Hoa Kỳ bắt đầu triệt hạ bộ máy Mafia ở hải ngoại của ĐCSTQ

Tạ Linh

Một tiền đồn của cảnh sát Trung Quốc ở New York. (Ảnh: AP).

Khoảng 60 triệu người gốc Hoa sống bên ngoài Trung Quốc, với khoảng 1/12 trong số họ ở Hoa Kỳ, theo số liệu thống kê vào năm 2020 do Đại học Hoa Kiều (Huaqiao) của Trung Quốc công bố. Trường này hoạt động dưới sự giám sát của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất, một cơ quan nhà nước chủ chốt dẫn đầu các chiến dịch gây ảnh hưởng của Bắc Kinh nhằm bóp nghẹt những người bất đồng chính kiến ​​và lôi kéo các nhóm phương Tây tuân theo đường lối của Đảng.

Theo dõi, quấy rối, đe dọa trực tuyến, hành hung và gây áp lực lên các thành viên gia đình sống ở Trung Quốc của các cá nhân mà họ nhắm mục tiêu, chỉ là một số chiến thuật mà ĐCSTQ khai triển để kiểm soát những người này.

Đó là một nỗ lực mở rộng được gọi là đàn áp xuyên quốc gia. Về cả quy mô và sự phức tạp, chiến dịch của Bắc Kinh là vô song so với phần còn lại của thế giới, nhiều phân tích của viện nghiên cứu đã chỉ ra điều này.

Bắc Kinh cũng không e ngại về thành tích của mình. Từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022, chính quyền, thông qua lực lượng kiểm soát, đã buộc 230.000 công dân Trung Quốc bị họ coi là nghi phạm lừa đảo phải quay trở lại Trung Quốc.

Tuy nhiên, các dấu hiệu cho thấy chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu triệt hạ các vòi bạch tuộc, được coi là bộ máy Mafia hải ngoại của ĐCSTQ. Bằng chứng là vào ngày 17/4, FBI đã bắt giữ hai công dân gốc Trung Quốc liên quan đến ‘đồn cảnh sát bí mật’ ở Manhattan, New York.

Laura Harth, giám đốc chiến dịch của tổ chức phi lợi nhuận nhân quyền Safeguard Defenders, tổ chức đầu tiên làm sáng tỏ mạng lưới đồn cảnh sát bí mật trên toàn cầu của Trung Quốc, đã mô tả hành động ngày 17 tháng 4 của Bộ Tư pháp (DOJ) là một phần của ‘sự thay đổi lớn’ từ chính quyền Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn người Hoa hải ngoại hoạt động bí mật.

Sarah Cook, nhà phân tích cấp cao tại Freedom House có trụ sở tại Washington, cũng mô tả các cáo buộc của Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra là “chưa từng có”.

Bà nói, về cuộc đàn áp xuyên quốc gia của Bắc Kinh, vụ đầu tiên ở quy mô như vậy và là vụ đầu tiên nhắm vào thủ phạm của một trong những chiến dịch chống lại đức tin lớn nhất của chế độ: cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Theo bà Sarah Cook, hành động này sẽ khiến các đặc vụ Trung Quốc e ngại khi đến Mỹ, và họ sẽ phải tính toán cẩn thận khi đi du lịch đến các quốc gia khác có hiệp ước dẫn độ với Mỹ.

Trong khi hoan nghênh các cáo buộc, cả Laura Harth và Sarah Cook, cùng với các nhà lập pháp và nạn nhân của  ĐCSTQ, đều cho rằng các vụ việc mới chỉ chạm đến “phần nổi của tảng băng chìm”.

Dân biểu Michael Gallaghe (một thành viên Đảng Cộng Hoà đại diện cho tiểu bang Wisconsin) nói với Đại Kỷ Nguyên Tiếng Anh rằng: “Các chiến thuật mafia của ĐCSTQ—giám sát, quấy rối, tống tiền, tấn công và bức hại cha mẹ già, vợ/chồng và con cái ở Trung Quốc—không thể dung thứ ở Mỹ”.

“Hoa Kỳ phải tiếp tục là nơi trú ẩn khỏi sự đàn áp, không phải là nơi săn lùng của những kẻ độc tài”.

Hai người New York mà FBI đã bắt giữ vào ngày 17 tháng 4 là Lu Jianwang và Chen Jinping, cố vấn và tổng thư ký của Hiệp hội ChangLe Hoa Kỳ, một nơi tụ họp xã hội lớn của những người đến từ tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam Trung Quốc.

Cơ sở mà họ điều hành nằm trong văn phòng hiện đã bị đóng cửa ở Khu phố Tàu, Manhattan, và nó đại diện cho một trong bốn đồn cảnh sát ngoài vòng pháp luật của Trung Quốc ở Hoa Kỳ, theo Safeguard Defenders. Ít nhất hai đồn khác tồn tại ở New York và Los Angeles; vị trí của đồn thứ tư vẫn chưa được công bố.

Related posts