Tin thế giới sáng thứ Hai 10/8

Sau lệnh chế tài, con trai bà Carrie Lam đã từ Mỹ về Hồng Kông?

Hiện tại Mỹ đã đưa ra chế tài đối với 11 quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng Kông bao gồm cả bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga; mới đây có thông tin cho biết con trai thứ của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga là Lâm Ước Hy (Lam Yeuk-hei) đang học tiến sĩ tại Đại học Harvard đã trở về Hồng Kông “vì nhà có việc gấp”, tuy nhiên hiện không rõ hành tung. 

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (phải) và con trai thứ Lâm Ước Hy. (Ảnh từ Facebook của bà Lâm).

Ngày 7/8, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố chế tài 11 quan chức của ĐCSTQ và quan chức Hồng Kông, trong đó có Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Chủ nhiệm Văn phòng Sự vụ Hồng Kông & Ma Cao Hạ Bảo Long cùng Phó Chủ nhiệm Trương Hiểu Minh, Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương tại Hồng Kông Lạc Huệ Ninh, v.v, đồng thời công bố thông tin hộ chiếu địa chỉ gia đình của họ và nguyên nhân bị chế tài.

Ngày 8/8, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết bà không sợ chế tài, thị thực và đến Mỹ của bà có hiệu lực đến năm 2026, cho rằng có thể chủ động gạch bỏ. Trước đó bà còn nói bản thân bà không có bất cứ tài sản nào tại Mỹ. Tuy nhiên, con trai thứ của bà là Lâm Ước Hy (Lam Yeuk-hei) đang học tiến sĩ tại Đại học Harvard, Mỹ. Theo lệnh chế tài, người bị chế tài và người nhà có quan hệ ruột thịt với họ sẽ bị cấm di dân hoặc nhập cảnh vào Mỹ.

Hãng thông tấn điều tra tin tức FactWire tại Hồng Kông hôm 9/8 đã đăng thông tin cho biết, trước đó đã từng cử người đến Mỹ tiếp cận Lâm Ước Hy; chủ nhà tại Mỹ của Lâm Ước Hy cho biết, anh ta đã mất liên lạc từ ngày 25/7, sau đó thông qua Facebook thông báo đến bạn bè của mình rằng “nhà có việc gấp” nên trở về Hồng Kông.

Bản tin của FactWire cho biết, hai ngày sau đó (tối ngày 27/7) chủ nhà nhận được Email của Lâm Ước Hy, nói rằng sẽ tiếp tục thuê nhà đến ngày 31/8/2010 (từ ngày 1/9 năm nay đến ngày 31/8/2021), còn yêu cầu chủ nhà gửi hợp đồng thuê nhà cho anh ta. Nhưng sau đó vẫn luôn mất liên lạc, hiện tại không rõ tung tích. Chủ nhà cho biết, đến ngày 7/8, Lâm Ước Hy vẫn chưa ký vào hợp đồng thuê nhà năm tiếp theo. Chủ nhà đã nhiều lần gửi Email liên lạc nhưng cũng không nhận được trả lời, tuy nhiên thông qua ứng dụng nộp tiền thì đã nhận được tiền thuế nhà tháng 8 của Lâm.

Mỹ cấm WeChat, cổ phiếu Alibaba giảm 3%

(Ảnh: Reuters)

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm (6/8) đã ban hành hai sắc lệnh hành pháp, cấm các cá nhân hoặc công ty dưới quyền tài phán của Mỹ thực hiện giao dịch với ứng dụng TikTok và Wechat. Sắc lệnh sẽ có hiệu lực sau 45 ngày, theo Epoch Times.

Việc WeChat và TikTok bị cấm ở Hoa Kỳ làm dấy lên đồn đoán về việc liệu các công ty Trung Quốc khác như gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba Group cũng có thể lọt tầm ngắm.

Nền tảng thương mại điện tử của Alibaba đã được mở cửa cho thương nhân Mỹ tham gia vào tháng 7 năm ngoái, và Mỹ hiện là thị trường phát triển nhanh nhất trên toàn cầu của nền tảng này. Trên toàn cầu, bao gồm ở Mỹ, Alibaba có 10 triệu khách hàng mua sắm thông qua nền tảng của nó, với số lượng hàng hóa giao dịch trong vòng 12 tháng tính đến tháng 3 năm nay đạt 1 nghìn tỷ USD.

Theo báo cáo của CNN từ London, cổ phiếu của Alibaba đã giảm 3% tại Hồng Kông hôm thứ Sáu (8/9), cho thấy các nhà đầu tư đang cân nhắc khả năng hãng thương mại điện tử Trung Quốc này sẽ phải chịu quản lý nghiêm ngặt tại Hoa Kỳ. Dịch vụ đám mây Alibaba mà các công ty Mỹ sử dụng để lưu trữ hoạt động kinh doanh trực tuyến của họ đang phải đối mặt với rủi ro lớn nhất sau khi chính phủ Mỹ công bố kế hoạch “Mạng lưới Sạch” hồi đầu tuần.

Đại sứ Mỹ: ‘Hoa Kỳ không công nhận ĐCSTQ là một chế độ quản trị hợp pháp’

Một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Trump không coi Đảng Cộng sản Trung Quốc là một “hệ thống quản trị hợp pháp”.

“Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tuyên bố rằng họ có một hệ thống hợp pháp để phần còn lại của thế giới có thể noi gương. Nhưng chúng tôi cho rằng không phải vậy”, Đại sứ Sam Brownback, Đại sứ lưu động về tôn giáo Quốc tế, nói với tờ Washington Examiner.

Ông Sam Brownback, hiện đang Đại sứ lưu động về tôn giáo Quốc tế Mỹ (ảnh: Gage Skidmore/Flickr)

Vị Đại sứ là một trong số các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đang chỉ trích các hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc đối với các nhóm thiểu số, đặc biệt là người Duy Ngô Nhĩ theo Đạo Hồi, hiện đang bị giam giữ trong các ‘trại cải tạo’ ở Tân Cương, nằm ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Bình luận của ông Brownback có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung ngày càng trở nên xấu, xoay quanh các vấn đề như vi phạm nhân quyền và việc xử lý tắc trách đại dịch COVID-19.

Nghị viên New York nói thuốc sốt rét Hydroxychloroquine đã cứu mạng ông

Thuốc trị sốt rét Hydroxychloroquine đã giúp một thành viên hội đồng thành phố New York – một ca nhiễm COVID-19 nặng – hồi phục, theo Epoch Times.

“Tôi không thở được, rất yếu, không thể ra khỏi giường. Bác sĩ của tôi đã kê nó cho tôi. Tôi dùng nó ngay hôm đó và đã có thể thở được trong vòng 2-3 ngày”, nghị viên Paul Vallone nói với tờ New York Post. “Trong vòng một tuần, tôi đã có thể đứng trở lại”.

Thuốc Hydroxychloroquine (ảnh: Reuters).

Hydroxychloroquine nguyên là một thuốc chống sốt rét mà một số nhà nghiên cứu cho biết đã thành công trong việc chống lại căn bệnh này, nhưng họ cũng cảnh báo chúng có tác dụng phụ tiềm năng. 

Vallone cho biết ông dùng thuốc kết hợp với azithromycin, một loại kháng sinh còn được gọi là Z-Pak.

55% bệnh nhân Covid-19 xuất hiện vấn đề thần kinh sau 3 tháng

Tuy rằng sẹo phổi, tổn thương tim và thận có thể là kết quả của COVID-19, nhưng các bác sĩ và nhà nghiên cứu đang dần xác định được các tác động lâu dài có thể xảy ra của chứng viêm phổi Vũ Hán đối với não bộ.

Nhiều bệnh nhân nhiễm COVID-19 tiếp tục xuất hiện các triệu chứng bệnh trong nhiều tháng sau đợt nhiễm bệnh ban đầu, đã báo cáo các vấn đề thần kinh như lú lẫn, suy giảm khả năng tập trung, đau đầu, mệt mỏi, thay đổi tâm sinh lý, mất ngủ và mất vị giác và/hoặc khứu giác.

Hiện một nghiên cứu trên 60 bệnh nhân COVID-19 được công bố trên tạp chí Lancet trong tuần này cho thấy 55% trong số đó vẫn xuất hiện các triệu chứng thần kinh như vậy trong các lần tái khám ba tháng sau. Và khi các bác sĩ so sánh ảnh chụp não bộ của 60 bệnh nhân COVID này với nhóm kiểm soát (không bị lây nhiễm), họ phát hiện thấy não bộ của những bệnh nhân COVID xuất hiện các thay đổi cấu trúc liên quan đến chứng mất trí nhớ và mất khứu giác.

Điều này không chỉ giới hạn ở người lớn. Một nghiên cứu tình huống thực tế (case study) được công bố trên tạp chí JAMA Neurology hồi tháng 6 đã nhấn mạnh trường hợp 4 trẻ em ở Vương quốc Anh mắc hội chứng viêm đa hệ thống, một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, có khả năng gây tử vong liên quan đến COVID-19. Những đứa trẻ này đã phát triển các biểu hiện thần kinh như đau đầu, yếu cơ, lú lẫn và mất phương hướng. Trong khi hai đứa trẻ hồi phục, hai đứa còn lại vẫn tiếp tục xuất hiện các triệu chứng trên, bao gồm yếu cơ nghiêm trọng đến mức phải ngồi xe lăn.

Related posts