Liên Thành
Sau cái chết của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, “Băng đảng Thượng Hải” hùng mạnh một thời cũng đã suy giảm.
Hai con trai của Giang là Giang Miên Hằng (Jiang Mianheng) và Giang Miên Khang (Jiang Miankang) cùng cháu trai Giang Chí Thành (江志成/Jiang Zhi Cheng) đều vướng vào những tin đồn tiêu cực.
Gần đây, con trai cả Giang Miên Hằng của ông bị giáng chức, điều này dường như cho thấy mọi chuyện đang không suôn sẻ với gia đình tộc học Giang và con trai ông.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng, sau Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình sẽ có những hành động lớn hơn.
Vào ngày 5/6, trang web chính thức của Đại học Khoa học và Công nghệ Thượng Hải đã đưa ra thông báo về việc Giang Miên Hằng bị giáng từ từ chức Hiệu trưởng xuống vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Công tác của nhà trường. Hiệu trưởng kế nhiệm là Phong Đông Lai (Feng Donglai), một học giả của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Trước đó, đã xuất hiện nhiều tin đồn tiêu cực về Giang Miên Hằng, Giang Miên Khang và Giang Chí Thành.
Nhà bình luận chính trị cấp cao Đường Tĩnh Viễn (唐靖远) mới đây đã trích dẫn những thông tin rò rỉ từ trong hệ thống ĐCSTQ và ở nước ngoài, nói rằng anh em Giang Miên Hằng và Giang Miên Khang, cũng như con trai của Giang Miên Hằng là Giang Chí Thành, hiện đang bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ, nhưng hiện chưa có chỉ dẫn nào từ ông Tập Cận Bình về những việc cần làm tiếp theo.
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với báo Sound of Hope, Viên Hồng Băng (Yuan Hongbing), một học giả luật tự do sống ở Úc, tiết lộ rằng, Giang Miên Hằng cùng con trai ông và các quan chức trong hệ thống công nghiệp – quân sự, bao gồm cả cựu Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), không chỉ tham nhũng, trao đổi lợi ích mà còn thường xuyên thành lập các băng đảng chính trị.
Học giả Viên Hồng Băng cho hay: “Theo cách nói của ĐCSTQ, họ bị cáo buộc là tham gia vào các hoạt động không có tổ chức. Các hoạt động không có tổ chức đang lan truyền rất nhiều lời chế nhạo ông Tập Cận Bình và chỉ trích về sự kém cỏi của ông trong việc điều hành đất nước.
Vì vậy, bây giờ toàn bộ thành viên trong gia tộc Giang thực ra đang bị Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trần Nhất Tân (陈一新) bí mật giám sát”.
Diêu Thành (Yao Cheng), cựu sĩ quan Bộ Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, cho biết trên mạng xã hội X rằng: “Giang Chí Thành bị khống chế sau khi dự tang lễ của Giang Trạch Dân. Giang Miên Hằng bị cho là có liên quan đến phe chống Tập trong quân đội”.
Việc Giang Miên Hằng bị cách chức rõ ràng là một tín hiệu xấu đối với gia tộc Giang. Sự việc này trùng với thời điểm Hội nghị toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ sắp diễn ra vào tháng 7 đã bị trì hoãn từ lâu. Do dó, dư luận đặc biệt quan tâm.
Lý Nguyên Hoa (Li Yuanhua), một học giả gốc Hoa sống tại Úc, nói với báo Sound of Hope rằng, Đại học Khoa học Công nghệ Thượng Hải được thành lập cách đây 10 năm và Giang Miên Hằng là chủ tịch hội đồng sáng lập.
Ông Tập Cận Bình đã giáng chức Giang để làm suy yếu ảnh hưởng của Giang và cảnh báo Giang không được hành động tùy tiện.
Học giả Lý cho hay: “Tôi nghĩ lời cảnh cáo quan trọng hơn tín hiệu thanh trừng hắn. Nếu ông Tập muốn thanh trừng hắn thì sẽ không có sự chuyển đổi như vậy, ông Tập chỉ cần hạ bệ và buộc tội hắn là được.
Giang Miên Hằng đã kiếm được rất nhiều tiền từ cuộc khủng hoảng quốc gia. Cái gọi là tài sản quốc gia mà Giang có được dính líu đến các vụ án tham nhũng trong quân đội.
ĐCSTQ đã đầu tư rất nhiều tiền vào các dự án quân sự này. Những người trong Lực lượng hỏa tiễn đã bị hạ đài vì tham nhũng. Tôi nghĩ Giang Miên Hằng cũng kiếm được rất nhiều tiền ở đó.
Rất có thể Giang đã thảo luận riêng về việc này, nhưng nếu có điều gì đó thực sự liên quan đến việc thành lập một liên minh chống Tập, thì ông Tập sẽ không để yên cho Giang”.
Nhà bình luận chính trị cấp cao Đường Tĩnh Viễn chỉ ra rằng, việc cách chức Giang Miên Hằng là một tín hiệu chính trị. “Vì địa vị đặc biệt của Giang, cũng giống như khi ông Tập tước bỏ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Người khuyết tật của Đặng Phác Phương (邓朴方).
Giang là thế hệ đỏ đại diện đi đầu trong cuộc đấu tranh chống Tập. Giang đang dỡ bỏ các chướng ngại vật một cách có hệ thống và từng bước một. Giang thậm chí có thể có những hành động xa hơn và lớn hơn sau Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ”.
Chuyên gia Đường nhấn mạnh, trước tiên ông Tập phải loại bỏ các thế lực theo phe Đặng, Giang.
Chuyên gia nói: “Mục tiêu quan trọng nhất, trước hết là mục tiêu ngắn hạn, là tháo gỡ những trở ngại cho Kỳ họp toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ.
Về mục tiêu dài hạn, ông Tập đang tiến tới theo đúng mục tiêu với kế hoạch đã vạch ra của mình. Ông sẽ từng bước tiến tới sự thay đổi thế kỷ. Ông sẽ khiến toàn bộ Trung Quốc chuyển sang một lộ trình tương tự như cơ chế thời chiến, bao gồm toàn bộ mô hình hệ thống kinh tế, và sau đó là toàn bộ mô hình quản lý xã hội.
Vì vậy, bạn sẽ thấy rằng ông Tập thực sự đang làm những việc này một cách rất có trật tự. Ông Tập đang chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo có thể xảy ra ở eo biển Đài Loan”.
Học giả Viên Hồng Băng từng nói rằng, ông Tập Cận Bình đang do dự về việc có nên giải tán hoàn toàn gia tộc Giang Trạch Dân tại Phiên họp toàn thể lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ hay không.
Có tranh cãi trong nội bộ ông Tập về vấn đề này. Phe do Thái Kỳ (Cai Qi) đứng đầu chủ trương tiêu diệt phe Giang Trạch Dân tại Hội nghị toàn thể lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, để tích lũy quyền lực của ông Tập Cận Bình và tự tin hơn khi phát động chiến tranh ở eo biển Đài Loan.
Nhóm còn lại chủ trương thiết lập quyền lực của ông Tập bằng cách tấn công Đài Loan trước, sau đó tiêu diệt phe Giang sẽ tự tin hơn. Vì chỉ trích đường lối của Giang tất yếu sẽ liên lụy đến phe Đặng Tiểu Bình, gây ra phản ứng dây chuyền.
Về phần tại sao phe Giang Trạch Dân cần phải bị tiêu diệt, học giả Viên Hồng Băng nói: “Bởi vì người ta nói rằng không có cơ sở nào mà không bị phá hủy, chỉ thông qua đấu tranh đường lối công khai triệt để, mới có thể phê phán và vạch trần Giang Trạch Dân, đồng thời đổ mọi cáo buộc như tham nhũng trong nội bộ ĐCSTQ, suy thoái kinh tế, suy thoái đạo đức xã hội cực độ, lên Giang Trạch Dân, chỉ khi đó mới có thể chứng minh một cách hợp lý rằng chính ông Tập Cận Bình đã cứu Đảng và đất nước.
Ở một góc độ khác, kể từ khi ông Tập lên nắm quyền, ông Tập đã dùng các biện pháp chống tham nhũng để tấn công vào thế lực của phe Giang nhằm giành lại quyền lực của đảng, chính quyền và quân đội mà phe Giang đã kiểm soát vững chắc suốt 20 năm qua.
Ông Tập đã đạt được thỏa hiệp với phe Giang trong nhiệm kỳ thứ ba, nhưng cuộc chiến bí mật giữa hai bên vẫn chưa bao giờ dừng lại. Trừ khi quyền lực của phe Giang bị đánh bại hoàn toàn, tôi e rằng ông Tập sẽ không bao giờ có thể yên tâm”.
Học giả Viên Hồng Băng nhận định, ông Tập sẽ áp dụng đường lối tấn công Đài Loan trước, sau đó phát động cuộc đấu tranh nhằm tiêu diệt phe Giang Trạch Dân và thậm chí cả phe Đặng Tiểu Bình.
Nhà bình luận Đường Tĩnh Viễn cũng cho biết: “Bây giờ chúng tôi chưa thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ông Tập sẽ công khai bác bỏ đường lối của Đặng Tiểu Bình. Bởi vì bây giờ chỉ còn hơn một tháng nữa là tới Phiên họp toàn thể lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, thời gian rất eo hẹp.
Chúng ta đều biết rằng ĐCSTQ muốn đấu tranh theo đường lối thì phải quay lại phủ nhận Đặng Tiểu Bình giống như Đặng Tiểu Bình phủ nhận Mao Trạch Đông.
Bộ máy tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương chắc hẳn đã được kích hoạt từ lâu, và phải có chiến dịch tuyên truyền sơ bộ quy mô lớn, nên tôi nghĩ ông Tập vẫn dùng phương pháp tiến hành chiến tranh và chuyển sang cơ chế thời chiến này để củng cố quyền lực một cách có trật tự. Điều này cũng dựa trên mô hình của Đặng Tiểu Bình.
Sau khi Đặng Tiểu Bình phát động cuộc đảo chính lật đổ Hoa Quốc Phong (华国锋), Đặng đã thực sự lợi dụng cuộc chiến tranh chống Việt Nam để giành lấy quyền lực về tay mình và củng cố vị thế của mình”.