Tin thế giới tối thứ Tư: Chạm trán nguy hiểm: J-16 của TQ cắt ngang đường bay của RC-135 của Mỹ trên Biển Đông

Bắc Kinh nâng cấp kiểm soát Quảng trường Thiên An Môn trước ngày 4 tháng 6

Liên Thành

Một cư dân mạng đã quay một video và tiết lộ rằng, để vào Quảng trường Thiên An Môn cần qua ít nhất ba điểm kiểm tra. (Ảnh từ video).

Chỉ còn vài ngày nữa là đến lễ tưởng niệm 34 năm vụ thảm sát Thiên An Môn (Tiananmen), xảy ra vào ngày 4/6 năm 1989 tại Bắc Kinh (Beijing), Trung Quốc. Trong sự cố đó, chính phủ Trung Quốc đã huy động xe tăng và đạn pháo nã vào hàng loạt sinh viên, trí thức không được vũ trang, khiến ký ức đau thương về ngày này và sự uất hận đeo bám người dân Trung Quốc suốt hơn 30 năm qua mà chưa được chính phủ giải trình trách nhiệm. 

Do đó, ngày “4 tháng 6 ” đã trở nên vô cùng nhạy cảm đối với ĐCSTQ. Việc kiểm soát an ninh xung quanh Quảng trường Thiên An Môn đã được nâng cấp. 

Một cư dân mạng đã quay một video và tiết lộ rằng, để vào Quảng trường Thiên An Môn cần qua ít nhất ba điểm kiểm tra: thứ nhất, là quẹt thẻ ID để đăng ký, thứ hai là xác minh thẻ ID, thứ ba là vượt qua hàng rào cảnh sát canh gác.

Theo các quy định do chính quyền ĐCSTQ ban hành, trước khi vào Quảng trường Thiên An Môn, khách du lịch phải đặt chỗ trực tuyến, rồi phải qua các bước kiểm tra an ninh.

Một khách du lịch đã đăng trên Weibo, mô tả trải nghiệm của anh khi đi du lịch ở Quảng trường Thiên An Môn và những nơi khác ở Bắc Kinh, Sound of Hope dẫn lời như sau:”Đây có phải là du lịch không? Thật là đau đầu. Ở Bắc Kinh đông đúc, khi vào quảng trường Thiên An Môn tôi chỉ nhớ là phải qua vô số lần kiểm tra an ninh và bị khám xét thân thể. Tôi thực sự muốn nói rằng, thật không dễ dàng cho người dân, đi tham quan thủ đô mà khó khăn như vậy sao? Thật khó để nói rằng tôi yêu Bắc Kinh. Cuối cùng tôi đã đến Cung điện mùa hè và cảm thấy thật tuyệt, nhưng trời tối và tôi không nhìn thấy gì…Hôm nay tôi chỉ đi bộ, đi tàu điện ngầm, đi xe buýt và tôi gần như bị kiệt sức. Đi du lịch ở đâu thì đi chứ đừng đến Bắc Kinh, đặc biệt là đừng đi chung thành một nhóm”.

Chạm trán nguy hiểm: J-16 của TQ cắt ngang đường bay của RC-135 của Mỹ trên Biển Đông

Liên Thành

Trong hình ảnh này từ video do Hải quân Hoa Kỳ cung cấp, một máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc bay hung hãn áp sát một máy bay RC-135 của Hoa Kỳ đang bay trong không phận quốc tế trên Biển Đông vào Thứ Sáu, ngày 26 tháng 5 năm.

Ngày 31/5, tờ NBCnews đưa tin, quân đội Hoa Kỳ hôm thứ Ba cho biết, một phi công chiến đấu Trung Quốc đã thực hiện một “hành động gây hấn” gần máy bay do thám của Mỹ đang hoạt động trên Biển Đông vào tuần trước.

Trong một tuyên bố, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cho biết máy bay Trung Quốc “đã bay ngay phía trước và trong phạm vi 400 feet tính từ mũi của chiếc RC-135, buộc máy bay Mỹ phải bay qua vùng nhiễu động”.

Tuyên bố viết: “Hành động gây hấn không cần thiết” của J-16 Trung Quốc đã buộc chiếc RC-125 của Mỹ phải bay qua vùng nhiễu động”.

Tuyên bố viết tiếp: “RC-135 đang thực hiện các hoạt động tự do trên Biển Đông trong không phận quốc tế, phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Đoạn video được Ngũ Giác Đài công bố cho thấy, J-16 Trung Quốc và  RC-125 của Mỹ đã có cuộc chạm trán nguy hiểm.

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Hoa Kỳ cho biết đã có “sự gia tăng đáng báo động về số lượng các vụ đánh chặn và đối đầu nguy hiểm trên biển” của máy bay và tàu Trung Quốc – những hành động “có khả năng tạo ra sự cố hoặc tính toán sai lầm không an toàn”.

Trước đó, vào tháng 12/ 2022, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cho biết một sự cố tương tự liên quan đến máy bay phản lực Trung Quốc và một chiếc RC-135 của Mỹ đã xảy ra, buộc máy bay Mỹ “phải bẻ lái để tránh va chạm”.

Vụ chạm trán mới nhất xảy ra một ngày sau khi Ngũ Giác Đài cho biết Bắc Kinh từ chối lời mời của Hoa Kỳ nhằm sắp xếp cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin gặp người đồng cấp Trung Quốc tại Singapore vào cuối tuần này.

Tuy nhiên, quan chức cấp cao này cho biết thời điểm đưa ra thông báo không liên quan đến việc Trung Quốc từ chối lời mời, giải thích rằng thông tin về sự cố máy bay “tuỳ thuộc vào quy trình giải mật của quân đội Hoa Kỳ và quy trình liên lạc ngoại giao của Hoa Kỳ”.

Ý bắt 40 nghi phạm mafia buôn ma túy thông qua những kẻ rửa tiền Trung Quốc

Hội An

Các sĩ quan cảnh sát kiểm tra tải trọng của một chiếc xe tải trong một chiến dịch nhằm phá vỡ một băng đảng mafia Trung Quốc, ở Prato, Ý, hôm thứ Năm. (Ảnh: AP).

Theo Reuters, cảnh sát Ý ngày 30/5 bắt giữ 40 người trong một cuộc trấn áp mới nhắm vào băng đảng mafia ‘Ndrangheta, các nghi phạm bị tố giác buôn bán ma túy với các đối tác ở Mỹ Latinh bằng cách sử dụng mạng lưới ngầm của những người Trung Quốc môi giới rửa tiền.

Cảnh sát trưởng Guardia di Finanza Angelo Santori nói: “Cuộc đột kích hôm nay là một hoạt động quan trọng cho thấy ‘Ndrangheta là một con bạch tuộc vươn tới mọi nơi với các mối liên kết trên toàn thế giới”.

Bước đột phá này diễn ra chưa đầy một tháng sau chiến dịch mà cảnh sát châu Âu đã bắt giữ hơn 100 nghi phạm mafia trong một đợt truy quét lớn chống buôn lậu ma túy và vũ khí.

Ông Santori, người dẫn đầu cuộc điều tra mới nhất ở thành phố phía bắc Bologna, cho biết cảnh sát đang thi hành 40 lệnh bắt giữ, bao gồm 4 người Albania và 2 nghi phạm Trung Quốc, cũng như hạn chế hoạt động của các thành viên mafia vùng Calabria bị nghi ngờ ở 7 khu vực của Ý.

Cảnh sát đã bắt giữ các nghi phạm và đột kích vào các ngôi nhà vào sáng sớm thứ Tư hôm 3/5 trên khắp nước Đức trong một nỗ lực lớn nhằm trấn áp thành viên của tổ chức tội phạm có tổ chức ‘Ndrangheta của Ý. (Ảnh: AP)

Cuộc điều tra kéo dài từ cuối năm 2019 đến tháng 7 năm 2022, đã lần ra đường dây vận chuyển 1,2 tấn cocaine, 450 kg búp hoa cần sa ép và 95 kg cần sa.

Mạng lưới này có thể xử lý các chuyến vận chuyển ma túy với các băng đảng hùng mạnh ở Nam Mỹ, bao gồm Primeiro Comando da Capital của Brazil, và các tổ chức tội phạm Colombia, Peru, Mexico và Bolivia.

Về các đối tượng Trung Quốc, ông Santori cho biết những kẻ này đóng vai trò tích cực thông qua một hệ thống chuyển tiền không chính thức gọi là ‘fei chien’ với hơn 5 triệu euro (5,5 triệu đô la) đã được tẩy rửa.

Sau khi nhận được tiền mặt, những kẻ môi giới rửa tiền người Trung Quốc liền chuyển tiếp cho các công ty thương mại ở Trung Quốc và Hong Kong. Sau đó, các công ty mới chuyển tiền cho những kẻ môi giới ma túy và chính các băng đảng Nam Mỹ thông qua các đại lý ở nước ngoài.

Một số cuộc điều tra gần đây cho thấy các băng đảng ma túy ở Ý đang ngày càng sử dụng mạng lưới ngầm của các tay môi giới rửa tiền người Trung Quốc không có giấy phép để che giấu các khoản thanh toán xuyên biên giới.

Tuyên bố của cảnh sát Ý cho biết cuộc điều tra đã được hỗ trợ bằng cách truy cập các cuộc trò chuyện được mã hóa trên một nền tảng đã bị Nhóm điều tra chung của Europol triệt phá vào năm 2021 và hợp tác với Cơ quan điều tra an ninh nội địa Hoa Kỳ.

Chính trị gia Canada lại cáo buộc Trung Quốc can thiệp bầu cử

Liên Thành

Cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ Canada, ông Erin O’Toole, đã cáo buộc Trung Quốc hạ thấp uy tín của ông bằng các chiến dịch thông tin sai lệch và thao túng cử tri trong cuộc bầu cử năm 2021. (Ảnh: CNN).

Đài CNN ngày 31/5 đưa tin cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ Canada, ông Erin O’Toole, đã cáo buộc Trung Quốc hạ thấp uy tín của ông bằng các chiến dịch thông tin sai lệch và thao túng cử tri trong cuộc bầu cử năm 2021. Cáo buộc của ông O’Toole được nêu ra sau khi ông được cơ quan tình báo Canada thông tin về việc này.

Phát biểu trước quốc hội ngày 30/5, ông O’Toole trích thông tin tình báo và nói rằng: “Mỗi mối đe dọa này đều nhằm làm mất uy tín của tôi, thúc đẩy những tường thuật sai sự thật về các chính sách của tôi và cản trở nghiêm trọng công việc của tôi với tư cách là một thành viên của quốc hội và với tư cách là nhà lãnh đạo của phe đối lập”.

Ông O’Toole nhấn mạnh rằng các thông tin sai lệch về ông đã xuất hiện trong thời gian ông chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử năm 2021. Chính phủ của đảng Tự do do Thủ tướng Justin Trudeau lãnh đạo đã chiến thắng cuộc bầu cử năm đó.

Ông O’Toole cũng cho biết ông tin rằng Bắc Kinh muốn trả đũa ông vì ông yêu cầu loại tập đoàn công nghệ Huawei khỏi mạng 5G của Canada và nhiều vấn đề khác.

Cáo buộc trên cũng được đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa 2 nước tiếp tục xấu đi giữa lúc nhiều người ở Canada lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua hoạt động của cái gọi là “đồn cảnh sát mật”. Theo chính quyền Ottawa, các đồn cảnh sát này được lập ra để hỗ trợ Trung Quốc trong việc kiểm soát công dân ở nước ngoài.

Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ các tuyên bố cho rằng nước này can thiệp vào hệ thống chính trị của Canada. Theo tờ SCMP. sau các vụ trục xuất nhà ngoại giao theo kiểu “ăn miếng trả miếng” gần đây, Bắc Kinh cáo buộc truyền thông Canada và một số chính trị gia “bịa đặt thông tin sai lệch”.

Bakhmut: Chỉ huy Syrskyi cho thấy vùng ngoại ô của thành phố, rải rác xác chết của người Nga

Liên Thành

Hình ảnh từ video.

Theo hướng Bakhmut của vùng Donetsk, binh lính Ukraina đã tấn công các công sự và chiến hào của quân Nga và chiếm giữ các vị trí của họ. Chỉ huy Lực lượng mặt đất Ukraina Oleksandr Syrskyi đã công bố những thước phim tàn khốc từ vùng ngoại ô Bakhmut.

Đoạn video quay lại một trong những trận chiến của máy bay cường kích Ukraina, ông Sirskyi  cho biết: “Ngoại ô Bakhmut. Quân trú phòng tiếp tục tiến công tiêu diệt đối thủ”.

Quy mô của cuộc giao tranh ở ngoại ô Bakhmut được chứng minh bằng số lượng xác chết của những người lính được nhìn thấy trong video.Nguồn video.

Tối ngày 30/5, Nga lại tấn công lãnh thổ Ukraina, sử dụng máy bay không người lái tấn công Shahed của Iran. Trong 24 giờ, Liên bang Nga đã thực hiện hai cuộc không kích và tên lửa lớn vào lãnh thổ Ukraina. Đêm 29, Nga đã sử dụng tên lửa hành trình Kh-101/Kh-555 và UAV tấn công Shahed-136/131 của Iran. Lực lượng phòng không Ukraina cho biết họ đã tiêu diệt 36 trong số 40 tên lửa hành trình Kh-101/Kh-555 và 30 trong số 38 UAV cường kích Shahed.

Related posts