Tin thế giới chiều thứ Ba: Công ty chip Đài Loan ngừng nhận các đơn hàng mới của Huawei

Công ty chip Đài Loan ngừng nhận các đơn hàng mới của Huawei

Công ty sản xuất chip bán dẫn TSMC của Đài Loan đã ngừng các đơn hàng mới của Huawei sau khi Mỹ ban hành các hạn chế mới đối với hoạt động cung cấp chip cho Huawei.

Hôm 18/5, Nhật báo Nikkei tiết lộ các nguồn tin của báo này cho hay công ty sản xuất chip bán dẫn Đài Loan Taiwan Semiconductor Manufacturing Co Ltd (TSMC) đã ngừng nhận các đơn hàng mới của tập đoàn công nghệ Huawei sau khi Washington ban hành các hạn chế mới đối với hoạt động cung cấp chip cho Huawei.

Các đơn hàng trước đó mà TSMC đã nhận (trước khi Mỹ ban hành lệnh cấm mới) vẫn được thực hiện bình thường nếu chúng được chuyển giao trước thời điểm giữa tháng 9/2020.

TSMC là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới. Hãng này sản xuất chip A-series độc quyền cho các mẫu iPhone và iPad của Apple. Ngoài Apple, Huawei là khách hàng lớn thứ 2 của TSMC, với doanh thu đạt 5,1 tỷ USD vào năm 2019.

Hôm 14/5 vừa qua, TSMC đã thông báo kế hoạch xây một nhà máy trị giá 12 tỷ USD tại bang Arizona, Mỹ. Động thái này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang nỗ lực kéo các chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu khỏi Trung Quốc.

Hôm 15/5, TSMC cho biết thêm sẽ theo dõi sát sao những thay đổi về quy định xuất khẩu của Mỹ.

Bộ Thương mại Mỹ đã công bố một điều luật mới hôm 15/5, theo đó mở rộng quyền hạn của giới chức Mỹ trong việc yêu cầu giấy phép bán các chip được sản xuất tại nước ngoài với công nghệ của Mỹ cho Huawei. Đây là động thái trao thêm quyền cho Washington trong việc ngăn chặn xuất khẩu chip cho nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới này.

Huawei đã từ chối bình luận về thông tin trên trong khi TSMC không cung cấp chi tiết về các đơn hàng của Huawei và cho hay thông tin của tờ Nikkei chỉ là “tin đồn trên thị trường.”  

Trước đó, Tổng thống Donald Trump hôm 14/5 đã gia hạn lệnh cấm đối với Huawei đến tháng 5/2021, không cho phép các công ty Mỹ mua và sử dụng thiết bị viễn thông của tập đoàn công nghệ Trung Quốc này.

Thanh Thuỷ

Mùa dịch phát tài lớn: Trung Quốc kiếm được 134,4 tỷ Nhân dân tệ; bao gồm việc bán 50,9 tỷ khẩu trang

Bức ảnh này, được chụp vào ngày 18 tháng 2 năm 2020, cho thấy một công nhân trong một nhà máy ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, đang phân loại khẩu trang. (Nguồn: STR / AFP qua Getty Images và Secret China).

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán tàn phá thế giới. Trung Quốc tuyên bố rằng dịch bệnh trong nước đã được kiểm soát và xuất khẩu lượng lớn vật tư y tế cho các nước trên thế giới. Secret China dẫn nguồn được công bố chính thức của nhà nước Trung Quốc hôm 17/5 cho biết, hai tháng gần đây nhất Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 50,9 tỷ khẩu trang ra thế giới.

Nguồn tin từ trang “The Paper.cn” và tờ Nhân dân Nhật báo cho biết, hải quan Trung Quốc đã công bố dữ liệu vào ngày 17/5 cho biết từ ngày 1/3 đến ngày 16/5, Trung Quốc đã xuất khẩu vật tư y tế phòng chống dịch trị giá 134,4 tỷ Nhân dân tệ, bao gồm 50,9 tỷ chiếc khẩu trang, 216 triệu chiếc quần áo bảo hộ, 81,03 triệu cặp kính bảo hộ, 162 triệu bộ kit xét nghiệm virus viêm phổi Vũ Hán, 72.700 máy thở, 177.000 máy theo dõi bệnh nhân, 26,43 triệu nhiệt kế hồng ngoại và 1,04 tỷ đôi găng tay, v.v.

Trung Quốc tuyên bố rằng dịch bệnh trong nước đã được kiểm soát và đã xuất khẩu một lượng lớn vật tư y tế sang các nước trên thế giới. (Ảnh: Weibo/dẫn qua Secret China).

Trung Quốc xuất khẩu vật tư y tế sang các nước: Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp và Ý,… Báo cáo chỉ ra rằng kể từ tháng Tư đến nay, sản lượng vật tư y tế của Trung Quốc xuất khẩu đã tăng đáng kể. Giá trị xuất khẩu trung bình hàng ngày đã tăng từ khoảng 1 tỷ Nhân dân tệ vào đầu tháng Tư lên hơn 3,5 tỷ Nhân dân tệ trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, hầu hết các vật tư y tế do Trung Quốc xuất khẩu như: thiết bị bảo hộ cá nhân, khẩu trang, bộ kit xét nghiệm,… đều bị xã hội quốc tế lên án mạnh mẽ vì kém chất lượng không đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết hoặc cho kết quả sai lệch.

Mạng tin tức Nine Network của Úc tiết lộ vào đầu tháng 4 rằng, ngay từ tháng 1 và tháng 2, Trung Quốc đã thu gom vật tư y tế trên toàn cầu. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc ở địa phương yêu cầu nhân viên thu gom khẩu trang tại các hiệu thuốc lớn, chỉ trong hai tháng, Trung Quốc có thể đã thu gom được hơn 2 tỷ khẩu trang trên khắp thế giới.

Theo Secretchina.com,
Vũ Dương biên dịch

TT Trump nói không muốn đàm phán lại thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

TT Trump nói không muốn đàm phán lại thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Sunday Morning Futures” của Fox News hôm 17/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sẽ không đàm phán lại thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Trung Quốc và cũng không muốn nói chuyện với ông Tập Cận Bình.

Người dẫn chương trình Batiromo nói rằng đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã giảm nhẹ tính nghiêm trọng của bệnh dịch. Họ cho phép người dân đi du lịch quốc tế, 5 triệu người đã rời Vũ Hán. Đồng thời, ĐCSTQ thu gom vật tư y tế trên thị trường quốc tế. Tổng thống Trump trả lời ngụ ý rằng ĐCSTQ đã biết về tình hình dịch bệnh này khi ký thỏa thuận thương mại và không thông báo cho ông, vì vậy ông không hài lòng với ĐCSTQ.

Tổng thống Trump nói những điều này không quan trọng. Điều quan trọng là: “Họ không nên để sự việc này phát sinh. Tôi đã đạt được một thỏa thuận thương mại tuyệt vời… nhưng thỏa thuận vừa ký xong thì bệnh dịch kéo tới”. Ông Trump một lần nữa nói rằng Hoa Kỳ sẽ không nối lại các cuộc đàm phán với ĐCSTQ về thỏa thuận 250 tỷ USD đã đạt được. 

“Tôi hiện rất không hài lòng với bất cứ điều gì liên quan đến chủ đề này”, ông Trump nói.

Tổng thống Trump nói thêm rằng ông từng có mối quan hệ tốt với ông Tập. “Nhưng hiện tại, tôi không muốn nói chuyện với ông ấy”.

Cố vấn thương mại Nhà Trắng tố Trung Quốc ‘gieo rắc’ virus khắp thế giới

Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro

Ông Peter Navarro, một trong những cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Donald Trump, hôm 17/5 chỉ trích cách Bắc Kinh xử lý dịch viêm phổi Vũ Hán, cáo buộc Trung Quốc lừa dối các quốc gia khác về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, và có chủ đích phá hủy nền kinh tế Mỹ.

“Virus đã sinh ra ở thành phố Vũ Hán, bệnh nhân số 0 được phát hiện vào tháng 11/2019. Với sự che chắn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung Quốc đã giấu dịch bệnh với thế giới trong hai tháng và sau đó đưa hàng trăm nghìn người Trung Quốc lên máy bay tới Milan, New York và khắp thế giới để gieo rắc virus”, ông Navarro phát biểu trong chương trình “This Week” của đài ABC hôm 17/5.

“Đáng lẽ họ có thể đã kiểm soát virus ở Vũ Hán, nhưng thay vào đó, nó đã trở thành một đại dịch”, ông nói tiếp. “Vì vậy, đó là lý do tôi nói người Trung Quốc đã gây tổn hại cho người Mỹ và họ phải chịu trách nhiệm”.

Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với FOX Business hôm 15/5, cố vấn thương mại Nhà Trắng, ông Peter Navarro cho rằng Trung Quốc cần phải bồi thường vì đã khiến virus corora lây lan ra toàn thế giới. Ông Navarro cũng đưa ra lời buộc tội rằng chắc chắn chính quyền Trung Quốc đã sớm biết được mức độ nguy hiểm của virus corona nhưng cố tình khiến nó lây lan ra các nước khác.

Quan hệ ngoại giao Mỹ – Trung đã xấu đi nhanh chóng trong những tháng gần đây, khi ông Trump và nhiều quan chức cấp cao khác của Mỹ chỉ trích cách thức Bắc Kinh xử lý dịch Covid-19 và đe dọa áp nhiều biện pháp trừng phạt khác nhau.

Đài Loan không được mời dự họp WHO

Hãng tin Reuters cho biết, Đài Loan nói không được mời dự cuộc họp của WHO “do áp lực từ Trung Quốc”, bất chấp những nỗ lực vận động hành lang của hòn đảo và sự ủng hộ của các nước trên thế giới.

“Cơ quan ngoại giao vô cùng lấy làm tiếc và rất bất mãn vì Ban Thư ký Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chịu áp lực từ Trung Quốc và coi thường 23 triệu người dân Đài Loan”, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) nói với các phóng viên ở Đài Bắc hôm nay.

Ông Ngô cho biết thêm rằng Đài Loan đã đồng ý vấn đề tham gia của họ sẽ được hoãn đến cuối năm nay, do đó cuộc họp có thể tập trung vào Covid-19.

Mùa dịch phát tài lớn: Trung Quốc kiếm được 134.4 tỷ Nhân dân tệ; bao gồm việc bán 50,9 tỷ khẩu trang

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán tàn phá thế giới. Trung Quốc tuyên bố rằng dịch bệnh trong nước đã được kiểm soát và xuất khẩu lượng lớn vật tư y tế cho các nước trên thế giới. Secret China dẫn nguồn được công bố chính thức của nhà nước Trung Quốc hôm 17/5 cho biết, hai tháng gần đây nhất Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 50,9 tỷ khẩu trang ra thế giới.

Nguồn tin từ trang “The Paper.cn” và tờ Nhân dân Nhật báo cho biết, hải quan Trung Quốc đã công bố dữ liệu vào ngày 17/5 cho biết từ ngày 1/3 đến ngày 16/5, Trung Quốc đã xuất khẩu vật tư y tế phòng chống dịch trị giá 134,4 tỷ Nhân dân tệ, bao gồm 50,9 tỷ chiếc khẩu trang, 216 triệu chiếc quần áo bảo hộ, 81,03 triệu cặp kính bảo hộ, 162 triệu bộ kit xét nghiệm virus viêm phổi Vũ Hán, 72.700 máy thở, 177.000 máy theo dõi bệnh nhân, 26,43 triệu nhiệt kế hồng ngoại và 1,04 tỷ đôi găng tay, v.v.

Trung Quốc xuất khẩu vật tư y tế sang các nước: Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp và Ý,… Báo cáo chỉ ra rằng kể từ tháng Tư đến nay, sản lượng vật tư y tế của Trung Quốc xuất khẩu đã tăng đáng kể. Giá trị xuất khẩu trung bình hàng ngày đã tăng từ khoảng 1 tỷ Nhân dân tệ vào đầu tháng Tư lên hơn 3,5 tỷ Nhân dân tệ trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, hầu hết các vật tư y tế do Trung Quốc xuất khẩu như: thiết bị bảo hộ cá nhân, khẩu trang, bộ kit xét nghiệm,… đều bị xã hội quốc tế lên án mạnh mẽ vì kém chất lượng không đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết hoặc cho kết quả sai lệch.

Mạng tin tức Nine Network của Úc tiết lộ vào đầu tháng 4 rằng, ngay từ tháng 1 và tháng 2, Trung Quốc đã thu gom vật tư y tế trên toàn cầu. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc ở địa phương yêu cầu nhân viên thu gom khẩu trang tại các hiệu thuốc lớn, chỉ trong hai tháng, Trung Quốc có thể đã thu gom được hơn 2 tỷ khẩu trang trên khắp thế giới.

Trung Quốc cử đoàn điều tra đại sứ đột tử tại Do Thái

Tờ Haaretz đưa tin, Bắc Kinh hôm nay cử một đội đặc biệt tới Israel nhằm điều tra cái chết của Đỗ Vỹ (Du Wei), 58 tuổi, người được bổ nhiệm làm Đại sứ Trung Quốc tại Israel vào tháng 2. Ông Đỗ hôm 17/5 được phát hiện chết trong căn hộ ở ngoại ô Tel Aviv.

Phái đoàn được cử tới Tel Aviv sẽ mở cuộc điều tra nội bộ về cái chết của ông Đỗ, sắp xếp đưa thi thể đại sứ này về nước và điều phối hoạt động của đại sứ quán. Một đại diện của gia đình ông Đỗ sẽ cùng đi với đoàn.

Số ca nhiễm mới Covid-19 tại Nga thấp nhất trong gần 3 tuần

AFP đưa tin, Cơ quan Giám sát Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng và Nhân quyền Liên bang Nga (Rospotrebnadzor) hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 8.926 người nhiễm nCoV, đánh dấu lần đầu tiên ca nhiễm mới hàng ngày ở dưới 9.000 kể từ đầu tháng 5. Hiện nước này ghi nhận tổng cộng 290.678 ca nhiễm nCoV, cao thứ hai thế giới, trong đó 2.722 người đã chết.

Covid-19: Liên Hiệp Châu Âu lật tẩy lá bài chia rẽ nội bộ của Trung Quốc

Tiếp nhận thiết bị tế do hãng hàng không Trung Quốc China Eastern chuyển đến, sân bay Fiumiciono Roma, Ý, ngày 13/03/2020 AFP – STRINGER


Thu Hằng

Từ đầu 2019, Liên Hiệp Châu Âu ý thức được tham vọng bá quyền của Bắc Kinh, xác định Trung Quốc là một « đối tác » và « đối thủ cạnh tranh » về kinh tế và công nghệ trong « Tầm nhìn chiến lược 2019 ». Nhưng phải chờ đến dịch Covid-19, Liên Hiệp Châu Âu mới thực sự thức tỉnh trước những thâm ý của Bắc Kinh.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu thay đổi nhanh hơn kể từ khi xuất hiện dịch Covid-19″. Nhận định này được đích danh người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu Josep Borrell nêu trong bức thư gửi đến nhiều cơ quan truyền thông thế giới hôm 15/05/2020. Sự kiện hiếm hoi này cũng cho thấy Bruxelles nhận ra là phải lên tiếng cảnh báo về chiến lược bóp méo thông tin và gây chia rẽ nội bộ Liên Hiệp Châu Âu được Trung Quốc tiến hành từ khi nước này tạm khống chế được dịch.

Một ví dụ được ông Josep Borrell nêu là điểm khác biệt về cứu trợ nhân đạo. Liên Hiệp Châu Âu làm nhưng không nói nhiều ; còn Trung Quốc tặng ít nhưng quảng bá rầm rộ.

Vào tháng Hai, khi các bệnh viện ở Trung Quốc, đặc biệt là ở Vũ Hán, bị quả tải, Liên Hiệp Châu Âu gửi 12 tấn trang thiết bị và hỗ trợ 10 triệu euro để giúp nghiên cứu về virus corona (trang China.org.cn ngày 07/02). Pháp gửi 17 tấn vật tư bảo hộ trên chuyến bay của Air France sang Vũ Hán đưa kiều dân về nước (thông cáo của bộ Ngoại Giao ngày 19/02). Ngoài ra, rất nhiều doanh nghiệp của các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu cũng quyên góp tài chính, gửi tặng trang thiết bị bảo hộ y tế cho thành phố Vũ Hán và nhiều vùng bị dịch khác. Tuy nhiên, tất cả những thông tin này chỉ dừng ở những dòng thông cáo của các nước gửi tặng và lời cảm ơn ngoại giao của Bắc Kinh.

« Sau này, khi đến lượt châu Âu trở thành ổ dịch chính, Trung Quốc gửi hàng cứu trợ, nhưng quảng bá đến độ để cả thế giới phải biết ». Người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu nhấn mạnh tương trợ lẫn nhau luôn là điểm được Liên Hiệp Châu Âu chú trọng nhưng Bruxelles luôn « tránh chính trị hóa viện trợ nhân đạo ».

Khai thác bất đồng để dễ giật dây

Vẫn theo ông Josep Borrell, hơn ai hết, « Trung Quốc hiểu rõ những bất đồng giữa các nước thành viên và không ngần ngại khai thác chúng để phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc ». Hình ảnh đoàn chuyên gia của Trung Quốc, trên chuyến bay chở thiết bị vật tư y tế, đến Roma vào giữa tháng Ba được quảng bá rầm rộ. Khi cả châu Âu vẫn loay hoay trong thời gian đầu với dịch Covid-19, Ý, nạn nhân đầu tiên, có cảm giác bị Liên Hiệp Châu Âu bỏ rơi, chỉ có Nga, Trung Quốc và Cuba đến giúp đỡ.

Trung Quốc là một đối tác và đối thủ về mọi lĩnh vực của Liên Hiệp Châu Âu và Bruxelles đề ra một chính sách nhất quán về điểm này, nhưng để áp dụng được cho tất cả các nước thành viên lại làm nhiệm vụ không dễ dàng gì vì mỗi nước có những lập trường và ưu tiên riêng.

Điểm lo lắng này của người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu được chứng minh một lần nữa qua cuộc điện đàm ngày 15/05 giữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Hungary Victor Orban. Liên Hiệp Châu Âu, mà Hungary là một thành viên, trở thành vô hình trong cuộc điện đàm, theo báo mạng South China Morning Post. Chỉ có hợp tác của nhóm « 17+1 » được đề cập và tổng thống Victor Orban khẳng định sẵn sàng ủng hộ nhóm « 17+1 », cũng như gia tăng hợp tác tài chính, thương mại với Bắc Kinh. Thế nhưng, Bruxelles luôn cho rằng Trung Quốc sử dụng nhóm 17 nước Trung và Đông Âu làm quân cờ để chia và trị nội bộ Liên Hiệp Châu Âu.

Trước một Trung Quốc không ngừng khẳng định tham vọng, giải pháp được ông Josep Borrell đưa ra là « cần duy trì kỷ luật tập thể cần thiết ». Đoàn kết là một trong những điều kiện tiên quyết để có thể gây ảnh hưởng vì dù đó có là một nước thành viên mạnh nhất trong khối, thì cũng không thể tạo được ảnh hưởng nếu hành động một mình.

Bỉ quyết ra tay chống gián điệp Trung Quốc

Toàn cảnh khu công viên công nghệ cao ở Louvain-la-Neuve (Bỉ), nơi đặt trụ sở Trung tâm công nghệ Bỉ-Trung Quốc được Tập Cận Bình khánh thành năm 2014. © Wikipedia


Thụy My

Le Monde ngày 18/05/2020 cho biết, nước Bỉ đang quyết liệt chống lại gián điệp Trung Quốc. Từ một năm qua, chính quyền Bỉ liên tục có các biện pháp đối phó với các hoạt động thù địch của Bắc Kinh trên lãnh thổ nước mình.

Sau khi cấm cư trú đối với Tống Tân Ninh (Song Xinning), giám đốc Viện Khổng Tử đặt tại trường đại học tiếng Hà Lan ở Bruxelles (VUB) năm 2019, Bỉ vừa có quyết định tương tự với một quan chức phụ trách văn hóa của Trung Quốc tại Bruxelles. Ngoài ra, Ủy ban kiểm soát tình báo an ninh, được mệnh danh là « Ủy ban R », còn mở điều tra về nghi vấn Trung Quốc xâm nhập cả vào cơ quan tình báo Bỉ.

Vụ Viện Khổng Tử đã đánh dấu một bước ngoặt về mặt các tuyên bố công khai của Bỉ. Nước này vốn rất dè dặt khi phản ứng trước một chủ đề nhạy cảm như gián điệp Trung Quốc trên đất nước mình. Cơ quan an ninh Bỉ từ năm 2016 đã bày tỏ quan ngại trước sự xuất hiện của viện này, khi hoạt động của Viện Khổng Tử không chỉ giới hạn trong lãnh vực văn hóa mà cả chính trị. Viện Khổng Tử trực thuộc bộ Văn Hóa Trung Quốc, và tình báo Bỉ nghi ngờ ông Tống Tân Ninh che giấu các hoạt động khác, phía sau tư cách giáo sư.

Hợp đồng tư vấn

Cuộc điều tra cho thấy giám đốc Viện Khổng Tử tiếp xúc với hai thành viên đại sứ quán Trung Quốc ở Bruxelles, báo cáo công việc tuyển mộ các nhân vật có thể gây ảnh hưởng thân Bắc Kinh.

Những cái loa mang tuyên bố của Bắc Kinh đến rao giảng ở châu Âu đa số là từ cộng đồng người Hoa sống tại Bỉ. Nhưng người ta còn nhận ra sự hiện diện của những người châu Âu, là sinh viên hoặc giảng viên, được Trung Quốc mời sang tham quan văn hóa.

Khi trở về Bỉ, họ nhận được số tiền hoàn trả vượt xa chi phí chuyến đi, rồi sau đó là những món quà đắt tiền, và dần dần trở nên bị chi phối. Những hợp đồng tư vấn cũng được ký kết với các giảng viên và chuyên gia với các điều kiện hào phóng, khiến họ trở nên phụ thuộc.

Ông Jonathan Holslag, giáo sư chính trị quốc tế ở trường đại học VUB, nhớ lại một người “rất lịch sự và có văn hóa, đôi khi phát biểu chỉ trích chế độ Trung Quốc, có lẽ là để trấn an người đối thoại và âm thầm tiến lên…”. Đối với vị giáo sư chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, “vấn đề nằm ở chỗ phản gián Bỉ còn yếu trong khi nguy cơ liên quan đến toàn châu Âu ; chúng ta chỉ có thể thắng được khi cùng nỗ lực. Trung Quốc tập trung vào các chủ đề kinh tế : công nghệ 5G, vấn đề kết nối, cơ sở hạ tầng, giao thông, ‘con đường tơ lụa’…”.

Cơ quan di trú Bỉ hôm 30/07 đã báo cho Tống Tân Ninh việc ông bị từ chối gia hạn giấy phép cư trú có thời hạn 8 năm. Biện pháp này có giá trị tại tất cả các nước thuộc không gian Schengen. Tống Tân Ninh chối cãi việc làm gián điệp. Trả lời báo chí Hoa lục, ông ta khẳng định rằng quyết định trên đây có liên quan đến việc hồi tháng 4/2019 ông đã từ chối lời mời của một nhà ngoại giao Mỹ làm gián điệp chống lại Trung Quốc, và bị đe dọa sẽ trả đũa.

Được Le Monde chất vấn, đại sứ quán Trung Quốc ở Bruxelles cũng bác bỏ cáo buộc gián điệp. Tòa đại sứ cho rằng “cựu giám đốc Viện Khổng Tử của VUB, ông Tống Tân Ninh, đã kiện cơ quan di trú Bỉ ra trước tòa án vì đã cấm ông di chuyển trong khu vực Schengen”.

Giả dạng nhà báo

Giờ đây những nghi ngờ còn liên quan đến các cơ sở công và tư, các trường đại học và cơ quan tư vấn có liên quan đến Trung Quốc. Chẳng hạn Collège d’Europe ở Bruges, được tình báo Bỉ coi là “gót chân Achille và là ngõ vào của ảnh hưởng Trung Quốc tại châu Âu”. Quan hệ của các chính khách Bỉ cũng được quan sát kỹ.

Cuối năm 2018, nhà lãnh đạo cực hữu Filip Dewinter đã trở thành « cố vấn » cho một công ty Trung Quốc tại Anvers, do Thiệu Thường Thuần (Shao Changchun), một người chuyên tổ chức các sự kiện văn hóa làm giám đốc. Chi phí xăng dầu, ăn uống, khách sạn và đi nước ngoài đều được công ty chi trả. Đổi lại, ông ta thường gặp gỡ giám đốc cảnh sát liên bang Bỉ, theo yêu cầu của Trung Quốc. Cựu bộ trưởng Nội Vụ Jan Jambon cũng có mặt trong một bức hình chụp năm 2014 với Thiệu Thường Thuần.

Đối với cơ quan an ninh Bỉ, những khuôn mặt tình báo Trung Quốc rất đa dạng : các điệp viên dưới vỏ bọc nhà ngoại giao, nhiều nhà báo giả hiệu đăng ký hoạt động tại Bruxelles, sinh viên Trung Quốc thực chất làm việc cho chính quyền Bắc Kinh, các chương trình hợp tác đại học đáng ngờ, và việc thành lập những công ty khởi nghiệp nhằm xâm nhập mạng lưới kinh tế.

Đọc thêm: Bóng đen gián điệp Trung Quốc phía sau đại sứ quán Malta ở Bruxelles
Một người có trách nhiệm  của cơ quan tình báo Bỉ cho biế : “Các doanh nhân hay nhà ngoại giao Trung Quốc thường có những thái độ khả nghi : ngay khi vừa đến nơi là họ thay đổi phòng ở, thậm chí cả khách sạn ; sửa đổi thời điểm chuyến đi, và liên tục thay đổi hành trình”.

Quá bức xúc, cơ quan an ninh Bỉ năm 2019 đã tuyên bố: “Tình báo Trung Quốc cố gắng gây ảnh hưởng lên quan hệ song phương với Bỉ để các nhà lãnh đạo phải thuận theo tham vọng của Bắc Kinh. Do một lượng lớn chính khách và viên chức Bỉ sang làm việc cho các định chế quốc tế, cơ quan tình báo Trung Quốc rất quan tâm đến cá nhân của những người này, vào giai đoạn họ mới khởi đầu sự nghiệp, nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ”.

Nhân cuộc tranh cãi về việc thiết trí mạng lưới 5G của tập đoàn Hoa Vi (Huawei) ở Bỉ và châu Âu, ông Jaak Raes, người đứng đầu cơ quan an ninh quốc gia hôm 30/01 đã làm đậm thêm vấn đề trước Quốc Hội liên bang. Theo ông: “Gián điệp công nghệ thông qua việc lạm dụng cơ sở hạ tầng 5G mang lại những khả năng chưa từng có (…). Đó là vấn đề bảo vệ dữ liệu của chính quyền và bí mật kinh doanh, cuộc sống riêng tư cũng như các cơ sở hạ tầng thiết yếu”.

 Gián điệp sinh học Trung Quốc

Một lãnh vực khác cũng gây nhiều lo ngại là “gián điệp sinh học”. Trang web EUobserver hôm 06/05 tiết lộ báo cáo của tình báo Bỉ về các hoạt động của Trung Quốc liên quan đến các chuyên gia về vaccin và nhân tố sinh học, dược phẩm, công nghệ cao. Các thông tin trong tài liệu này chủ yếu về thời kỳ 2010-2016, nhưng những công dân Trung Quốc liên can tình nghi là gián điệp vẫn đang hiện diện trên lãnh thổ Bỉ.

Tình báo Trung Quốc hoạt động trong khuôn khổ một chương trình bí mật của Bắc Kinh về vũ khí sinh học, vừa mang tính chất « thủ » (ngăn dịch) vừa « công (sản xuất vũ khí sinh học). Một công ước quốc tế cấm vũ khí sinh học có hiệu lực từ năm 1975 và được 180 quốc gia phê chuẩn, nhưng hiệu quả rất hạn chế vì Mỹ phản đối và không có cơ chế kiểm tra.

Các nhà khoa học tại Bỉ nằm trong tầm ngắm của Bắc Kinh. Một trong số đó, ông Jean-Luc Gala, cựu quân nhân và là chuyên gia về virus Ebola, phụ trách Trung tâm công nghệ phân tử ứng dụng (CTMA) chuyên nghiên cứu về các nhân tố sinh học nguy hiểm và phương tiện trị liệu. Hai công ty Trung Quốc được cho là khả nghi đã đặt trụ sở gần văn phòng ông Gala ở trường đại học Công giáo Louvain (UCL). Giám đốc của một trong hai công ty này có quan hệ với bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.

Louvain-la-Neuve cũng là nơi được chọn để đặt Trung tâm Công nghệ Bỉ-Trung (CBTC), với khoảng 20 công ty chuyên về khoa học đời sống và trí tuệ nhân tạo. Về lâu về dài, khoảng 800 chuyên gia Trung Quốc đến làm việc tại đây. Theo tình báo Bỉ, CBTC được Tập Cận Bình khánh thành năm 2014, là « nguy cơ gián điệp kinh tế gây thiệt hại cho các trường đại học và nhiều công ty công nghệ cao ».

Các nguồn tin lưu ý là CBTC còn nằm gần một nhà máy của GlaxoSmithKline (GSK) Biological, trong đó có trung tâm nghiên cứu vaccin của tập đoàn đa quốc gia Anh. GSK vừa thỏa thuận với Sanofi để tìm kiếm vaccin chống virus corona chủng mới. Đã từng nhiều lần là mục tiêu gián điệp của Trung Quốc tại Thụy Sĩ và Hoa Kỳ, tập đoàn khẳng định đã có những biện pháp bảo vệ thích hợp.

Một nhà khoa học Bỉ khác được Trung Quốc đặc biệt quan tâm là Martin Zizi, – chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lãnh vực vũ khí sinh học, cựu giáo sư VUB – hiện đang lãnh đạo một công ty ở California. Một trong những nữ sinh viên cũ của ông, được cho là gián điệp Trung Quốc, cố gắng lôi kéo, nhưng ông Zizi luôn tỏ ra cảnh giác, ý thức rằng công việc của ông thu hút sự chú ý của nhiều nước.

Tất nhiên là phái đoàn Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu ở Bruxelles chối bỏ tất cả những hoạt động bất hợp pháp. Theo tờ La Libre Belgique, cơ quan an ninh Bỉ bối rối vì các báo cáo được tiết lộ do một cựu nhân viên tình báo đã từ chức năm 2018 soạn thảo – người này bất mãn vì cấp trên im lặng trước các hồ sơ rất nhạy cảm. Tuy nhiên lãnh đạo tình báo Bỉ khẳng định vẫn thường xuyên lưu ý chính quyền về nguy cơ gián điệp kinh tế từ Bắc Kinh.

Dù sao thì vụ này cũng khiến Ủy Ban Châu Âu rất lưu tâm, sắp tới sẽ công bố những đường hướng chỉ đạo cho các trường đại học để tự vệ trước sự xâm nhập của Trung Quốc.

Related posts