Tin thế giới sáng thứ Sáu: Quan hệ Nga – Trung có dấu hiệu xung đột vì Nga tăng giá điện

NATO cảnh báo sắp cạn đạn dược viện trợ cho Ukraina

Liên Thành

Quân nhân Ukraine dỡ một lô hàng viện trợ quân sự (Ảnh: AP).

Quan chức NATO mới đây cảnh báo rằng, phương Tây sắp hết đạn để viện trợ cho Ukraina.

Hôm 3/10, bình luận về kho dự trữ đạn dược của phương Tây trong một cuộc thảo luận tại Diễn đàn An ninh Warsaw, Đô đốc Rob Bauer – Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO nói rằng: “Bây giờ đã nhìn thấy đáy thùng. Chúng tôi đã tặng các hệ thống vũ khí và cả đạn dược cho Ukraina, điều này quả là tuyệt vời. Tuy nhiên, số vũ khí đó không được lấy từ các kho đầy. Chúng tôi bắt đầu lấy vũ khí từ những kho vốn chỉ còn một nửa hoặc thậm chí ít hơn. Các kho này đang ngày càng cạn kiệt”.

Đô đốc Bauer kêu gọi ngành công nghiệp quốc phòng phương Tây cần “tăng cường sản xuất với nhịp độ cao hơn nữa”.

Quan hệ Nga – Trung có dấu hiệu xung đột vì tăng giá điện

Liên Thành

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin (ảnh: Sputnik/Alexei Maishev/Kremlin qua Reuters).

Công ty cổ phần năng lượng nhà nước của Nga, Inter RAO đã bắt đầu hạn chế việc cung cấp điện cho Trung Quốc sau khi nước đồng minh và đối tác thương mại quan trọng này của ông Putin từ chối việc tăng giá.

Tranh chấp mới giữa Nga và Trung Quốc bắt nguồn từ việc Trung Quốc phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về điện do hạn hán và yêu cầu hạn chế sản lượng than trong nước. Trong khi ở hướng ngược lại thì Nga đang cố gắng bù đắp sự sụt giảm của đồng tiền nước mình, đang khiến doanh thu xuất khẩu bị ảnh hưởng.

Newsweek dẫn tin cho biết, Trung Quốc đang thể hiện cách đàm phán “cứng rắn” trước yêu cầu của Nga về việc tăng giá điện và xác định vị thí cao cho mình khi thực hiện đàm phán giá. 

Về phía Nga, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với quốc gia này đã buộc Mát=xcơ-va phải duy trì mối quan hệ bền chặt với Bắc Kinh.

Trung Quốc hiện tại là thị trường xuất khẩu điện lớn nhất của Nga. Vào năm 2022 theo hãng thông tấn Nga, nước này xuất khẩu sang Trung Quốc một lượng điện kỷ lục là 4,7 tỷ kWh. 

Tập đoàn Inter RAO của Nga cho biết, mức xuất khẩu mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 sẽ làm tăng giá điện thêm 7% đối với khách hàng ở Trung Quốc, cũng như đối với Mông Cổ, Azerbaijan và khu vực ly khai Nam Ossetia của Gruzia.

Phía Mông Cổ đồng ý với việc tăng giá từ Nga, nhưng Trung Quốc thì không. Và trong lúc các cuộc đàm phán với Trung Quốc vẫn đang tiếp tục thì đại diện của Inter RAO cho biết bắt đầu từ hôm nay họ sẽ hạn chế một phần lượng điện xuất khẩu sang Trung Quốc.

Mỹ, một thành viên chủ chốt của NATO, là quốc gia viện trợ lớn nhất cho Ukraina kể từ khi xung đột nổ ra. Kể từ tháng 2/2022 đến nay, Washington đã viện trợ an ninh hơn 43 tỷ USD cho Kyiv.

Tuy nhiên, dự luật ngân sách tạm thời được quốc hội Mỹ thông qua cuối tuần trước nhằm ngăn nguy cơ đóng cửa chính phủ đã loại gói viện trợ bổ sung cho Ukraina.

Điều này làm dấy lên lo ngại lâu nay của giới quan sát rằng, cuộc chiến dai dẳng ở Ukraina và cuộc bầu cử tổng thống đang đến gần ở Mỹ sẽ khiến Washington và các đồng minh hụt hơi trong hoạt động viện trợ cho Kyiv.

Ngày 2/10, phía Nga nói rằng phương Tây bắt đầu mệt mỏi với cuộc chiến tại Ukraina, nhưng Mỹ có thể sẽ tiếp tục can dự vào cuộc xung đột này.

Tổng thống Pháp Macron đề xuất việc sửa đổi Hiến pháp

Tổng thống Pháp Macron. (Ảnh: Frederic Legrand – COMEO/Shutterstock)

Tổng thống Macron vừa đề xuất hai sửa đổi Hiến pháp nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày đạo luật cơ bản của nước Pháp được thông qua vào 4/10 /1958, theo tờ Le Monde.

Cụ thể, ngày 4/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề xuất hai sửa đổi đáng kể đối với Hiến pháp nước này. Sửa đổi đầu tiên mở rộng phạm vi của Điều 11, trong đó mô tả nội dung và phương pháp đề xuất trưng cầu dân ý; và thay đổi thứ hai nhằm giảm bớt các điều kiện thực hiện cái gọi là Trưng cầu Dân ý Sáng kiến ​​chung (RIP). Những sửa đổi này nhằm mục đích cho người dân Pháp thấy rằng Tổng thống là một nhân vật đoàn kết, quan tâm đến việc giải quyết những bế tắc về thể chế, đồng thời đưa ra câu trả lời cho tình trạng bạo lực đô thị đã hoành hành đất nước vào đầu mùa hè.

Tổng thống Macron giải thích rằng hai cuộc cải cách này cũng sẽ giúp đáp ứng khát vọng dân chủ của thời đại chúng ta.

Một trong những cố vấn của ông Macron cũng cho hay: “Hiến pháp, văn bản phải trao sức mạnh cho những người nắm quyền lực để điều hành, vừa là một chế độ vừa là một dự án chính trị”.

Sáng kiến ​​của Tổng thống Pháp xuất hiện trong một bối cảnh chính trị cụ thể, trong đó phe cánh hữu và cánh cực hữu đang tranh cãi về phạm vi của cuộc trưng cầu dân ý sẽ được mở rộng để bao gồm cả vấn đề nhập cư. Điều 11 của Hiến pháp Pháp hiện hạn chế trưng cầu dân ý trong phạm vi các điều ước quốc tế và những cải cách ảnh hưởng đến cơ quan công quyền và chính sách kinh tế, xã hội, môi trường.

Giống như cựu Tổng thống theo đường lối xã hội chủ nghĩa François Mitterrand, người từng bị vướng vào “cuộc chiến” giữa trường công và tư hồi năm 1984, ông Emmanuel Macron có kế hoạch mở rộng phạm vi trưng cầu dân ý sang các vấn đề xã hội, từ đó đề xuất hình thức “trưng cầu dân ý” về vấn đề nhập cư. Nỗ lực của cựu Tổng thống François Mitterrand đã thất bại vào năm 1984, khi Hạ viện và Thượng viện Pháp không thể đạt được thỏa thuận.

Cộng hòa Pháp là một trong những nước có lịch sử lập Hiến phong phú nhất thế giới. Lịch sử này bắt đầu từ cuộc Cách mạng 1789, trải qua 12 chế độ chính trị với 16 bản Hiến pháp khác nhau trước khi đạt tới chế độ chính trị ổn định từ năm 1958 với nền Cộng hòa thứ năm hiện nay.

Hiến pháp hiện tại của Pháp được thông qua vào ngày 4/10/1958. Nó thường được gọi là Hiến pháp của nền Cộng hòa thứ năm, thay thế Hiến pháp của nền Cộng hòa thứ tư năm 1946 ngoại trừ lời mở đầu.

Hiến pháp mới do Michel Debré soạn thảo nhưng Tướng Charles de Gaulle là động lực chính trong việc giới thiệu văn bản này và khai trương nền Cộng hòa thứ năm. Kể từ khi khai sinh, Hiến pháp của Pháp đã được sửa đổi 24 lần.

Phan Anh

Lũ quét ở Ấn Độ: 14 người chết, hơn 100 người mất tích

Ảnh chụp màn hình Youtube: The Indian Express

Hơn 3000 khách du lịch có nguy cơ bị mắc kẹt ở các vùng khác nhau ở tiểu bang Sikkim thuộc vùng đông bắc Ấn Độ. Thủ tướng Narendra Modi đã nói chuyện với Thủ hiến Prem Singh Tamang của tiểu bang và đảm bảo mọi hỗ trợ có thể.

Ít nhất 14 người đã thiệt mạng và hơn 100 người vẫn mất tích trong trận lũ quét vào Sikkim sáng thứ Tư (ngày 4/10). Bên cạnh đó, có hơn 2000 người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hơn 3000 khách du lịch có nguy cơ bị mắc kẹt tại các vùng khác nhau của bang, khoảng 12 – 14 công nhân tại đập Teesta vẫn bị mắc kẹt trong đường hầm của đập.

Quân đội và binh lính Ấn Độ đã được triển khai cứu hộ tại tiểu bang Sikkim, 1 trong 23 quân nhân bị mất tích đã được giải cứu hôm thứ Tư, những người còn lại vẫn chưa rõ tung tích.

Các dịch vụ khẩn cấp đã được huy động, và Thủ hiến Prem Singh Tamang đã đưa ra lời kêu gọi người dân tránh đi lại không cần thiết vào thời điểm quan trọng này. Các số liên lạc hỗ trợ cũng được thiết lập để hỗ trợ những người gặp khó khăn.

Hồ Lhonak được cho là đã hứng chịu một cơn mưa dông vào khoảng 22h42 tối thứ Ba, sau đó bờ kè hồ bị vỡ và nước chảy về phía sông Teesta, gần biên giới của Ấn Độ với Nepal và Trung Quốc.

Không lâu sau đó, các khu vực khác nhau của lưu vực Teesta báo cáo mực nước dâng cao, đặc biệt báo động ở Chungthang, nơi đập Teesta giai đoạn 3 bị vỡ. Hiện còn 12-14 công nhân mắc kẹt trong hầm đập.

Trên toàn tiểu bang có 26 người bị thương được đưa đến bệnh viện, khoảng 104 người mất tích, trong đó có 22 quân nhân, 14 trường hợp tử vong được báo cáo.

Tuyết Mai

Chó cưng của ông Biden bị đưa khỏi Tòa Bạch Ốc vì cắn người

Chó cưng của ông Biden bị đưa khỏi Tòa Bạch Ốc vì cắn người
Tổng thống Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill Biden cùng chú chó Commander của họ, tại Tòa Bạch Ốc, Washington, Mỹ, ngày 25/12/2021. (Ảnh: SAUL LOEB/AFP qua Getty Images)

Commander, chú chó chăn cừu Đức 2 tuổi của Tổng thống Mỹ Joe Biden, được cho là không còn ở Tòa Bạch Ốc sau khi cắn nhân viên và mật vụ tại đây.

Ông Biden và phu nhân đang tiếp tục “làm việc để tìm ra giải pháp”; họ cũng cảm ơn Sở Mật vụ cũng như tất cả những người liên quan vì “sự kiên nhẫn và hỗ trợ” của những người này.

Không phải lần cắn người đầu tiên

Trong cuộc họp báo hôm thứ 4, thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre đã được hỏi về vụ việc rằng chú chó Commander đã cắn một nhân viên Tòa Bạch Ốc.

Một du khách được cho là đã nhìn thấy vụ việc. Người này đã chụp hình và chia sẻ những bức ảnh lên mạng.

Đây không phải là lần đầu tiên chú chó của ông Biden bị cáo buộc có hành vi sai trái. Commander đã nhiều lần cắn người hoặc tỏ ra hung hãn.

Theo hồ sơ của Bộ An ninh Nội địa (DHS) do nhóm giám sát Judicial Watch thu thập được và công bố vào ngày 25/7, Commander đã thực hiện ít nhất 10 vụ ‘tấn công’ nhằm vào các thành viên Sở Mật vụ.

Kết quả là, một số đặc vụ phải đến bệnh viện để điều trị.

Tất cả những sự cố này xảy ra trong khoảng thời gian 4 tháng, từ tháng 10/2022 đến tháng 1/2023, theo 194 trang hồ sơ được Judicial Watch tra cứu.

Một vụ việc gần đây hơn được báo cáo là vào ngày 3/10, nâng tổng số vụ Commander cắn người lên ít nhất 11 vụ.

Vào ngày 25/7, bà Alexander nói với The Epoch Times trong một email rằng khu phức hợp Tòa Bạch Ốc là một “môi trường độc đáo và thường xuyên căng thẳng” đối với vật nuôi trong gia đình, và gia đình Tổng thống Biden đang “tìm mọi cách để cải thiện tình hình này”.

Trong một email khác gửi tới The Epoch Times, ông Anthony Guglielmi – người phát ngôn chính của Sở Mật vụ Hoa Kỳ – cho biết cơ quan này cực kỳ coi trọng “sự an toàn và phúc lợi của nhân viên”.

Trước đây, nhà Biden từng nuôi hai chú chó chăn cừu Đức khác là Champ và Major. Hai chú chó này đã sống tại Tòa Bạch Ốc sau khi ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020.

Champ qua đời vào năm 2021; trong khi đó, Major được gửi đến sống với những người bạn tại quê nhà của ông Biden cùng thời gian đó, sau khi chú chó này vài lần cắn người và có hành vi hung hăng đối với nhân viên và mật vụ tại Nhà Trắng.

Commander đã đến Tòa Bạch Ốc ngay sau đó, là món quà từ em trai James Biden của Tổng thống Joe Biden.

Thú cưng, đặc biệt là chó, từ lâu đã trở thành một đặc điểm của Tòa Bạch Ốc, khi nhiều tổng thống mang theo chó cưng trong thời gian họ đảm nhận công việc.

Tổng thống Herbert Hoover, Franklin D. Roosevelt và John F. Kennedy đều nuôi những chú chó chăn cừu Đức khi là chủ nhân Tòa Bạch Ốc; Tổng thống Theodore Roosevelt có một chú chó sục bò tên là Pete.

Xuân Hoa biên dịch

Ông Trump trở lại phiên tòa dân sự ở New York sau khi thẩm phán áp đặt lệnh bịt miệng

Cựu Tổng thống Donald Trump quay lại phòng xử án sau phiên nghỉ giải giao tại Tòa án Tối cao New York trong ngày đầu tiên của phiên tòa xử ông tội gian lận kinh doanh, tại Thành phố New York vào ngày 2 tháng 10 năm 2023. (Nguồn ảnh: KENA BETANCUR/AFP via Getty Images)

Cựu Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư (4/10) lại xuất hiện tại tòa án Manhattan vào ngày thứ ba của vụ án dân sự do Tổng chưởng lý New York Letitia James khởi kiện. Trước đó, Thẩm phán của vụ kiện, ông Arthur Engoron đã ban hành lệnh bịt miệng có giới hạn đối với cựu tổng thống về vụ án này.

Bên ngoài phòng xử án hôm thứ Tư (4/10), ông Trump chỉ trích quá trình xét xử, ông nói “họ không cho phép tôi có bồi thẩm đoàn, không cho phép tôi bất cứ điều gì.”

Thẩm phán Engoron đã ra phán quyết vào tuần trước rằng cựu tổng thống phải chịu trách nhiệm về việc lừa gạt các công ty bảo hiểm và ngân hàng bằng cách thổi phồng giá trị tài sản của ông, việc này làm giảm chi phí bảo hiểm của ông và mang lại cho ông các điều khoản cho vay tốt hơn.

Ông Trump cũng nói: “Họ đã vũ khí hóa công lý ở đất nước chúng ta. Phiên tòa này là một sự ô nhục”.

Ông Engoron đã áp đặt lệnh bịt miệng có giới hạn đối với ông Trump sau khi ông Trump đăng một bức ảnh lên Truth Social hiện đã xóa, kèm nội dung gọi thư ký thẩm phán là “bạn gái” của Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer.

Theo các chuyên gia pháp lý, mặc dù ông Engoron giải thích hôm thứ Ba (3/10) rằng một phiên tòa xét xử có bồi thẩm đoàn sẽ không diễn ra vì “không ai yêu cầu”, nhưng bản chất của các cáo buộc chống lại ông Trump khiến rất khó có khả năng một phiên tòa xét xử có bồi thẩm đoàn sẽ được thông qua nếu cựu tổng thống yêu cầu.

Một vị phát ngôn viên của ông Trump nói rằng đạo luật bảo vệ người dùng mà tổng chưởng lý New York đưa ra cho các cáo buộc đã bác bỏ quyền được xét xử bởi bồi thẩm đoàn, nên đó thậm chí không phải là một lựa chọn để nhóm pháp lý của ông Trump có thể chọn.

Mặc dù đã dự kiến không ra làm chứng trong vài tuần nhưng ông Trump đã xuất hiện trong hai ngày đầu tiên tại tòa, điều này khác xa với những thông lệ trước đây của ông.

Tổn thất có thể tại phiên tòa này đối với ông Trump và gia đình là cao hơn đáng kể khi mà bà James, thành viên Đảng Dân chủ, đang tìm cách phạt ông Trump 250 triệu USD và cấm vĩnh viễn cựu tổng thống cùng hai con trai lớn của ông điều hành kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào có trụ sở tại New York.

Anh Nguyễn (Theo Just the News)

Cơ quan quản lý truyền thông Anh yêu cầu điều tra hãng Amazon và Microsoft

(Nguồn: Elpisterra/Shutterstock)

Hôm 5/10 vừa qua, Cơ quan quản lý truyền thông của Anh (Ofcom) đã yêu cầu Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường (CMA) của nước này điều tra khả năng 2 tập đoàn công nghệ Amazon và Microsoft của Mỹ thống trị thị trường điện toán đám mây tại Anh.

Theo thông báo của Ofcom, CMA sẽ tiến hành một cuộc điều tra độc lập để kết luận liệu 2 tập đoàn trên có hoạt động cạnh tranh thiếu lành mạnh hay không. Trong trường hợp phát hiện vi phạm, CMA sẽ đưa ra quyết định xử lý hoặc khuyến nghị các đơn vị liên quan có hành động phù hợp.

Ofcom đã bắt đầu xem xét các dịch vụ điện toán đám mây từ năm 2022, trong đó đặc biệt lo ngại vị thế thống trị thị trường của Amazon Web Services (AWS) và Microsoft. Theo Ofcom, nghiên cứu của cơ quan này cho thấy các tính năng trên dịch vụ điện toán đám mây của 2 tập đoàn này khiến các doanh nghiệp Anh khó chuyển sang sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp khác cũng như sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp khác nhau.

Phan Anh

Related posts