca phá thai. Ngày nay, ở Trung Quốc, đàn ông nhiều hơn phụ nữ khoảng 40 triệu người.

Một người phụ nữ đạp xe ngang qua một tấm biển khuyến khích các cặp vợ chồng chỉ nên sinh một con, dọc theo con đường dẫn đến một ngôi làng ở ngoại ô Bắc Kinh vào ngày 25/3/2001. (GOH CHAI HIN/AFP via Getty Images)

Sau 37 năm thực hiện “chính sách một con”, tỷ lệ sinh của Trung Quốc đã giảm nhiều và vấn đề dân số già trở nên nghiêm trọng. Trước sức ép kép, kể từ năm 2016, Bắc Kinh đã cho phép và khuyến khích các gia đình có hai con trở lên. Đến tháng 5/2021, chính sách được mở rộng hơn nữa và cho phép mỗi cặp vợ chồng có ba con.

Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đã tiến hành một cuộc bỏ phiếu liên quan đến chính sách ba con và có tới 91% người bình chọn không muốn sinh.

Cư dân mạng nói rằng, không phải là vấn đề sinh hay không, mà là sinh được nhưng không nuôi nổi, các áp lực cuộc sống khác cũng khiến giới trẻ không thể sinh con. Cũng có nhiều cư dân mạng cho rằng, phúc lợi không đến nơi đến chốn, nhà nước không có chính sách hỗ trợ gì nếu sinh thêm.

Có không ít người bình luận: “Cả hai vợ chồng chúng tôi đều là con một, chúng tôi đang phải nuôi 1 đứa con và bố mẹ hai bên”. Đây có lẽ là tình cảnh khá phổ biến ở Trung Quốc hiện nay, nếu tính cả bản thân thì một cặp vợ chồng phải gánh vác ít nhất 7 người.

8. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thăm Đài Loan, Bắc Kinh tập trận bắn đạn thật

Tờ Financial Times ngày 19/7 đưa tin, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi có thể thăm Đài Loan vào tháng 8, đây sẽ là một phần quan trọng trong chuyến thăm Châu Á của bà.

Sau đó vào ngày 23/7, Financial Times dẫn lời 6 nguồn tin cho biết Trung Quốc đã công khai cảnh báo Nhà Trắng rằng họ sẽ áp dụng “các biện pháp mạnh mẽ” đối với chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi. Ngôn ngữ mà Bắc Kinh sử dụng được cho là khắt khe chưa từng có. Bắc Kinh thậm chí còn nói họ không loại trừ khả năng sẽ phản ứng quân sự để đáp trả chuyến viếng thăm ngoại giao cấp quốc gia này.

Cuối cùng, bà Nancy Pelosi đã đặt chân tới Đài Loan lúc 8h43 tối ngày 2/8 nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với nền dân chủ của hòn đảo. Đáp lại, Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật.

Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi (trái) và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn chụp ảnh tại Phủ tổng thống Đài Loan hôm 3/8/2022. (Chien Chih-Hung/Office of The President via Getty Images)

Lúc 11h đêm ngày 2/8, Tân Hoa Xã đưa tin từ ngày 4/8 đến 7/8, quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành “các cuộc tập trận quân sự và hoạt động huấn luyện quan trọng” tại 6 khu vực xung quanh Đài Loan.

Ngày 3/8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lên án chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi là xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.

Nhiều nhà bình luận đã bày tỏ quan điểm trái chiều về chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. Họ tranh luận về việc chuyến dừng chân của bà Pelosi sẽ mang đến nhiều rủi ro hơn hay nhiều lợi ích hơn cho Đài Loan.

Nhà báo Thomas Friedman của tờ The New York Times cho biết, chuyến thăm như vậy là “hoàn toàn liều lĩnh, nguy hiểm và vô trách nhiệm”. “Đài Loan sẽ không an toàn hơn hay thịnh vượng hơn nhờ chuyến thăm hoàn toàn mang tính biểu tượng này, và rất nhiều điều tồi tệ có thể sẽ xảy ra”, ông Friedman viết vào ngày 1/8.

Cây viết Josh Rogin của The Washington Post cho biết vào ngày 2/8, phản ứng của Bắc Kinh đối với chuyến thăm có thể thay đổi mãi mãi mối quan hệ Mỹ – Trung và khiến Đài Loan phải gánh chịu nỗi đau lâu dài.

Phái đoàn Mỹ do bà Pelosi dẫn đầu chụp ảnh cùng bà Thái Anh Văn và các quan chức Đài Loan tại Phủ tổng thống Đài Loan hôm 3/8/2022. (Chien Chih-Hung/Office of The President via Getty Images)

Ông Dư Mậu Xuân (Miles Yu), người từng là cố vấn về chính sách Trung Quốc cho cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, nói với Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) rằng, những lời đe dọa trả đũa của Bắc Kinh đối với chuyến thăm của bà Pelosi là hành động tự sát.

Chuyến thăm của bà Pelosi tới Đài Loan, nền dân chủ sôi động nhất Châu Á và biểu tượng sâu sắc nhất của tự do, sẽ làm nổi bật căng thẳng Trung – Đài, đây vốn là một trận chiến giữa ĐCSTQ và các nền dân chủ trên thế giới, ông Dư lập luận.

Thông điệp mà bà Pelosi gửi đi là người dân Đài Loan không đơn độc và các nền dân chủ trên thế giới đều có chung vận mệnh khi đối mặt với các mối đe dọa từ kẻ thù của tự do, ông Dư nói thêm.

Ông Đường Hạo (Tang Hao), một người làm truyền thông thâm niên, chỉ ra rằng với vị trí Chủ tịch Hạ Viện, bà Pelosi là người thứ hai kế nhiệm Tổng thống theo quy định của Hiến Pháp Hoa kỳ. Nói cách khác, bà là người có ảnh hưởng thứ ba trong nền chính trị Mỹ. Do đó, chuyến thăm của bà sẽ đưa mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đài Loan lên mức tốt nhất trong 40 năm qua.

Ông Đường cũng nói thêm rằng, mặc dù bà Pelosi là đại diện cho cánh tả của Mỹ, bà ấy từ lâu đã kiên quyết phản đối ĐCSTQ, chỉ trích các chức sắc trong ĐCSTQ cũng như các sự kiện đàn áp của chế độ này trong lịch sử. “Khi đến thăm Bắc Kinh vào năm 1991, bà Pelosi đã đến thẳng Quảng trường Thiên An Môn, và treo các biểu ngữ tưởng niệm các sinh viên trẻ đã chết trong sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989. Đến ngày nay, ĐCSTQ vẫn cười nhạo bà ấy”, ông Đường cho biết.

Thảm sát Thiên An Môn năm 1989. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

9. Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân qua đời

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân qua đời lúc 12h13 phút (11h13 phút giờ Hà Nội) ngày 30/11/2022 tại thành phố Thượng Hải vì bị bệnh bạch cầu và suy đa tạng, thọ 96 tuổi.

Ông Giang Trạch Dân giữ chức Tổng Bí thư ĐCSTQ từ năm 1989 đến 2002, giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương từ năm 1989 đến 2004, và giữ chức Chủ tịch nước Trung Quốc từ năm 1993 đến 2003.

Lần cuối cùng ông Giang xuất hiện trước công chúng là ngày 1/10/2019 trên cổng thành Thiên An Môn ở Bắc Kinh, khi tham dự lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Lần cuối cùng ông Giang Trạch Dân xuất hiện trước công chúng là trong cuộc diễu hành quân sự ở Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 1/10/2019, để đánh dấu kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. ( GREG BAKER/AFP via Getty Images)

Ông ta trở thành người đứng đầu ĐCSTQ nhờ vào cuộc đàn áp sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989. Để biết thêm về tiểu sử và tội ác của Giang, mời quý độc giả đọc bài: Những di sản tai tiếng của Giang Trạch Dân.

Sau khi cái chết của ông được công bố, mạng xã hội Twitter ở nước ngoài cũng nhanh chóng xuất hiện những cuộc thảo luận sôi nổi. Nhiều cư dân mạng người Hoa có chung cảm nghĩ, họ bình luận như sau: “Kẻ sát nhân tàn bạo cuối cùng đã chết, sứ giả của địa ngục sẽ nghênh đón ông”; “Tên đao phủ chuyên đàn áp giết hại nhân dân lại sống tới 96 tuổi”; “Nhiệt liệt chúc mừng lão cóc già xuống địa ngục! Trời diệt ĐCSTQ”, v.v.

Bên trong Trung Quốc, một số kênh truyền thông chính thống đã đóng phần bình luận bên dưới các bài báo đưa tin về cái chết của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Cùng lúc, giao diện các trang web của truyền thông, cơ quan chính phủ, các ứng dụng mua sắm, mạng xã hội, phim ảnh… ở Trung Quốc cũng lần lượt đổi thành màu đen trắng.

ĐCSTQ tổ chức lễ truy điệu cho cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân tại Đại lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh hôm 6/12/2022. (-/CNS/AFP via Getty Images)

Giới chức nước này thông báo, lễ truy điệu ông Giang Trạch Dân được tổ chức tại Đại lễ đường ở Bắc Kinh vào sáng ngày 6/12. Trong ngày hôm đó, các hoạt động giải trí công cộng bị đình chỉ trên khắp Trung Quốc, người dân cũng được yêu cầu mặc niệm 3 phút.

Trước yêu cầu này, một sinh viên sinh sau năm 2000 muốn giấu tên, hiện đang theo học khoa máy tính tại một trường đại học ở Bắc Kinh, đã rất tức giận. Anh nói với phóng viên The Epoch Times vào ngày 5/12 rằng: “Giang Trạch Dân không xứng đáng được tổ chức quốc tang. Ông ta là cựu tội phạm chiến tranh của nhóm phát xít ĐCSTQ. Ông ta đáng bị treo cổ”.

Sinh viên này cho biết, từ trước khi có thể “vượt tường lửa”, anh đã cảm thấy ĐCSTQ thật độc ác, vì anh biết một số vụ án oan trong nước và nạn tham nhũng phổ biến dưới thời Giang Trạch Dân. Sau khi “vượt tường lửa”, anh mới biết thêm về sự kiện “thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989” và biết được rằng mọi lãnh đạo của ĐCSTQ như Mao, Đặng, Giang đều có bàn tay nhuốm đầy máu.

Giang còn là người phát động cuộc đàn áp tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại, là kẻ hậu thuẫn cho nạn mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm tại Trung Quốc. Ông ta đã bị kiện ra tòa án quốc tế và bị tố cáo tại Liên Hợp Quốc.

Thời điểm ĐCSTQ công bố tin cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân qua đời trùng với lúc làn sóng “Phong trào Giấy trắng” đang lan ra khắp Trung Quốc. Đây là một cuộc biểu tình có quy mô lớn và hiếm có từ sau phong trào dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Sau khi xâu chuỗi các sự kiện, ngoại giới bắt đầu đặt nghi vấn về thời gian tử vong thực sự của ông Giang. Có phân tích cho rằng, ĐCSTQ lựa chọn thông báo vào thời điểm đó là để chuyển dịch sự chú ý khỏi “Phong trào Giấy trắng”.

10. Zero Covid và sự thức tỉnh của người dân Trung Hoa

Chính sách Zero Covid của chính quyền ông Tập đã đẩy người dân Trung Quốc vào nhiều thảm kịch, đã tàn phá nền kinh tế Trung Quốc, gây hại đến chuỗi cung ứng thế giới. Kẻ được lợi nhất là ĐCSTQ và những người đi theo nó.

Tại những nơi bị phong tỏa, người dân bị nhốt trong nhà, chết đói vì thiếu ăn, la hét hay nhảy lầu vì bức bối, người mắc các bệnh khác không được chăm sóc y tế, trẻ em nhiễm virus bị tách khỏi cha mẹ, người nhiễm Covid bị buộc phải tiêu hủy thú nuôi…

Hôm 9/4/2022, dân Quảng Châu đổ xô đi siêu thị tích trữ đồ, đề phòng thành phố bị phong tỏa. (Ảnh chụp màn hình)

Mỗi một lần tin “phong thành” xuất hiện là một lần người dân đổ xô đi tích trữ, tranh giành thực phẩm. CNN đưa tin, có “một bình luận phổ biến trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc là ‘Chúng tôi không bị giết bởi Covid, mà là bởi các biện pháp kiểm soát Covid’ “.

Ngày 10/2, một đoạn băng ghi âm cuộc trò chuyện của học giả Harvard Hoàng Vạn Thịnh (Huang Wansheng) bị rò rỉ trên Internet. Ông nói, đằng sau “Zero Covid’ của Trung Quốc là lợi ích nhóm. Theo thông tin mà ông có được, một tập đoàn ở Trung Quốc đã kiếm được 670 tỷ nhân dân tệ (khoảng 105,8 tỷ USD) chỉ nhờ vào xét nghiệm PCR.

Trong khi cả thế giới quay về trạng thái ‘bình thường mới’ và ‘sống chung với Covid’, thì Trung Quốc, quốc gia duy nhất trên toàn cầu, vẫn thực thi chính sách ‘Zero Covid’ khắc nghiệt. Giới quan sát tin rằng, có hai mục đích chính trị và kinh tế xấu xa hơn đằng sau chính sách này. Cư dân Bắc Kinh, bao gồm cả trẻ em, mặc đồ bảo hộ và di chuyển đi cách ly hôm 15/11/2022.

Dù chính quyền Trung Quốc khi đó đã sửa đổi chiến lược phòng dịch nhưng họ tuyên bố rằng sẽ tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt Zero Covid. (Kevin Frayer/Getty Images)

Trong suốt 3 năm thi hành Zero Covid, nhiều nơi ở Trung Quốc cũng từng xuất hiện một số cuộc biểu tình nhỏ lẻ. Nhưng vụ hỏa hoạn ngày 24/11 ở Urumqi, thủ phủ của khu tự trị Tân Cương, khiến 10 người tử vong và 9 người bị thương đã trở thành giọt nước tràn ly. Do bị phong tỏa, cư dân tòa nhà đã không kịp thời chạy thoát thân, lực lượng cứu hỏa cũng gặp trở ngại khi tiến vào hiện trường.

Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở hàng chục thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Thành Đô, Vân Nam, Vũ Hán, Trùng Khánh… và các trường đại học trên khắp Trung Quốc từ ngày 26/11. Họ đứng lên để bày tỏ lòng tiếc thương với các nạn nhân ở Urumqi và yêu cầu chấm dứt phong tỏa.

Do người biểu tình cầm những tờ giấy trắng để phản đối chính sách kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc nên làn sóng này được gọi là “Phong trào Giấy trắng” hay “Cách mạng Giấy trắng”. Phong trào này đã lan ra cả nước ngoài. Có phải người dân Trung Quốc đang dần tỉnh ngộ?

Trong các video lan truyền trên mạng, người biểu tình hô các khẩu hiệu như: “Từ chối xét nghiệm, ủng hộ tự do”, “ĐCSTQ hạ đài”, “Tập Cận Bình hạ đài”, “Chấm dứt nhiệm kỳ suốt đời”, v.v.

Phóng viên Stephen McDonnell của BBC thường trú tại Trung Quốc nhận định rằng, ở Trung Quốc, việc công khai chỉ trích Tổng bí thư ĐCSTQ là cực kỳ nguy hiểm, người biểu tình có nguy cơ bị bỏ tù vì hành động này.

Sau đó, những người trong cuộc tiết lộ với truyền thông nước ngoài rằng, chính quyền đang ráo riết tìm kiếm, điều tra, truy lùng một số người tham dự các cuộc biểu tình phản đối Zero Covid.

Trong cuộc hội đàm ngày 1/12 với quan chức Châu Âu, ông Tập Cận Bình lần đầu tiên nhắc đến “Phong trào Giấy trắng”. Ông cho biết, lý do của cuộc biểu tình là vì người dân Trung Quốc đã quá “chán nản” với dịch bệnh trong ba năm qua, lực lượng chính của cuộc biểu tình là học sinh, sinh viên và thanh niên.

Cuộc biểu tình phản đối chính sách Zero Covid tại Bắc Kinh hồi cuối tháng 11/2022. (Noel Celis/AFP via Getty Images)

Cuộc biểu tình đã đặt ra thách thức to lớn đối với Bắc Kinh. Lần đầu tiên chính quyền ĐCSTQ nhượng bộ và đáp ứng yêu cầu của người biểu tình.

Tới ngày 7/12, Trung Quốc tuyên bố chính thức nới lỏng toàn diện các biện pháp phòng dịch. Thực tế là chế độ Bắc Kinh đã đi từ cực đoan này sang cực đoan khác, từ cưỡng chế thi thành chính sách Zero Covid hà khắc đến đột ngột mở cửa mà không có lộ trình.

Nó đã dẫn tới làn sóng lây nhiễm ồ ạt trên khắp Trung Quốc, lượng người tử vong tăng đột biến khiến các nhà hỏa táng không kịp trở tay. Tờ Ming Pao của Hong Kong ngày 18/12 dẫn lời một người trong ngành tang lễ ở Bắc Kinh tiết lộ, chỉ trong một ngày 17/12 Bắc Kinh đã có “hơn 2.700 người” nhiễm Covid và tử vong tại nhà.

Phóng viên các kênh truyền thông lớn của nước ngoài đã đến nhà tang lễ ở Bắc Kinh để chụp ảnh hoặc phỏng vấn nhân viên nhà tang lễ qua điện thoại, tất cả đều cho thấy Bắc Kinh đang che giấu dữ liệu.

Trung Quốc tuyên bố từ ngày 7/12 tới nay chỉ ghi nhận 11 ca tử vong do Covid-19. Tuy nhiên, những hàng dài ô tô xếp hàng trước cổng nhà tang lễ, kho lạnh chứa thi thể quá tải và tiết lộ của người trong ngành lại đang kể một câu chuyện khác.

Theo biên bản cuộc họp ngày 21/12 bị rò rỉ của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, trong 20 ngày đầu tháng Mười Hai, nước này có tổng cộng 248 triệu ca nhiễm Covid, chiếm 17,56% tổng dân số.

Vào ngày 26/12, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo sẽ ngừng áp dụng các biện pháp kiểm dịch đối với hành khách và hàng hóa nhập cảnh từ ngày 8/1/2023. Ngay lập tức, lượng tìm kiếm về các chuyến xuất ngoại tăng vọt trên nhiều công cụ tìm kiếm du lịch của Trung Quốc.

Hiện tại, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ý, Úc, Mỹ đã áp dụng các biện pháp tăng cường quản lý đối với người nhập cảnh từ Trung Quốc.

Ngày 22/12/2022, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, nhiều xe tang xếp hàng chờ để được vào lò hỏa táng. Trước sự bùng phát của dịch bệnh, nhiều lò hỏa táng đã quá tải. (STF/AFP via Getty Images)

ĐCSTQ vẫn tiếp tục thiếu minh bạch thông tin và che giấu tình hình dịch bệnh. Lãnh đạo Ủy ban Y tế Trung Quốc dự đoán, dịch bệnh sẽ leo thang ở nhiều nơi hơn do Trung Quốc sắp đến mùa “Xuân vận” – đợt di cư lớn nhất trong năm vào thời điểm Tết Nguyên đán.

Thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng sắp bước sang năm 2023, năm tới sẽ tiếp tục xuất hiện những sự kiện gì, chúng ta hãy cùng đón xem.

Đông Phương

Related posts