ĐCSTQ ủng hộ việc mở rộng quân sự của Nga, góp phần kéo dài chiến tranh Nga-Ukraine

Antonia Graceffo

Người dân đứng trước một tòa nhà chung cư bị phi cơ không người lái của Nga làm hư hại, trong bối cảnh Nga tấn công Ukraine, ở Kharkiv, Ukraine, hôm 04/04/2024. (Ảnh: Yevhen Titov/Reuters)

Moscow đã khởi xướng kế hoạch mở rộng quân sự quy mô nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang trang bị cho Nga các công cụ máy móc, vi điện tử, các động cơ phản lực cho phi cơ không người lái, công nghệ hỏa tiễn hành trình, nitrocellulose, và các công nghệ quan trọng khác được sử dụng để sản xuất vũ khí cho cuộc chiến ở Ukraine.

Nguồn tài trợ và xuất cảng của ĐCSTQ thúc đẩy hoạt động sản xuất hỏa tiễn, xe tăng, và phi cơ của Nga. Các công ty Trung Quốc cung cấp cho Moscow phi cơ không người lái súng cối có khả năng mang đạn pháo 120 mm. Thậm chí Nga còn sử dụng động cơ phi cơ không người lái có nguồn gốc từ AliExpress, một công ty thương mại điện tử nổi tiếng của Trung Quốc.

Các công ty Trung Quốc, trong đó có Công ty Công nghệ Cảm biến Toàn cầu Vũ Hán, Công ty Công nghệ Vũ Hán Đồng Thăng, và Hikvision đang xuất cảng các linh kiện quang học mà Nga sử dụng trong xe tăng và xe bọc thép. Các công ty khác của Trung Quốc, như iRay Technology và Viện nghiên cứu quang điện phía Bắc Trung Quốc, đang cung cấp cho Moscow hệ thống quang học cấp quân sự cho xe bọc thép. Kể từ năm 2021, lượng nhập cảng chất bán dẫn từ Trung Quốc của Nga đã tăng hơn gấp đôi.

Thỏa thuận của cộng đồng quốc tế về việc không bán công nghệ tân tiến cho Nga đã mang lại lợi ích cho Trung Quốc, vốn đang chịu trách nhiệm cho 90% hàng vi điện tử nhập cảng của Nga. Hơn nữa, việc nhập cảng nitrocellulose từ Trung Quốc — một hợp chất rất dễ cháy cần thiết trong sản xuất chất nổ — đã giúp Nga tăng gần gấp ba sản lượng đạn pháo so với Hoa Kỳ và châu Âu.

Sự hỗ trợ của ĐCSTQ cho phép Nga duy trì dây chuyền lắp ráp hoạt động và sản xuất vũ khí ở tốc độ cao nhất. Trong khi đó, Ukraine đang rơi vào tình trạng thiếu vũ khí và đạn dược. Một lợi thế khác cho Nga là chiến tranh không diễn ra bên trong lãnh thổ Nga, giúp việc duy trì hoạt động của các nhà máy trở nên dễ dàng hơn. Mặt khác, Ukraine là nơi diễn ra tất cả các trận chiến, và các nhà máy cũng như nhà máy sản xuất điện của nước này rất dễ bị Nga tấn công.

Việc buộc thanh niên nhập ngũ tham gia chiến tranh cũng tác động tiêu cực đến Ukraine nhiều hơn Nga. Dân số Nga ở mức 144 triệu, trong khi Ukraine chỉ có 38 triệu. Chỉ khoảng 1 triệu người Ukraine, gồm cả lính tình nguyện và lính nghĩa vụ, hiện đang phục vụ trong quân đội. Hồi tháng 12/2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh tăng quy mô quân đội Nga lên 1.3 triệu quân. Điều này có nghĩa là một số lượng và một tỷ lệ thanh niên Nga lớn hơn nhiều sẵn sàng làm việc trong các nhà máy sản xuất thiết bị quân sự. Ngoài con số này, các nhà máy Trung Quốc và nguồn tài trợ của ĐCSTQ mang lại cho Nga lợi thế to lớn trong sản xuất vũ khí.

Giữa việc nhập cảng thiết bị quân sự của Trung Quốc và số tiền kiếm được từ thương mại và đầu tư của Trung Quốc, cỗ máy quân sự của Nga hiện đã trở lại mức trước chiến tranh. Chiến tranh Nga-Ukraine là một cuộc chiến tiêu hao. Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đã trợ giúp Ukraine cầm cự lâu nhất có thể để làm suy yếu Nga. Mọi người đã hy vọng rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ phá vỡ nền kinh tế Nga trong khi một cuộc chiến kéo dài sẽ tiêu tốn khí giới, đạn dược, và nhân lực quân sự của Nga. Cuối cùng, Tổng thống Putin sẽ không thể tiếp tục cuộc chiến này được nữa. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của ĐCSTQ đã chứng minh là cứu cánh cho Moscow.

Sự hỗ trợ của ĐCSTQ đối với nền kinh tế Nga và các nỗ lực sản xuất quân sự đã thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang không theo quy ước, đẩy Hoa Kỳ và các đồng minh vào thế cạnh tranh với Bắc Kinh về chi tiêu. Nga tận dụng nguồn tài trợ của Trung Quốc để tăng cường sức mạnh kinh tế và công nghiệp, trong khi viện trợ tài chính do các quốc gia thân Ukraine gửi đến lại gây gánh nặng cho nền kinh tế và nền tảng công nghiệp của nước này. Hơn nữa, lợi nhuận được chuyển về Trung Quốc góp phần mở rộng nền kinh tế của quốc gia này. Đồng thời, thương mại bền vững với Moscow và sự ủng hộ ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc giúp ĐCSTQ tiếp cận nguồn năng lượng giá rẻ, cho phép Trung Quốc hạ giá hàng hóa đối với các quốc gia thu mua dầu và năng lượng theo giá thị trường toàn cầu.

Sự cạn kiệt tài chính ở phương Tây, kết hợp với việc Nga tăng cường quân sự hóa, đang khiến châu Âu và thế giới trở nên kém an toàn hơn. Bắc Kinh cũng đang hỗ trợ Nga thông qua việc sử dụng các vệ tinh và khả năng gián điệp, đồng thời, đang tăng cường khả năng thu thập thông tin tình báo của Bắc Kinh, do đó làm tăng mối đe dọa gián điệp từ ĐCSTQ.

Ngoại trưởng Antony Blinken và Tòa Bạch Ốc đã cảnh cáo ĐCSTQ trong một tuyên bố: “Chúng tôi vẫn đang lo ngại về vai trò của bất kỳ công ty nào, kể cả các công ty ở CHND Trung Hoa, đang tham gia vào hoạt động thu mua quân sự của Nga,” đề cập đến tên chính thức của Trung Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tổng thống Joe Biden cũng đã đưa ra cảnh báo đối với Trung Quốc và triệu tập các cuộc họp với các đồng minh của Hoa Kỳ để thảo luận về cách cắt đứt sự hỗ trợ của Trung Quốc; tuy nhiên, bánh xe công lý quốc tế quay rất chậm. Kinh nghiệm cho thấy các công ty Trung Quốc sẽ gần như ngay lập tức phá vỡ mọi hạn chế mới đặt ra đối với Trung Quốc và sẽ có rất ít tác động, nếu có, trong việc giảm khả năng tiếp cận vũ khí và đạn dược của Nga.

Do Ukraine đang chiến đấu trong cuộc chiến phòng thủ và dường như không có kế hoạch xâm lược, chiếm đóng Moscow nên cách duy nhất để cuộc chiến này kết thúc là ông Putin phải rút lui, điều này chỉ xảy ra khi ông xác định rằng Nga không còn khả năng tiếp tục. Sự hỗ trợ liên tục của ĐCSTQ đang chuyển thời điểm đó đến một ngày xa xôi và giả định trong tương lai, điều mà có thể không bao giờ đến.

Quan điểm trong bài viết này là ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times. Doanh Doanh biên dịch

Chính quyền Trung Quốc làm suy yếu các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Nga bằng cách cung cấp cho Moscow tài chính và vũ khí, theo đó kéo dài Chiến tranh Nga-Ukraine.

Moscow đã khởi xướng kế hoạch mở rộng quân sự quy mô nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang trang bị cho Nga các công cụ máy móc, vi điện tử, các động cơ phản lực cho phi cơ không người lái, công nghệ hỏa tiễn hành trình, nitrocellulose, và các công nghệ quan trọng khác được sử dụng để sản xuất vũ khí cho cuộc chiến ở Ukraine.

Nguồn tài trợ và xuất cảng của ĐCSTQ thúc đẩy hoạt động sản xuất hỏa tiễn, xe tăng, và phi cơ của Nga. Các công ty Trung Quốc cung cấp cho Moscow phi cơ không người lái súng cối có khả năng mang đạn pháo 120 mm. Thậm chí Nga còn sử dụng động cơ phi cơ không người lái có nguồn gốc từ AliExpress, một công ty thương mại điện tử nổi tiếng của Trung Quốc.

Các công ty Trung Quốc, trong đó có Công ty Công nghệ Cảm biến Toàn cầu Vũ Hán, Công ty Công nghệ Vũ Hán Đồng Thăng, và Hikvision đang xuất cảng các linh kiện quang học mà Nga sử dụng trong xe tăng và xe bọc thép. Các công ty khác của Trung Quốc, như iRay Technology và Viện nghiên cứu quang điện phía Bắc Trung Quốc, đang cung cấp cho Moscow hệ thống quang học cấp quân sự cho xe bọc thép. Kể từ năm 2021, lượng nhập cảng chất bán dẫn từ Trung Quốc của Nga đã tăng hơn gấp đôi.

Thỏa thuận của cộng đồng quốc tế về việc không bán công nghệ tân tiến cho Nga đã mang lại lợi ích cho Trung Quốc, vốn đang chịu trách nhiệm cho 90% hàng vi điện tử nhập cảng của Nga. Hơn nữa, việc nhập cảng nitrocellulose từ Trung Quốc — một hợp chất rất dễ cháy cần thiết trong sản xuất chất nổ — đã giúp Nga tăng gần gấp ba sản lượng đạn pháo so với Hoa Kỳ và châu Âu.

Sự hỗ trợ của ĐCSTQ cho phép Nga duy trì dây chuyền lắp ráp hoạt động và sản xuất vũ khí ở tốc độ cao nhất. Trong khi đó, Ukraine đang rơi vào tình trạng thiếu vũ khí và đạn dược. Một lợi thế khác cho Nga là chiến tranh không diễn ra bên trong lãnh thổ Nga, giúp việc duy trì hoạt động của các nhà máy trở nên dễ dàng hơn. Mặt khác, Ukraine là nơi diễn ra tất cả các trận chiến, và các nhà máy cũng như nhà máy sản xuất điện của nước này rất dễ bị Nga tấn công.

Việc buộc thanh niên nhập ngũ tham gia chiến tranh cũng tác động tiêu cực đến Ukraine nhiều hơn Nga. Dân số Nga ở mức 144 triệu, trong khi Ukraine chỉ có 38 triệu. Chỉ khoảng 1 triệu người Ukraine, gồm cả lính tình nguyện và lính nghĩa vụ, hiện đang phục vụ trong quân đội. Hồi tháng 12/2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh tăng quy mô quân đội Nga lên 1.3 triệu quân. Điều này có nghĩa là một số lượng và một tỷ lệ thanh niên Nga lớn hơn nhiều sẵn sàng làm việc trong các nhà máy sản xuất thiết bị quân sự. Ngoài con số này, các nhà máy Trung Quốc và nguồn tài trợ của ĐCSTQ mang lại cho Nga lợi thế to lớn trong sản xuất vũ khí.

Giữa việc nhập cảng thiết bị quân sự của Trung Quốc và số tiền kiếm được từ thương mại và đầu tư của Trung Quốc, cỗ máy quân sự của Nga hiện đã trở lại mức trước chiến tranh. Chiến tranh Nga-Ukraine là một cuộc chiến tiêu hao. Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đã trợ giúp Ukraine cầm cự lâu nhất có thể để làm suy yếu Nga. Mọi người đã hy vọng rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ phá vỡ nền kinh tế Nga trong khi một cuộc chiến kéo dài sẽ tiêu tốn khí giới, đạn dược, và nhân lực quân sự của Nga. Cuối cùng, Tổng thống Putin sẽ không thể tiếp tục cuộc chiến này được nữa. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của ĐCSTQ đã chứng minh là cứu cánh cho Moscow.

Sự hỗ trợ của ĐCSTQ đối với nền kinh tế Nga và các nỗ lực sản xuất quân sự đã thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang không theo quy ước, đẩy Hoa Kỳ và các đồng minh vào thế cạnh tranh với Bắc Kinh về chi tiêu. Nga tận dụng nguồn tài trợ của Trung Quốc để tăng cường sức mạnh kinh tế và công nghiệp, trong khi viện trợ tài chính do các quốc gia thân Ukraine gửi đến lại gây gánh nặng cho nền kinh tế và nền tảng công nghiệp của nước này. Hơn nữa, lợi nhuận được chuyển về Trung Quốc góp phần mở rộng nền kinh tế của quốc gia này. Đồng thời, thương mại bền vững với Moscow và sự ủng hộ ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc giúp ĐCSTQ tiếp cận nguồn năng lượng giá rẻ, cho phép Trung Quốc hạ giá hàng hóa đối với các quốc gia thu mua dầu và năng lượng theo giá thị trường toàn cầu.

Sự cạn kiệt tài chính ở phương Tây, kết hợp với việc Nga tăng cường quân sự hóa, đang khiến châu Âu và thế giới trở nên kém an toàn hơn. Bắc Kinh cũng đang hỗ trợ Nga thông qua việc sử dụng các vệ tinh và khả năng gián điệp, đồng thời, đang tăng cường khả năng thu thập thông tin tình báo của Bắc Kinh, do đó làm tăng mối đe dọa gián điệp từ ĐCSTQ.

Ngoại trưởng Antony Blinken và Tòa Bạch Ốc đã cảnh cáo ĐCSTQ trong một tuyên bố: “Chúng tôi vẫn đang lo ngại về vai trò của bất kỳ công ty nào, kể cả các công ty ở CHND Trung Hoa, đang tham gia vào hoạt động thu mua quân sự của Nga,” đề cập đến tên chính thức của Trung Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tổng thống Joe Biden cũng đã đưa ra cảnh báo đối với Trung Quốc và triệu tập các cuộc họp với các đồng minh của Hoa Kỳ để thảo luận về cách cắt đứt sự hỗ trợ của Trung Quốc; tuy nhiên, bánh xe công lý quốc tế quay rất chậm. Kinh nghiệm cho thấy các công ty Trung Quốc sẽ gần như ngay lập tức phá vỡ mọi hạn chế mới đặt ra đối với Trung Quốc và sẽ có rất ít tác động, nếu có, trong việc giảm khả năng tiếp cận vũ khí và đạn dược của Nga.

Do Ukraine đang chiến đấu trong cuộc chiến phòng thủ và dường như không có kế hoạch xâm lược, chiếm đóng Moscow nên cách duy nhất để cuộc chiến này kết thúc là ông Putin phải rút lui, điều này chỉ xảy ra khi ông xác định rằng Nga không còn khả năng tiếp tục. Sự hỗ trợ liên tục của ĐCSTQ đang chuyển thời điểm đó đến một ngày xa xôi và giả định trong tương lai, điều mà có thể không bao giờ đến.

Doanh Doanh biên dịch

Related posts