YÊU TỪ BAO GIỜ

Lúc học xong PhD ở Monash, tôi bắt đầu vùi đầu lo kiếm việc,
gởi hết đơn này đến đơn kia. Người Úc lịch sự nhất thế giới, hở một chút là sorry, khi thấy mình khóc cũng sorry, khi không thèm cho mình việc làm cũng sorry. Cứ mổi lần nhận được thơ trả lời, bắt đầu câu với sorry, thì tôi biết chắc là đơn xin việc của mình đang ca bài biệt ly nhớ nhung từ đây. Mà thật, đời tui sao mà bị biệt ly hoài à.

Thế rồi vào một ngày đẹp trời, mây hồng lững lờ trôi và những đám mây xám thì đã bay xa tít đến chân trời. Chim én lượn vui đùa trên bầu trời xanh lãng mạng của Melbourne như mang tin vui cho tôi trong giờ tuyệt vọng.

Đúng là Ông Trời hết giận, không còn hờ hững lạnh lùng với tôi nữa, nên ban cho tôi phép lành. University of Tasmania lịch sự mời tôi bay xuống Tas để interview, không còn sorry chi cả mà còn hớn hở trả tiền vé máy bay và khách sạn ngàn sao cho mình, sướng ơi là sướng. Tôi mừng quá, chạy cuống lên, đỏ mặt méo miệng, hị́ mất, la hét như trúng số độc đắc, vì Ông Trời đã biến cuộc đời vất vả của mình thành tối tân hôn.

Thằng bạn Úc thân khuyên tôi nên mua một bộ com lê và cà vạt, ăn mặc lịch sự cho cuộc interview quan trọng trong đời. Tiền mua mì gói chưa đủ, lấy đâu mà sắm bộ com lê mới. May thay, ở cạnh nhà có shop thời trang của Paris, Pháp bán áo quần tây rất rẻ, đôi lúc còn cho không… Tôi may quá, mua luôn hai bộ. Một bộ màu đen và một bộ màu tím hoa cà.

Lần này ngồi trên máy bay, thấy ai cùng nhìn mình với đôi mắt thèm thuồng, hiếu kỳ hâm mộ. Tôi thấy mình oai hơn ngày thường, chắc nhờ bộ com lê lụng thụng trên người mà tôi mới mua ở tiệm St Vincent de Paul cho cuộc interview này.

Khi tôi bước vào phòng interview, có khoảng năm ông lớn ngồi chờ và sẵn sàng quay tôi như quay con dế trước khi cho đá nhau. Tôi chưa từng được interview, nên lo sợ và bối rối khi các thiện xạ bắt đầu hành xử.

Cuối cùng tôi bước ra khỏi phòng interview, mồ hôi nhuễ nhoại, mặt mày lờ đờ. Cảm giác yêu đời của đêm tân hôn đã dần tan biến theo mây khói.

Nhưng trớ trêu thay, vài ngày sau tôi nhận được một lá thơ của Đại Học Tasmania, tôi uể oải mở ra đọc, dư biết rằng cũng chẵng có gì mà hy vọng vì thế nào lá thư cũng bắt đầu bằng điệp khúc “Sorry.” Thôi đường ta thì ta cứ đi. Nhưng đi đâu bây giờ?

Mắt tôi sáng quắc lên, có gì sai lầm trong thơ từ Tasmania. Trong đơn xin việc, tôi chỉ xin làm phụ giáo (Assistant) thôi à, ngay cả được quét lớp tôi cũng mừng lắm rồi, vậy mà tôi được full lecturership với mức lương quá lớn. Đúng là chó ngáp phải ruồi. Con ruồi này là ruồi thần. Tôi thành kính cám ơn ngài Ruồi lia liạ.

Tôi trở lại Tasmania vào một ngày xuân nhạt nắng. Ngọn gió chiều mát mẻ êm dịu của dòng sông Tamar chào đón âu yếm tôi như một người tình. Bao lo lắng băn khoăn lúc trước nay tan biến theo sóng biển xa vời. Tôi mỉm cười nhẹ nhàng nhủ thầm:

Tôi muốn hỏi thầm người rất nhẹ̣
Tôi đưa người hay tôi đưa tôi –
(Nguyên Sa)

Tôi dạy học ở Đại Học Tasmania kể như cả cuộc đời mình, buồn ít vui nhiều. Điều mà tôi thích nhất là lòng hiếu kỳ tò mò của sinh viên về văn hóa Việt Nam. Tôi hay dịch cho họ nghe những bài văn mà tôi rất thích khi còn ngối trên ghế nhà trường, như bài Tôi Đi Học và bài Nghỉ Hè.

Sung sướng quá, giờ cuối cùng đã hết, 
Ðoàn trai non hớn hở rủ nhau về. 
Chín mươi ngày nhảy nhót ở miền quê, 
Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ !

Có lần một cô sinh viên mắt xanh tóc vàng hỏi tôi một câu làm tôi thao thức cả mấy đêm trường, vì không tìm ra được một câu trả lời thỏa đáng.

– Do you think and feel in English or Vietnamese? Are you Vietnamese or Australian?

Lẽ tất nhiên là câu trả lời của tôi thế nào cũng gồm ‘yes, no and but’. Trong ý thức thì tôi muốn biện luận sao cũng được, nhưng trong tiềm thức thì hó hé những tia sáng trong tâm hồn mình mà chỉ biểu lộ̣ đột nhiên trong một vài tình huống.

Bạ̣n ơi, câu chuyện sau đây phảng phất một ít tâm trạng này.

Sống ở Tasmania lâu rồi, nên lối suy tư và đời sống tình cảm cũng lạc loài về Tây phương. Tôi quý trọ̣ng riêng tư (personal privacy), ý thức nhiều về vệ sinh môi trừơng, và tình cảm cũng vậy, tôi thường rung cảm khi gặp một vài cô gái Tây phương hồn nhiên, dịu dàng và dễ thương.

Tasmania là quê hương cũ của người Anh. Khi ra đường khó mà thấy được một người Á châu.. Người Á châu nào mà xuất hiện ở Tasmania là một hiện tượng rất lạ, như gặp mỹ nhân ngư đang đứng lãng mạn yêu kiều bên bờ sông Tamar vào đêm trăng để múc ánh trăng vàng đổ đi.

Thế rồi vào một ngày đầu thu, chiểu Thứ Bảy, sau khi soạn bài xong ở thư viện đại học, tôi ra ngồi ở thảm cỏ, mắt ngắm nhìn dòng sông Tamar yên bình, nhởn nhơ lãng mạng uốn quanh phía sau sân trường.

Trong lúc đang say sưa mơ màng sống lại với những hoài niệm êm đềm của quê hương, Saigon và Văn Khoa, tâm hồn tôi chìm đắm trong một thời để yêu và để chết. Tự dưng mắt tôi mở thật rộng, không ngừng nhấp nháy, không biết mình đang tỉnh hay mơ…Không thể có được, tôi đang điên à ….Yes, absolutely no way. Tại sao như thế được.

Thế mà trước mắt tôi là một tà áo dài tung tăng theo gió. Hình ảnh của một cô gái Việt nhẹ nhàng bước chân trên bãi cỏ xanh của sân trường đại học, cô đơn một mình, với mái tóc dài bay bay trên đôi vai ‘gầy guộc nhỏ’.

Bâng khuâng trông gió bay tà áo 
Gió hỡi làm sao bớt lạnh lùng ? 
Tôi đi đi mãi theo mầu nắng 
Nắng để lòng tôi với quạnh hiu.
(Hoàng Thi Thơ)

Như người tù bị đày lâu ngày trên hoang đảo, tôi vùng lên, hai chân tuy khập khểng từ nhỏ, và luôn luôn về chót trong những cuộc thi chạy bộ ở trường, vậy mà bổng nhiên tôi khoẻ như Tarzan chúa tể rừng sâu, phóng thẳng đến nơi mà hình bóng của tà áo dài đang ngự trị sân trường đại học cũng như tâm hồn tôi.

– Xin lổi, chị có phải là người Vietnam không ạ?
– Dạ thưa anh, phải.
– Ủa, sao chị lại đến đây, hòn đảo xa xôi này?

Cô gái nheo mày, mỉm cười hỏi lại tôi:
– Thế sao anh lạ̣i ở nơi hòn đảo vắng vẻ này?

Không hẹn, hai đứa cùng cười, như hai đứa trẻ đã quen nhau từ lâu rồi. Thế là ngày hôm đó, tôi như là người may mắn nhất trên cuộc đời. Tự dưng lòng tôi rất xao xuyến, suy nghĩ bâng quơ, tưởng rằng cuộc đời mình đang đi vào một ngã rẽ đã chôn dấu kín trong…. tiềm thức, như Phạm Duy đã viết trong bài ca quê hương của ông: “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời.”

Hình ảnh cô gái Việt trong chiếc áo dài, với mái tóc bay bay… đã sống trong trái tim của tôi… từ bao giờ.

Lời Này Cho Anh

Không hiểu những dòng chữ này đến tay anh thì anh đang làm gì nhỉ? Có lẻ anh đang ngồi nhìn sương mù của thung lũng Mianda mà anh đã từng kể cho em nghe. Em vẫn mong rằng những dòng chữ thân thương này sẽ giúp cho lòng anh ấm lại trong những tháng năm dài của mùa đông xa xứ. Nghe anh cứ mếu máo ca bài ‘người yêu cô đơn’ hoài a, em thấy anh tội nghiệp quá, làm sao mà em làm biếng biên thư cho anh được, phải không anh?

Anh biết không! Không hiểu vì sao chiều nay em muốn ngồi trong căn gác trọ này viết cho anh đến lạ lùng! Bây giờ trời đang mưa đó anh à. Anh có nghe tiếng mưa không? Em ngớ ngẩn quá, phải không anh?

Nhớ hoài những ngày anh về với Sài Gòn, với quá khứ, với quê hương và với . . . cả em nữa. Em thật cảm động trứơc những chân tình anh đã mang đến cho tình cảm đời mình. Ngồi đây viết thư cho anh mà em vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây giọng nói êm dịu của anh mang âm hưởng của người lãng tử tìm về mái nhà xưa.

Ngày nào, vâng, mới chỉ ngày nào thôi, em nhận được thư của cánh chim trời mang đến báo là mây trời đang đổi màu sắc. Sài Gòn cũng muốn mặc thêm tà áo mới. Ngay cả những hạt mưa cũng chuẩn bị đón anh về, anh thấy anh được cưng chưa? Và anh đã đến với chiều mưa Sài Gòn, và cũng là đến với em từ vị trí ấy.

Lúc anh bước xuống phi trường, những hạt mưa bắt đàu rơi nhẹ nhàng trên con đường phố của Sài Gòn. Em còn nhớ là anh bướng bỉnh lắm! Anh bảo đưa xe taxi cho những người thân đi, rồi anh lấy Honda chở em chạy tung tăng như hai đứa bé vui đùa dưới mưa, như hai người say trong cơn mưa tình ái. Anh làm cho mọi người bật lên cười thỏa thích. Tự nhiên, cơn mưa là niềm vui của mọi người, của Sài Gòn, và của anh và em.

Luôn mấy bữa mưa giăng đầy phố ướt 
Áo mưa bay lấp loáng khắp phố phường 
Hai đứa mình che chung dù thầm bước 
Chẳng nói gì ngoài những chuyện yêu thương
(VD)

Thế rồi anh đến! Anh lại cho em những vần thơ dễ thương của cuộc sống. Em như một bé nhỏ Alice trong Wonderland. Trong mấy ngày qua em thực sự hưởng được tình cảm ấy. Em muốn được săn sóc anh, trìu mến anh và đáng lẽ là em sẽ nhõng nhẽo nhiều để anh nuông chiều và nhất là để em tìm thấy sự qúy hóa của cơn mưa vào mùa hạ!

Sài Gòn về chiều với những làn gió nhẹ vuốt lên mái tóc em, rồi gió hôn nhẹ lên má em, làm em bẻn lẻn thẹn thùng. Những quán nhỏ ở hai bên vệ đường đóng cửa từ bao giờ. Sài Gòn đang ôm hai đúa mình vào giấc ngủ, và em thì:

Em thích em là em gái cơ 
Ríu rít bên anh bước hải hồ 
Dù cho quán gió chiều sương lạnh 
Anh vẫn dìu em trong giấc mơ
  (VD)

Tiếng hát buồn rầu cuả người ca sỉ trong quán café làm nhói cả tim em anh ạ! Sao bài ca nào cũng mang đầy chuyện biệt ly. Không còn nổi buồn nào bằng nổi buồn chia ly cả anh ạ, nhất là cho người ở lại.

Anh biết không? Buổi sáng tiễn anh lên phi trường, em cứ suy nghĩ mông lung. Một cái gì lặng lẽ và trống rỗng. Em lặng lẽ nhìn từng áng mây trôi. Đám mây trắng buổi sáng trên bầu trời hình như cũng đi theo chiếc máy bay, bay về một phương trời xa nào đó. Bầu trời bỗng thật cao, cao vời vợị..Buổi trưa trên đường về sao mà tẻ ngắt. Nhà hai bên đường đã cắt ngắn bầu trời ấỵ Em chẳng thấy gì trong cái bầu trời vô duyên đó!!

Về đến nhà, để nguyên quần áo vừa đi tiễn, em liệng cả người trên chiếc giường của em. Mệt mỏi, cái gì mà mệt mỏỉ. Em tự thắc mắc. Anh đang ở trên bầu trời cơ mà! Em biết tính anh hay quên lắm. Quần áo anh cũng hay quên nữa. Ai lo cho anh những lúc đứt nút, tuột chỉ…

Anh còn nhớ hay anh đã quên 
Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng 
Nhớ phố xưa quen nhớ tên bàn chân 
Nhớ đèn dường từng đêm thao thức 
Sáng cho em vầng lá me xanh…

Em chẳng nhớ câu nào vào câu nào. Nó rót vào tâm hồn em những lộn xộn, quanh đi quẩn lại chỉ ra đi và chia ly là buồn. Cái buồn nhè nhẹ, len lén vào trong tim. Ồ! Giá mà có anh ở đây nhỉ! Em sẽ hỏi anh bản nhạc đó và anh sẽ hát cho em nghe.

Hình ảnh đêm nào anh ngồi hát bài nắng chiều: “Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà, dịu dàng nhìn anh, em nói mến anh…”; đầu anh nghiêng nghiêng, thân hình anh ôm lấy cây đàn. Có lẽ anh chẳng thấy em để ý đến nét nghệ sĩ lãng mạn ấy đâu, bởi vì anh đang thả hồn vào khung trời mà nơi đó là nơi tồn trữ những kỷ niệm, là nơi mà trái tim anh se buốt…

Em hát theo anh, hát nho nhỏ mặc dù cổ họng em bị đau, chỉ chực ho sau mỗi tiếng hát. Em vẫn có cảm giác tiếng hát của mình như đứa bé gái len lén theo bước chân người anh dẫn đi. Em hát theo và chẳng biết mình đã hát những gì?

Em chỉ thấy một chân trời trải rộng lâng lâng và man mác. Em chợt thấy mình bé nhỏ trở lại bên cạnh anh (mặc dù em chẳng bé tí nào). Em muốn em mãi mãi là người em bé nhỏ ấy để anh dẫn đi nhẹ nhàng trên những con đường phố dễ thương của bóng mát Sài Gòn và em thì được nhõng nhẽo với tâm hồn thơ ngâỵ. Em gái bé nhỏ của anh bây giờ ở đây, còn anh…anh đã đi xa rồỉ.

Trời hôm đó bỗng nhiên như muốn khóc 
Mây đu mình sà xuống nóc thị thành 
Gió thổi mạnh trên đường em đi học 
Tà áo bay cùng mái tóc em xanh
  (VD)

Anh ơi! Gọi tên anh hoài chắc là những sương mù của thung lũng cũng phải ghen với em?? Không biết bây giờ anh đã tìm đuợc những giây phút thoải mái của giảng đừơng, những cuộc hàn huyên dịu dàng với sinh viên của anh? Có gì vui buồn nhớ biên thư kể chuyện cho em nghe

Nơi anh ở có lẽ lạnh lắm anh nhỉ! Em rất thích nhìn cảnh sương mù phủ trên các đỉnh đồi, ngắm nhìn những cành cây gãy hoặc được lang thang trong những chiều thu vàng ngắm lá thu rơi. Anh thấy em ngớ ngẩn chưa?

Hôm nay là ngày chủ nhật đó anh ạ. Em ngồi đây mà nhớ bâng quơ. Chị Loan rủ em đi qua nhà cậu thăm. Em không muốn đi đâu cả anh à. Thời gian và không gian vẫn lạnh lùng. Em uể oải đi thay quần áo… Ngoài trời mưa vẫn rơi, rơi triền miên như nỗi nhớ mong vô bờ của em… và ngày chủ nhật buồn vì không có anh, anh có biết không?

Lời này cho em

Hôm nay anh lái xe một mình đến một ngôi trường làng Meander Primary school để thăm sinh viên đang thực tập ở đó. Làng này ở xa đại học khoảng bốn mươi dặm, nằm khuất sau rặng núi Western Teers. Vùng này có suối Meanda, có những ngọn núi cao sừng sững, và những đồng cỏ xanh trải dài như vô tận.

Anh thấy tâm hồn thật êm dịu và siêu thoát như luồng gió đồng quê. Mấy giáo sư của trường chỉ muốn đi thăm những trường ở thành phố, nằm gần đại học thôi. Còn anh thì khác họ, bé ạ! Anh muốn đi thật xa, nhất là lái xe đi trên những con đường làng nhỏ và êm đềm … để được chuyện trò với bé trong tư tưởng, để cùng với thiên nhiên đọc những trang sách tình cảm của lòng mình … lúc đó … “và tôi cũng yêu em”… như câu hát của Đức Huy mà anh hay hát cho bé nghe!!

Sống hồn nhiên như cây cỏ yêu nhau
Để được chết bên em và men ruợu
– (Đỗ Hồng)

Lúc anh đến trường, Alisa, cô sinh viên của anh đang thực tập ở đây, đang đợi sẵn. Alisa mang anh đến giới thiệu với mấy thầy cô giáo của trường. Anh cảm thấy gần gủi với họ ngay, vì cách ăn mặc đơn giản, lời nói chuyện hiền từ và những cử chỉ rất là thân mật. Tự dưng, anh cảm thấy như là một lãng tử đang trở về mái nhà xưa!!

Lúc bước vào lớp học, Alisa giới thiệu anh với mấy học trò đang cặm cụi vui đùa với việc học của mình. Bé biết không? Anh thấy lòng mình ấm áp bên cạnh lò sưởi hồng, đổt bằng củi khô, đang cháy rực để sưởi ấm lớp học.

Alisa làm cho anh một ly cafe nóng. Nhìn lớp học hiền hòa, dễ thương, và nhất là chứa đựng một nghị lực tiềm tàng của học sinh làng, anh thấy may mắn được hòa vào sự sinh hoạt này ..

Một cô học trò khoảng bảy tuổi đến chào anh, cô bé này tóc thật dài và quăn, đôi mắt thật sáng quắc và tò mò: “Could you please write your Vietnamese name for me?”, bé này năn nỉ với nụ cười thân mật. Anh viết tên mình lên giấy cho cô học trò nhỏ ấỵ. Trong góc lớp, Alisa và một số học trò nhìn thiện cảm … mỉm cười!!

Đến chiều tối, sau khi uống thêm ly cafe nữa với Alisa và mấy giáo viên của trường, anh lái xe về trở lại thành phố. Trời bắt đầu tối vì mùa đông ở đây ngày ngắn lắm bé à. Con đường về tự dưng thay đổi hẳn, chẳng lẽ thời gian ngắn ngủi với sự nhiệm mầu đã làm thay đổi không gian quen thuộc?

Con đường vắng thưa, những đàn cừu trên những cánh đồng lặng lẽ rủ nhau về nhà. Những hàng cây gum tree sáng này như mới thay áo ngủ lúc chiều về. Cái êm đềm của chuyến đi, hòa lẫn với cái huyền dịu của đường về, anh thấy tâm hồn mình rất là nhẹ nhàng và bớt ….. bơ vơ.

Xin hôn nhẹ mái tóc dài huyền diệu
Cơn gió chiều buông nhẹ xuống bờ vai
Bên kia sông từng chiếc lá thương ai
Đưa huyền thoại vào sông dài tình ái
(Tamar Le)

Tamar Le & Quynh Le (Melbourne)

Related posts