Tài chính Trung Quốc dần cạn kiệt? Các ngân hàng nhà nước lại hạn chế rút tiền với lý do ‘chống lừa đảo’

Liên Thành

Ảnh minh họa.

Với những cơn giông bão liên tục trong ngành bất động sản của Trung Quốc, tài chính của chính phủ Trung Quốc đang dần cạn kiệt. Gần đây, chính quyền địa phương nhiều nơi đã cố gắng dùng mọi cách để kiếm tiền thông qua tiền phạt. Cách đây vài ngày, một số ngân hàng lớn quốc doanh cũng công khai tuyên bố hạn chế số tiền mà người gửi rút ra với lý do chống lừa đảo. Điều này làm dấy lên sự tức giận của cư dân mạng Trung Quốc.

Theo một số phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, cách đây vài ngày, một số ngân hàng như: Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc Chi nhánh Nội Mông, Ngân hàng Thanh Đảo, Ngân hàng Trung Quốc Chi nhánh Thiên Tân, Ngân hàng Nam Kinh, Ngân hàng Thương mại Nông thôn Chương Thụ, Ngân hàng Thương mại Nông thôn Lương Sơn, v.v. đã đưa ra thông báo liên quan đến việc hạ giới hạn giao dịch của các kênh phi đối ứng (không qua quầy).

Theo báo cáo, sau khi điều chỉnh, hạn ngạch (tức giới hạn số tiền rút ra) của từng ngân hàng cũng khác nhau. Ngân hàng Hải Hạp Phúc Kiến tuyên bố rằng, giới hạn chuyển khoản không qua quầy là không quá 5.000 nhân dân tệ (tức hơn 16 triệu VND) mỗi ngày và không quá 100.000 nhân dân tệ (hay 327 triệu VND) mỗi tháng. Ngân hàng Thanh Đảo tuyên bố rằng giới hạn hàng ngày của một số tài khoản cá nhân sẽ được điều chỉnh xuống dưới 5.000 nhân dân tệ.

Một số ngân hàng cho biết, điều này nhằm kiểm soát gian lận mạng và viễn thông, đồng thời ngăn chặn hành vi lừa đảo thất thoát tiền.

Một số chuyên gia thì lý giải, đối với các giao dịch giá trị lớn qua các kênh phi quầy khó xác nhận ý định giao dịch thực sự của khách hàng, (nếu bị  lừa đảo) khách hàng khó lấy lại được tiền sau khi chuyển khoản thành công, vì vậy cần hoàn thiện các biện pháp giám sát giao dịch. Xác định thói quen giao dịch hàng ngày của khách hàng thông qua các phương tiện kỹ thuật, kịp thời tiến hành đánh giá rủi ro của khách hàng và thực hiện các hạn chế tài khoản đối với các hoạt động bất thường có thể bảo vệ hiệu quả “túi tiền” của khách hàng.

Về vấn đề này, cư dân mạng Trung Quốc đã bày tỏ sự tức giận:

“Lừa đảo lớn nhất chính là ngân hàng”.

“Tiêu tiền của chính mình còn bị họ hạn chế. Lý do đưa ra chỉ vì lợi ích của chính họ”.

“Tại sao tôi cảm thấy đây không phải là phòng chống gian lận mà là ràng buộc gian lận nhỉ?”

“Họ quan tâm đến việc tiền của tôi có bị lừa hay không hơn cả tôi sao?”.

“Xem ra ngân hàng nào đó đã hết tiền rồi”.

“Khi tôi nhìn thấy hai từ “chuyên gia”, tôi muốn liền muốn mắng người”.

Một số cư dân mạng cũng cho biết: “Đối với các giao dịch tại quầy, ngân hàng cũng không mở cửa hết các quầy. Mọi người phải xếp một hàng theo thứ tự. Một hàng kéo dài cả buổi sáng. Ai mà đợi được”.

Một số cư dân mạng cũng xác nhận rằng, họ vừa đi đăng ký thẻ Ngân hàng Trung Quốc, hạn mức rút tiền tối đa hàng ngày là từ 1.000 đến 5.000 (hơn 3 đến 16 triệu), nhưng không có giới hạn gửi tiền. Tất nhiên, bạn cũng có thể đăng ký rút hơn 10.000 nhân dân tệ mỗi ngày, nhưng bạn cần cung cấp rất nhiều thông tin.

Ngoài các ngân hàng, các cơ quan chính quyền trên khắp TQ đang lấp đầy thu nhập của họ bằng các khoản tiền phạt quy mô lớn.

Một doanh nhân tham gia vận chuyển quốc tế đã tiết lộ với giới truyền thông vào tháng 5 năm nay rằng, họ gần đây đã gặp phải sự thực thi pháp luật nghiêm ngặt nhất của Cục Hàng hải Thượng Hải. Một số lượng lớn tàu đã bị phạt và thậm chí bị giữ thuyền. Một tàu chở hàng rời bị phạt 50.000 nhân dân tệ (hơn 163 triệu đồng) chỉ vì thủy thủ Indonesia trên tàu treo ngược cờ Trung Quốc. Cái gọi là thực thi pháp luật thông qua phạt tiền đang sinh ra tham nhũng nghiêm trọng hơn.

Cư dân mạng “Thuyền trưởng Tiết ở LA” đã tweet vào ngày 18 rằng: Năm nay, một trong những chiếc thuyền nhỏ của tôi thường bị phạt hàng chục nghìn Nhân dân tệ. Thị trường năm nay không tốt, không có lãi, nhiều công ty lỗ nặng. Ông tiết lộ, lý do phạt là do Cục hàng hải phải chia tiền cho các đơn vị trực thuộc, có Cục hàng hải nào đó yêu cầu mỗi bến phải nộp 2 triệu NDT (hay 6,5 tỷ đồng), nếu không sẽ đến kiểm tra tàu thuyền cập bến mỗi ngày.

Hiện tại rất nhiều người đã thấy rằng, với sự suy thoái kinh tế, chế độ ĐCSTQ đã lung lay sắp đổ.

Tạp chí Phố Wall cho biết trong một báo cáo vào ngày 18/8 rằng, nếu chính phủ Trung Quốc không thể chứng minh cho người dân thấy rằng họ vẫn có khả năng thực hiện các hành động mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích của họ, thì Trung Quốc có thể sẽ rơi vào thời kỳ đình trệ kinh tế đau đớn và cuối cùng là bất ổn chính trị.

Cư dân mạng nhận xét, thật không ngờ, các phương tiện truyền thông chính thống như Tạp chí phố Wall cũng nói rằng nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục trì trệ sẽ gây ra hỗn loạn, ĐCSTQ khí số đã tận.

Nhan Thuần Câu, một người làm truyền thông cấp cao, đã đăng trên Facebook vào ngày 19 rằng: “Sự ổn định của chế độ phụ thuộc vào sự đối chiếu các biến số giữa chính phủ và người dân. Khi kinh tế, quân sự của quốc gia mạnh thì sự phản kháng của người dân chắc chắn sẽ yếu, vì nhà nước thừa sức dùng tiền để giải quyết nỗi bất bình của dân. Ngược lại, khi sức mạnh quốc gia suy yếu, lực bất tòng tâm, yêu cầu của người dân không được đáp ứng, thì dân sẽ nổi dậy khắp nơi, và khủng hoảng xã hội sẽ bùng phát”.

Ông chỉ ra: “Sức mạnh quốc gia và sự bất bình của công chúng là những biến số của nhau, và chúng phát triển để tạo thành một lực lượng chung, đó cũng là động năng khỏng lồ thúc đẩy sự sụp đổ của chế độ ĐCSTQ”.

Related posts