Quan chức Trung Quốc ‘làm bừa’ vì túng thiếu, một khách sạn bị phạt chỉ vì 43 chai nước uống dở

Tạ Linh

Một nhà hàng ở Nam Kinh, Giang Tô bị phạt vì lãng phí nước khoáng khiến xã hội lo ngại.

Trước đây có thông tin cho rằng tài chính của chính quyền địa phương ở Trung Quốc thu không đủ chi, do đó đã vắt óc nghĩ ra việc thò tay vào trợ cấp y tế cá nhân dẫn đến làn sóng biểu tình. Mới đây, lại có thông tin cho rằng một nhà hàng ở thành phố Nam Kinh (Nanjing), tỉnh Giang Tô (Jiangsu) đã bị phạt vì lãng phí nước khoáng, động thái này đã gây ra nhiều tranh cãi.

Tờ NetEase của Trung Quốc, đưa tin Cục Giám sát Thị trường thành phố Nam Kinh gần đây đã công bố hồ sơ thực thi pháp luật cho thấy một khách sạn ở Nam Kinh tổ chức nhiều hội nghị đã cung cấp cho mỗi người một chai nước khoáng trong phòng hội nghị có 48 người. Trong số 48 chai nước uống còn lại trong phòng họp, có 43 chai chưa uống hết đã bị nhân viên khách sạn vứt bỏ. Đồng thời, nhà hàng không treo tấm bảng ghi chống lãng phí thực phẩm ở đại sảnh và khu vực ăn uống theo quy định, vi phạm Luật chống lãng phí thực phẩm.

Về vấn đề này, các quan chức thực thi pháp luật Trung Quốc đã yêu cầu khách sạn phải chấn chỉnh ngay lập tức, đồng thời ra quyết định xử phạt hành chính ngay tại chỗ. Hiện khách sạn đã tiến hành chấn chỉnh.

Đối với các tiêu chuẩn thực thi pháp luật chính thức của chính quyền Trung Quốc, nó đã gây ra các cuộc thảo luận của dân chúng. Tờ Vision Times dẫn lời cư dân mạng Trung Quốc bình luận như sau: 

“Chai nước uống dở, bạn nói xem khách sạn nên xử lý thế nào?”. 

“Người tham gia hội nghị uống không hết thì uống cho hết rồi mới được đi về à?  

“Chẳng nhẽ để lại cho người khác uống sao?

“Các ông thấy lãng phí thì đem về nhà mà uống đi.”

“Chuyện bé xé ra to,  có thể làm chút việc chín chắn hơn không, toàn làm mấy chuyện vớ vẩn”. 

Một số cư dân mạng còn nói đùa: “Đề nghị nhân viên vệ sinh nhìn thấy chai nước uống dở thì hãy giữ lại, đợi đến khi các nhân viên thực thi pháp luật đến kiểm tra thì cho họ uống, dùng gậy ông đập lưng ông”.

 “Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc hình như cũng cung cấp nước kkhoáng, có việc để làm rồi.”

Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc (The State Council Information Office) đã tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 1 tháng này. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính Lưu Côn (Liu Kun) tiết lộ rằng trong 3 năm dịch bệnh vừa qua ở Trung Quốc, cơ quan tài chính các cấp đã phải vật lộn với khó khăn, ông kêu gọi chính phủ kiên trì bước qua những ngày tháng túng thiếu này.

Tờ Vision Times cho biết, ngay từ đầu năm 2019, chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra thông báo, yêu cầu chính quyền các cấp “thắt lưng buộc bụng” và chuẩn bị cho “những ngày tháng gian khổ”. Vào tháng 10 năm 2022, khi thông báo về “kinh phí tam công” của chính quyền trung ương và địa phương, họ đã tám lần đề cập đến “cuộc sống túng thiếu”.

Kinh phí tam công đề cập đến ba loại quỹ được sắp xếp theo sự phân bổ tài chính của Trung Quốc: chi phí đi nước ngoài, chi phí mua phương tiện và vận hành, và chi phí tiếp đãi quan chức . Bởi vì việc lạm dụng ba khoản phí này liên quan đến các hành vi xấu như đi du lịch bằng chi phí công, sử dụng phương tiện công vụ và ăn uống bằng tiền công quỹ của đảng và các cơ quan chính phủ, nó đã thu hút sự chú ý rộng rãi của xã hội. 

Tờ Caixin đưa tin, Gần đây, nhiều tỉnh ở Trung Quốc đã tiết lộ “tài khoản phòng chống dịch bệnh” năm 2022 trong báo cáo ngân sách tài chính năm 2023. Trong số 31 tỉnh, thành phố của Trung Quốc thì có 17 tài khoản chống dịch, với số tiền từ 1 tỷ nhân dân tệ đến hàng chục tỷ nhân dân tệ. Trong số đó, tỉnh Quảng Đông (Guangdong) đứng đầu với 71,139 tỷ nhân dân tệ (NDT). Chi phí phòng chống dịch của Chiết Giang và Bắc Kinh không hề nhỏ, Chiết Giang (Zhejiang) là 43,509 tỷ NDT, Bắc Kinh gần 30 tỷ NDT, Thượng Hải (Shanghai) 16,77 tỷ NDT và Thiểm Tây (Shaanxi) 19 tỷ NDT.

Ngoài ra, cuộc đàn áp của chính quyền trung ương Trung Quốc đối với các nhà phát triển bất động sản đã gây ra một cuộc khủng hoảng bất động sản lan rộng khắp đất nước, điều này cũng ảnh hưởng đến nguồn thu của chính quyền địa phương. Doanh thu liên quan đến việc bán đất thường chiếm hơn 30 % doanh thu của chính quyền địa phương. Trong năm 2019-2021, tỷ lệ này là khoảng 40%. Nhưng doanh thu từ việc bán đất năm 2022 đã giảm gần 1/3 so với năm 2021.
Vào ngày 29 tháng 1 năm nay, “Số dư nợ và phát hành trái phiếu chính quyền địa phương vào tháng 12 năm 2022” do Vụ Ngân sách thuộc Bộ Tài chính  Trung Quốc công bố cho thấy, đến cuối tháng 12 năm 2022, số dư nợ của chính quyền địa phương trên cả nước cao tới 35 nghìn tỷ nhân dân tệ, cao hơn mức 30,5 nghìn tỷ nhân dân tệ của năm trước đó.

Related posts