Vì sao quân đội Nga ‘mở nắp quan tài’ mà Liên Xô đã đóng cho vũ khí thời Stalin?

Tạ Linh

Xe tăng T-54 sản xuất từ ​​những năm 1950. (Ảnh chụp màn hình creaders).

Chuyên mục Điểm nổi bật Đường dây nóng Thượng Hải đã có bài viết với nhan đề: “Quân đội Nga mở nắp quan tài mà Liên Xô đã niêm phong vũ khí dự trữ của Stalin, đánh cả xe thiết giáp đời mới của Mỹ”. Sau đây là những nội dung chính trong bài viết được China News đăng lại bên ngoài “bức tường lửa” kiểm duyệt của Bắc Kinh.

Quân đội Nga mở nắp quan tài mà Liên Xô đã đóng cho vũ khí thời Stalin

Nga đã bắt đầu mở kho vũ khí và đạn dược dự trữ với số lượng lớn của Stalin, bao gồm một số lượng lớn xe tăng T-54 sản xuất từ ​​những năm 1950, pháo MT-12 100mm, thậm chí cả pháo hạng nặng D-1 152mm sản xuất trong Thế chiến II. Một số lượng lớn vũ khí được gỡ niêm phong đã được chất lên các đoàn tàu quân sự và gửi tới chiến trường Nga-Ukraina.

Nga gỡ niêm phong xe tăng T-54 và T-62 không phải vì xe tăng T-64 và T-80 đã hết. Mà vì việc sản xuất và bảo dưỡng động cơ xe tăng T-64B và T-80B có liên quan nhiều đến chiến trường Ukraina không đơn giản. Hơn nữa, những lô xe tăng Liên Xô dùng tại Đức thời điểm đó đã được huấn luyện chiến đấu quá nhiều, hao mòn nhiều, tuổi thọ máy móc sắp hết.

Hơn nữa, có một vấn đề khác, quân đội Nga cần một số lượng lớn xe tăng làm phương tiện hỗ trợ hỏa lực trên mặt trận dài hơn 1.000 km của Nga và Ukraina, và các điểm hỏa lực tuyến phòng thủ của quân đội Nga cần một số lượng lớn pháo binh để tăng cường.

Đồng thời, tuổi thọ của nòng pháo 2A65 của pháo tự hành 2S19 mới nhất của Nga là vào khoảng 2000-2500 viên đạn. Quân đội Nga bắn 30.000 quả đạn mỗi ngày, điều đó có nghĩa là quân đội Nga phải phá hủy 15 nòng pháo một ngày, và 450 nòng pháo sẽ bị loại bỏ trong một tháng.

Nòng súng xe tăng có tuổi thọ ngắn hơn. Do xe tăng đều là loại bắn trực tiếp nên cần phải tăng áp suất khoang để tăng vận tốc ban đầu của đạn xuyên giáp, tuổi thọ thấp hơn nhiều so với nòng pháo chủ yếu dùng để bắn gián tiếp.

Do đó, quân đội Nga cần một số lượng lớn xe tăng cũ và pháo cũ trên chiến trường. Pháo mới chủ yếu dùng để bắn chính xác, còn pháo cũ dùng để bắn phá bừa bãi không cần chính xác. Xe tăng mới chiến đấu với các hoạt động bắn tỉa, còn xe tăng cũ được sử dụng làm bộ binh cơ động hỗ trợ hỏa lực. Để tận dụng tốt nhất mọi thứ và chiến đấu trong một cuộc chiến tranh kéo dài quy mô lớn, vũ khí không chỉ phải có tính năng tiên tiến mà còn phải có đủ số lượng.

Xe tăng cũ của Nga cũng có thể tiêu diệt xe bọc thép của Mỹ

Xe tăng T-54, T-62 cũ của Nga và súng chống tăng MT-12 100mm cũng có thể được đưa vào trận địa, dùng để tiêu diệt Strykers, Hummers, Xe bánh lốp M1117 của Mỹ và thậm chí là Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley trong các cuộc đọ súng tầm gần.

Pháo chính 115mm của xe tăng T-62 thừa sức đè bẹp pháo 30mm và súng máy cỡ nòng lớn của xe bọc thép do Mỹ sản xuất về mặt hỏa lực. Mặc dù khả năng trinh sát, quan sát và nhìn đêm còn lạc hậu, nhưng chúng có thể được hỗ trợ bởi các vũ khí và thiết bị tiên tiến khác của Nga cho các hoạt động phối hợp.

Việc chúng có thể chiến đấu với xe tăng Leopard 2 và xe tăng Challenger 2 hay không thực sự không quan trọng. Tổng cộng, quân đội Ukraina hiện chỉ có bốn mươi hoặc năm mươi xe tăng hạng nặng Leopard 2 và Challenger 2. Nhưng có đến 2-3 vạn xe bọc thép và xe quân sự Hummer do Mỹ và phương Tây viện trợ. Và xe tăng cũng như đại bác cũ của Nga có thể xuyên thủng hai ba nghìn xe bọc thép và xe quân sự Hummer do Mỹ và phương Tây viện trợ.

Xe tăng T-90M dù tối tân đến đâu cũng không thể trang bị cho mọi cứ điểm hỏa lực của Nga trên mặt trận 1.000 km. Để chiến đấu trong một cuộc chiến quy mô lớn, quân số là rất quan trọng.

Related posts