ĐCSTQ sợ điều gì? Trước ngày 4 tháng 6, biển báo đường phố ở Bắc Kinh bị tháo dỡ và biến mất trên bản đồ

Hội An

Cư dân mạng Bắc Kinh bất ngờ phát hiện ra rằng, biển báo trên cầu Tứ Thông đột nhiên bị chính quyền gỡ bỏ, và không có thông tin nào về cây cầu trên bản đồ Baidu. (Ảnh từ trang soundofhope).

Vào ngày 30 tháng 5, cư dân mạng Bắc Kinh bất ngờ phát hiện ra rằng, biển báo trên cầu Tứ Thông đột nhiên bị chính quyền gỡ bỏ, và không có thông tin nào về cây cầu trên bản đồ Baidu.

Có phân tích chỉ ra rằng khi ngày 4 tháng 6 đang đến gần, chính quyền Trung Quốc sợ rằng người dân sẽ tổ chức các hoạt động tưởng niệm tại cầu Tứ Thông. Nếu vậy, sự kiện đó sẽ một lần nữa gây ra làn sóng phản đối trên toàn quốc. Có vẻ như chính quyền muốn xóa bỏ hoàn toàn sự tồn tại của cây cầu.

So sánh bức ảnh được cư dân mạng chia sẻ với bức ảnh ‘chiến binh’ Bành Lập Phát (Peng Lifa) treo biểu ngữ trên cầu Tứ Thông vào ngày 13 tháng 10 năm ngoái có thể thấy, biển báo màu xanh được treo trên cầu đã biến mất.

Vào đêm trước của Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, ngày 13 tháng 10 năm 2022, một cuộc biểu tình đã diễn ra trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh. “Chiến binh” Bành Lập Phát (tên thật là Bành Thái Châu (Peng Zaizhou), 48 tuổi, cư trú ở quận Tây Thành, Bắc Kinh, đã treo hai biểu ngữ chữ đỏ, nền trắng trên cầu Tứ Thông, với nội dung: “Không cần axit nucleic mà cần lương thực; không cần phong tỏa mà cần tự do; không cần dối trá mà cần tôn nghiêm; không cần Cách mạng Văn hóa mà cần cải cách; không cần lãnh tụ mà cần bầu cử; không làm nô lệ mà làm công dân”. Biểu ngữ còn lại ghi: “Bãi khóa, bãi công, bãi chức quốc tặc Tập Cận Bình”.

Những khẩu hiệu này đã lan truyền trên Internet trong một thời gian rất ngắn và ăn sâu vào tâm trí người dân. Chỉ một tháng sau, vào ngày 26 tháng 11 năm 2022, Học viện Truyền thông Nam Kinh, nơi tưởng niệm các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn ở Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi), Tân Cương, đã phát động một cuộc cách mạng giấy trắng. 

Các cuộc biểu tình quy mô lớn nhanh chóng phát triển và lan rộng khắp đất nước, hô vang khẩu hiệu của chiến binh ‘Bành Lập Phát’.

Cư dân mạng cho rằng cách làm này của chính quyền ĐCSTQ là rất lố bịch, tình huống như vậy cũng đã xảy ra ở đường Ô Lỗ Mộc Tề ở Thượng Hải vào năm ngoái. 

Cuối tháng 11 năm ngoái, giữa lúc diễn ra lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ cháy ở Ô Lỗ Mộc Tề, Tân Cương, và nhằm phản đối các biện pháp phong tỏa ở nhiều thành phố lớn trên cả nước, đường Ô Lỗ mộc Tề ở Thượng Hải dường như đã trở thành một biểu tượng, người dân đã kéo đến khu vực địa phương để tổ chức biểu tình.

Sau đó, chính quyền đã cử người đến dỡ bỏ biển báo đường phố này.

Ngoài thông lệ dỡ bỏ biển báo trên các con phố, cầu đường, một cư dân mạng khác tiết lộ rằng, việc tìm kiếm cầu Tứ Thông trên Bản đồ Baidu cũng không cho ra kết quả liên quan.

Các động thái quen thuộc của ĐCSTQ trước ngày 4/6 có lẽ là do họ lo sợ về các cuộc biểu tình đòi sự thật của công chúng, về nỗi oan khuất mất người thân trong vụ thảm sát Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989. Trong sự cố Lục Tứ đó, chính phủ Trung Quốc đã điều động xe tăng và đạn pháo bắn về phía học sinh, sinh viên, và các tầng lớp trí thức tay không yêu cầu quyền tự do dân chủ.

Related posts