CƠN ÁC MỘNG CỦA THẾ GIỚI

Ls Lê Đức Minh

Thế giới đang trãi qua những tháng ngày kinh khủng chưa từng có từ khi chấm dứt  Thế Chiến 2. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gọi con vi rút gây bệnh Viêm phổi Vũ Hán là Vi rút Tàu.   Cũng với vụ đại dịch xuất phát từ Trung Quốc, tâm lý kỳ thị, chống người Trung Quốc đã lên cao trên toàn thế giới.

Nhiều người dự đoán rằng thế giới sẽ có khuynh hướng bài Trung Quốc sau vụ dịch và các chính trị gia sẽ chấm dứt cái gọi là Chủ nghĩa kinh tế toàn cầu,  nhằm chấm dứt sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Nhân đây cũng nói thêm một chút về cơn ác mộng của thế giới mà Trung Quốc đã gây ra

Có lẽ không ai hiểu người Trung Quốc bằng người Việt Nam. Hơn 1000 năm “nô lệ giặc Tàu” đã để lại trong tâm thức của mọi người Việt nhiều nỗi hận thù và cay đắng. Trung quốc càng lớn mạnh thì người  Việt càng cảnh giác với người Trung quốc, và những kẻ nào manh tâm bán rẻ tổ quốc cho người Trung quốc càng trở thành những kẻ thù không đội trời chung với người  Việt Nam.

Người Việt trong nước ngày càng cảm thấy ngột ngạt trước áp lực của Trung quốc. Tuy nhiên người Việt tại Úc trong cương vị một công dân Úc cũng bắt đầu thấy bóng ma của những anh Tàu lởn vỡn đâu đây.

Trong cuốn bạch thư của tiến sĩ Ken Henry với đề tài Nước Úc trong thế kỷ châu Á đã nêu lên những quan ngại về sự sỡ hữu của người nước ngoài, nhất là người  Trung quốc với những tài sản quan trọng của nước Úc.

Nhiều chính trị gia Úc đã tỏ ra quan ngại đến viễn cảnh Trung quốc chi phối sinh hoạt chính trị Úc một khi họ đã nắm được kinh tế của Úc thông qua việc mua lại đất đai và các công ty lớn của Úc.

Việc chính phủ liên bang quyết định bán nông trại Cubbie  Station ở Queensland và những nông trại bò sữa tại Tasmania đã làm cho nhiều người Úc lo ngại thật sự. Quyền sỡ hữu những trang trại này đi kèm với quyền sử dụng nước trong vùng Kimberley. Cho dù những nông trại này được bán với lý do là làm ăn thua lỗ từ nhiều năm nay, việc người  Trung quốc trở thành chủ nhân của những tài sản này làm cho người Úc cảm thấy không an tâm chút nào.

Vụ mua bán nông trại Ord với diện tích 15 ngàn hecta được biết có sự hổ trợ của cựu thủ  tướng Bob Hawke đứng đàng sau tập đoàn Zhongfu Group. Tập đoàn này cho biết họ muốn sỡ hữu 40 ngàn hecta trong khu vực này để trồng mía. Một công ty Úc là công ty AACo đã thua cuộc trong thương vụ này. Người Trung quốc với nguồn dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới đang thắng những trận đánh lớn trên lĩnh vực kinh tế.

Chính phủ Úc trong ít nhất một năm qua đã nghiên cứu để thay đổi những luật đầu tư nước ngoài để giúp Trung quốc có thể đầu tư phát triển đất bỏ hoang trên quy mô cực lớn tại lãnh thổ Bắc Úc.

Cựu thủ tướng Bob Hawke, một người bạn của Trung quốc, đã công khai cổ vũ cho việc nước Úc bán những nông trại lớn để người Trung quốc có thể nhảy vào Úc đầu tư. Với những người bạn lớn như ông Bob Hawke, người ta nghi ngờ rằng những vụ mua bán bất động sản vĩ đại đó có một sự thiên vị có lợi cho Trung quốc hơn là những đối thủ khác cũng muốn đứng ra mua.

Từ nhiều năm nay Trung quốc đã tỏ ra không vui lắm khi thấy Úc tăng cường hợp tác chặt chẽ với Hoa kỳ. Những vụ mua bán lớn xãy ra vừa qua, có thể là những nổ lực của chính phủ Úc để làm vừa lòng anh bạn khổng lồ Trung quốc.

Nhiều cựu chính trị gia Úc cũng đang trở thành những người vận động hành lang tích cực để  Trung quốc có thể mua thêm nhiều tài sản của nước Úc. Trong số này không những có Bob Hawker mà còn có Alexandre Downer và John Brumby. Và cả cựu thủ tướng John Howard.

Tập đoàn Zhongfu không phải là một công ty quốc doanh của Trung quốc. Nhưng cho dù một công ty không phải là quốc doanh cũng có thể làm nguy hại đến an ninh quốc gia của Úc. Ví dụ như công ty Huawei, không phải là công ty quốc doanh, cũng bị cấm không cho tham dự đấu thầu dự án internet cáp quang quốc gia của Úc đó hay sao. Trong một quốc gia như Trung quốc, những công ty nhất là những công ty lớn, chắc chắn có những mối quan hệ đặc biệt với chính quyền. Thông qua những công ty này, chính phủ Trung quốc vẫn có thể tìm cách tác động lên những thay  đổi chính trị và kinh  tế của nước Úc nhằm mang lại lợi ích cho Trung quốc.

Thật ra tại Trung quốc cũng như tại Việt Nam, các công ty quốc doanh hay những công ty có quan hệ đặc biệt với chính quyền cộng sản, thường được hưỡng những ưu đãi và không nhất thiết phải  hoạt động kinh doanh có lãi! Chính quyền cộng sản sử dụng những công ty này vào các mục đích chính trị hay tuyên truyền nhiều hơn.

Giới truyền thông phản ảnh dư luận Úc tỏ ra quan tâm với những vụ mua bán nói trên khi chính quyền liên bang đã có những nổ lực để việc mua bán này không đánh động dư luận Úc nhiều. 

Điều cần lưu ý là người Úc không có thái độ chống lại đầu tư nước ngoài, và hiểu rằng trong một số lĩnh vực , nước Úc cần người nước ngoài đầu tư. Tuy nhiên người Úc tin rằng tất cả mọi thương vụ đầu tư nước ngoài cần phải được công khai và người Úc cần phải biết rõ những hoạt động đó về lâu dài có gây di hại gì cho chính trị và kinh tế của đất nước hay không.

Nhưng đầu tư không có nghĩa là mua đứt những tài sản của nước Úc. Một cuộc điều tra của viện nghiên cứu Lowy Institute cho thấy có 81% dân Úc chống lại việc chính phủ liên bang bán những nông trại cho người nước ngoài để sản xuất nông sản và nuôi bò sữa. Có 56% cho biết chính phủ đã cho phép quá nhiều dự án đầu tư từ Trung quốc.

Với diện tích quá lớn và dân số quá ít, rõ ràng nước Úc không thể có dự trữ tài chính để phát triển những vùng đất hoang dã mênh mông hay đầu tư thêm vào những ngành công nghiệp cần vốn lớn như lâm nghiệp hay công nghiệp bò sữa. Tiểu bang Tasmania công bố rằng họ rất cần những dự án đầu tư lớn của Trung quốc vào tiểu bang này có liên quan đến lâm nghiệp và công nghiệp sữa.

Theo tiến sĩ Ken Henry thì sỡ dĩ nông dân Úc đang tìm cách bán đi những trang trại của mình là do tình trạng khan hiếm nước.  Việc đầu tư vào những dự án thủy lợi nhằm cung cấp nước cho các nông trại là một vấn đề nan giải. Chỉ có Trung quốc là nước duy nhất quan tâm đến việc đầu tư những dự án thủy lợi để phát triển các nông trại.

Tuy nhiên việc dư luận quan tâm đến vấn đề người Trung quốc mua tài sản của nước Úc là một vấn đề đúng đắn. Nếu ngay từ ban đầu mọi thắc mắc của dư luận không được giải đáp thì về sau chắc chắn rằng những dự án trên sẽ gặp trở ngại khi dư luận quay trở lại và yêu cầu chính phủ trả lời những câu hỏi nào đó.

Có một khuynh hướng đáng ngại rằng bất cứ ai nêu lên những câu hỏi tỏ ra lo ngại về việc Trung quốc mua tài sản của nước Úc đều bị xem là những kẻ thiển cận nguy hiểm. Tuy nhiên có một vấn đề mà ai cũng phải thừa nhận đó là nước Úc đã được xây dựng lên dựa trên những nguồn đầu tư ngoại quốc.

Cũng có những quan tâm đến đầu tư ngoại quốc là đúng đắn. Ví dụ những đầu tư vào những ngành công nghiệp có quan hệ đến an ninh quốc gia, những con số không chính xác của cơ quan theo dõi đầu tư nước ngoài liên quan đến mức độ sỡ hữu tài sản nước Úc của Trung quốc, những hoạt động tránh thuế, tỷ lệ hối đoái, những chính sách hổ trợ tài chính thiên vị khiến cho nhiều hoạt động cạnh tranh trở nên không công bằng, việc vi phạm và xử phạt những hành động vi phạm luật đầu tư, những lý luận về “lợi ích quốc gia” có phải chỉ là những con ngáo ộp chính trị nhằm mục đích chống lại đầu tư ngoại quốc hay không? Vân vân và vân vân.

Người ta dự đoán rằng vào năm 2070 nền nông nghiệp của Trung quốc chỉ có thể cung cấp đủ miếng ăn cho một nửa dân số của họ mà thôi. Việc đầu tư để bảo đảm cung cấp thực phẩm đối với người Trung quốc có tầm quan trọng đặc biệt vì nếu dân Trung quốc thiếu ăn thì đảng cộng sản sẽ bị lật đổ. Vào thời điểm đó trang trại Cubbie Station có lẽ đã thay thế việc trồng  bông như hiện này bằng việc sản xuất ra một số lượng khổng lồ nông sản. Nguồn nông sản này có thể sẽ được Trung quốc yêu cầu mang về bán cho thị trường đại lục.

Một trong những mối lo ngại là vấn đề thuế vụ. Theo luật thuế tại nước Úc chỉ có những cá nhân hay công ty kinh doanh có lãi mới phải đóng thuế lợi tức. Nếu kinh doanh bị lỗ hay đủ vốn thì  không phải đóng thuế gì cả. Nếu các công ty của Trung quốc điều hành các nông trại sản xuất sữa và lúa mì, nhưng bán sang thị trường Trung quốc với giá bằng với những chi phí mà Trung quốc đã bỏ ra thì những công ty Trung quốc này chẳng phải đóng bất cứ đồng thuế nào cho nước Úc cả. Những công ty của Trung quốc có thể chẳng cần kinh doanh có lãi gì cả. Họ chỉ đến Úc để trồng và cung cấp thực phẩm cho thị trường đại lục. Như thế là họ đã đạt được mục đích của họ rồi. Ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm giám sát việc liệu các nông trại của Trung quốc có bán sản phẩm của họ với giá dưới giá thị trường cho Hoa lục để khỏi phải đóng thuế cho Úc.

Hiện nay những thương vụ bán buôn với người nước ngoài cần phải được báo cho Ủy ban giám sát đầu tư ngoại quốc nếu gía bán từ 244 triệu đô la trở lên. Nếu đối tác mua là những công ty quốc doanh thì tất cả những thương vụ này đều phải được báo cáo bất chấp giá mua bán là bao nhiêu. Nhưng vấn đề là làm sao biết công ty nào là công ty quốc doanh nếu họ không chịu khai báo. Thêm vào đó việc phân loại thế nào gọi là một công ty quốc doanh thì cũng không rõ ràng. Ví dụ công ty có 50% vốn nhà nước và 50% vốn tư nhân thì gọi là công ty gì?

Nhiều chính trị gia Australia tỏ ra lo ngại về ngành công nghiệp bò sữa tại Tasmania. Một trong những quan ngại đó là vấn đề thao túng giá cả thị trường. Ví dụ một công ty của Hoa lục làm chủ nhiều nông trại trồng mía tại Úc, họ sẽ nắm trong tay một phần lớn sản lượng đường của nước Úc. Các công ty Hoa lục này thay vì bán đường ra cho thị trường thế giới như Úc vẫn đang làm thì lại mang hết đường này bán về cho thị trường Hoa lục. Điều này sẽ dẫn đến biến động về giá đường trên thị trường khu vực.

Những con số thống kê không chính xác về sở hữu chủ thật sự của tài sản trong lĩnh vực nông nghiệp của Úc, cũng làm cho nhiều chính trị gia Úc lo lắng. Trong năm ngoái, thống kê cho thấy có 99% các công ty sản xuất nông nghiệp là do người Úc làm chủ. 89% đất nông nghiệp và 91% quyền sử dụng nước là nằm trong tay của người Úc. Tuy nhiên thật ra 52% trong số các công ty  nông nghiệp đó là những công ty nhỏ với nhiều công ty có giá trị chỉ chừng 5000 đô la!

Trong khi đó nhiều thương vụ bán mua với Trung quốc ở quy mô lớn lại không được nhắc đến. Ví dụ những  hợp đồng mua bán với công ty Trung quốc Shenhua. 68% cổ phần của công ty này là thuộc về một chính quyền địa phương ở Trung quốc. Công ty khai thác khoán sản này mua 42 nông trại tại Úc. Những thương vụ mua bán loại này nằm ngoài tầm kiểm soát vì doanh vụ chính của họ là khai thác khoáng sản, cho nên việc họ mua đất nông nghiệp không được ai lưu ý!

Những chính trị gia chủ trương đón chào người đầu tư từ Trung quốc vô điều kiện nói rằng tại New Zealand và Hoa kỳ, chỉ có những thương vụ nào bán cho Trung quốc có giá trên 1 tỷ đô la mới phải báo cho Ủy ban giám sát đầu tư ngoại quốc. Vì thế Úc cũng nên noi gương để khuyến khích đầu tư ngoại quốc.

Tại New Zealand, chính phủ nước này có thỏa thuận mậu dịch tự do với Trung quốc và vì thế mang lại nhiều thuận lợi cho các nông gia New Zealand. Tuy nhiên cần nhớ rằng tại New Zealand, tất cả những vụ trao tay từ 5 hecta đất nông nghiệp đều phải được báo cho ủy ban giám sát đất nông nghiệp,

Trong khi đó tất cả những hoạt động đầu tư của công ty Úc vào nông nghiệp Trung quốc có việc sang tay sở hữu đất nông nghiệp đều là bất hợp pháp.

Có lẽ những người Úc da trắng chưa có những kinh nghiệm đắng cay nào đối với những người Trung quốc. Cũng có thể người Úc tin rằng hệ thống luật pháp của họ và mối liên minh với Hoa kỳ đủ mạnh để có thể khống chế mọi hoạt động bất lợi từ phía Trung quốc, cho dù Trung quốc có là sở hữu chủ của một số lượng lớn tài sản của nước Úc.

Related posts